Đo đếm thiệt hại tai nạn giao thông: Địa phương nào “ém” số liệu?
“Việc trao đổi thông tin tai nạn giao thông giữa các Bộ, ngành chưa có cơ chế rõ ràng, nhất là việc trao đổi thống nhất số liệu về thiệt hại của tai nạn giao thông như số người chết, số người bị thương giữa Bộ Công an và Bộ Y tế chưa được thực hiện. Do vậy, số liệu của 2 ngành thường khác nhau rất nhiều”.
Đó là một trong những nội dung được nêu ra trong hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về thống kê, báo cáo, chia sẻ dữ liệu về tai nạn giao thông đang được Bộ Tư pháp thẩm định.
Theo Bộ Công an, số liệu tai nạn giao thông công bố hàng năm còn đơn giản, hầu hết chỉ có số vụ, số người chết, số người bị thương; chưa phân tích, đánh giá theo các tiêu chí khác để thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tác động đến tai nạn giao thông.
Không báo cáo hết số người chết do tai nạn giao thông
Tờ trình của Bộ Công an gửi Bộ Tư pháp khẳng định tai nạn giao thông là một vấn đề xã hội quan tâm từ nhiều năm nay. Các chủ trương, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông được xây dựng dựa trên báo cáo về tình hình trật tự, an toàn giao thông, trong đó tai nạn giao thông và số liệu tai nạn giao thông là nền tảng của các đề xuất về chủ trương, chính sách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Tuy nhiên, hiện nay công tác thống kê, báo cáo tai nạn giao thông còn rất nhiều tồn tại, bất cập. Giữa các Bộ, ngành chưa có sự thống nhất trong việc theo dõi, thống kê, phân loại tai nạn giao thông cả về nội dung, phương pháp, cách thức phân công thực hiện. Mỗi ngành có hướng dẫn riêng và do đó số liệu thống kê còn khác nhau.
“Việc trao đổi thông tin tai nạn giao thông giữa các Bộ, ngành chưa có cơ chế rõ ràng, nhất là việc trao đổi thống nhất số liệu về thiệt hại của tai nạn giao thông như số người chết, số người bị thương giữa Bộ Công an và Bộ Y tế chưa được thực hiện. Do vậy, số liệu của 2 ngành thường khác nhau rất nhiều”- tờ trình của Bộ Công an cho hay.
Video đang HOT
Theo Bộ Công an, số liệu tai nạn giao thông công bố hàng năm còn đơn giản, hầu hết chỉ có số vụ, số người chết, số người bị thương; chưa phân tích, đánh giá theo các tiêu chí khác để thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tác động đến tai nạn giao thông như: mật độ dân cư, tỷ lệ gia tăng phương tiện giao thông, ảnh hưởng của cầu, đường giao thông…
Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích tai nạn giao thông còn thủ công. Việc chia sẻ thông tin dữ liệu tai nạn giao thông chưa có quy định cụ thể, thống nhất giữa các Bộ, ngành có liên quan. Tiêu chí xác định người chết do tai nạn giao thông hiện tại chưa rõ ràng dẫn đến việc thống kê số người chết chưa chính xác và đầy đủ.
“Có trường hợp các địa phương không báo cáo hết số người chết do tai nạn giao thông khi đang trên đường đi cấp cứu hoặc sau khi cấp cứu tại bệnh viện, thay vào đó là thống kê thành người bị thương”- Bộ Công an nêu rõ.
Kết nối và chia sẻ dữ liệu về tai nạn giao thông
Để khắc phục các khó khăn, vướng mắc nêu trên và tạo cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện, Bộ Công an cho rằng việc xây dựng Nghị định quy định về thống kê, báo cáo, chia sẻ dữ liệu về tai nạn giao thông là cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay.
Các quy định về thống kê, chia sẻ dữ liệu tai nạn giao thông sẽ là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định các chính sách về giao thông được khoa học và chính xác. Chính vì vậy, Bộ Công an đưa ra 2 chính sách để thực hiện.
Chính sách 1: Quy định trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, TAND Tối cao, VKSND Tối cao trong công tác thống kê, báo cáo, xây dựng và chia sẻ dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Chính sách 2: Quy định trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác thống kê, báo cáo, chia sẻ dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Góp ý về định hướng xây dựng, Bộ Tài chính cho rằng cần sử dụng kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và trang thiết bị, máy móc hiện có của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương để thực hiện.
Trong khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị có các quy định cụ thể về nguyên tắc chia sẻ và kết nối các hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông để khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu này, đảm bảo phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử của các Bộ, Kiến trúc Chính quyền điện tử các địa phương.
Để thuận lợi trong việc cập nhật, kết nối, khai thác và chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, trong thời gian tới, Bộ Công an cần xem xét và ban hành các tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối cập nhật, như mô tả kỹ thuật về địa chỉ, giao diện kết nối; các dịch vụ cung cấp dữ liệu; các hàm giao tiếp giữa các hệ thống; công nghệ mã hóa, an toàn, bảo mật; cấu trúc dữ liệu trao đổi; dữ liệu đặc tả về tập dữ liệu được trao đổi theo các quy định.
Thế Kha
Theo Dantri
Quốc hội lập đoàn giám sát về đất đai đô thị và phòng cháy chữa cháy
Sáng nay (15/6) Quốc hội đã thông qua chương trình giám sát năm 2019 và nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018".
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (Ảnh: QH).
Theo đó, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.
Đoàn giám sát chuyên đề do ông Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn; ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm Phó Trưởng đoàn thường trực. Hai Phó Trưởng đoàn là ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ - Môi trường và bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban Dân nguyện.
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.
Còn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội giám sát tối cao về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018". Ông Đỗ Bá Tỵ - Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám sát; Ông Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn thường trực. Hai Phó Trưởng Đoàn là Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp và ông Trần Văn Túy - Trưởng Ban Công tác đại biểu.
Tại kỳ họp cuối năm 2019, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước. Xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.
Bên cạnh hoạt động chất vấn, các đại biểu Quốc hội cũng sẽ thảo luận báo cáo của Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.
Thế Kha
Theo Dantri
"Quốc hội lên án những hành động lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật" Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Quốc hội nghiêm khắc lên án những hành động lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, kích động, quá khích, gây mất trật tự an ninh xã hội. Đồng thời đề nghị Chính phủ xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Chủ...