Đỡ đẻ ngay ven đường cho sản phụ người dân tộc ở Sơn La
Sản phụ người dân tộc Mông lần đầu tiên sinh nở đã sinh con thành công ngay trên đường đến bệnh viện nhờ sự hỗ trợ tận tình, đầy trách nhiệm của các y, bác sĩ.
Bác sĩ Lường Thị Hằng, khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu ( Sơn La) kể lại: Gần 11h trưa 28.7, bệnh viện nhận được tin báo từ Trạm y tế xã Chiềng Khừa về trường hợp một thai phụ đang trên đường đến Bệnh viện đa khoa huyện cấp cứu. Trưởng trạm y tế xã cho biết đây là một ca đẻ khó.
Ca đỡ đẻ ngay dọc đường ở Sơn La.
Tính toán quãng đường từ trạm y tế xã tới bệnh viện là hơn 30km, chủ yếu là đèo dốc trong khi sản phụ đang đau dữ dội, có thể xảy ra mất an toàn với người mẹ và thai nhi nên phía bệnh viện phải chủ động mọi tình huống.
Ngay sau đó, chị Hằng cùng một nhóm y, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và các trang thiết bị cần thiết đi đón bệnh nhân ở dọc đường đề phòng bất trắc xảy ra.
Bác sĩ Hằng nói: “Tôi rất sốt ruột vì biết người nhà chở bệnh nhân đến viện bằng xe máy. Trong lúc đau đẻ, sắp sinh mà đi xe máy đường đèo dốc thì khó nói trước chuyện gì. Vì thế nên chốc chốc lại gọi điện hỏi thăm xem tình trạng bệnh nhân thế nào, đi tới đâu rồi, cơn đau ra sao…”.
Video đang HOT
Phải mất gần một tiếng đồng hồ, vượt đường đèo dốc quanh co, chị Hằng cùng đồng nghiệp mới gặp được thai phụ đang quằn quại trong cơn đau đẻ, ngay vạt cỏ ven đường.
“Khi gặp bệnh nhân, chúng tôi khẩn trương thăm khám xem thai phụ có thể tiếp tục chịu đau được nữa không, nếu được thì chuyển ra bệnh viện sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, vì thai phụ quá đau do chuyển dạ từ tối hôm trước, lại phải ngồi xe máy trên đường nhiều ổ voi, ổ chuột nên chúng tôi quyết định đỡ đẻ ngay tại chỗ”, chị Hằng kể.
Nhờ chuẩn bị dụng cụ trước khi đi nên khoảng 20 phút sau, ca sinh nở đã hoàn thành an toàn trong sự xúc động và vui sướng của mọi người có mặt ở đó.
Tại Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu, các y, bác sĩ tận tình chăm sóc cho 2 mẹ con sản phụ Vàng Thị Dâu, người dân tộc Mông, ở bản Sa lú, xã Chiềng Khừa.
Chị Dâu phấn khởi kể: “Tối 27.7, tôi đột nhiên thấy khó chịu trong người, bụng đau ngày càng dữ dội. Vì không kịp ra trạm y tế xã nên chồng tôi đã tức tốc đi mời nhân viên y tá bản đến giúp đỡ. Đây là lần đầu tiên sinh nở nên tôi chưa có kinh nghiệm, mãi vẫn không thể đẻ được.
“Một ca đỡ đẻ ngay ở lưng chừng dốc khiến chúng tôi gặp không không ít khó khăn. Khi cháu bé sinh ra, toàn thân tím tái, không khóc, phản xạ sơ sinh yếu. Chúng tôi khẩn trương thực hiện quy trình hồi sức sơ sinh cho bé. Khoảng 10 phút sau, em bé mới bật khóc. Điều đó cho thấy quyết định đỡ đẻ tức thì của chúng tôi là rất kịp thời” – bác sĩ Lường Thị Hằng nói.
Khi nhân viên y tá bản cho biết đây là ca đẻ khó nên 7h sáng 28.7, tôi được người nhà chở bằng xe máy ra Bệnh viện Đa khoa huyện. Đường từ bản ra huyện rất khó đi, có nhiều đoạn, tôi phải nằm cáng khiêng qua. Thật may là các bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu đã đến kịp thời, đỡ đẻ thành công cho mẹ con tôi. Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu, cảm ơn bác sĩ Hằng, người trực tiếp đỡ đẻ cho tôi và chăm sóc bé khi mới chào đời”.
Bác sĩ Hằng cho biết, hoàn cảnh gia đình chị Dâu rất khó khăn. Khi chị Dâu đi đẻ chỉ mang theo 2 cái tã. “Cũng may, khi đi chúng tôi có mang theo chiếc ô, nếu không thì chị Dâu sẽ phải đẻ dưới cái nắng như đổ lửa ở vùng núi Sơn La”, bác sĩ Hằng nói.
Nói về quyết định đỡ đẻ ngay trên đường, chị Hằng chia sẻ: “Khi đó, thai phụ đang trong tình trạng đau quằn quại. Vả lại, đầu thai nhi khi đó cũng lọt thấp. Nếu chuyển ra bệnh viện sẽ không kịp mà còn nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ lẫn bé. Lúc đó chúng tôi chỉ nghĩ làm sao để có thể cứu người nên tức tốc thực hiện các thủ thuật đỡ đẻ. Từ khi hành nghề đến giờ, đây là trường hợp đầu tiên tôi thực hiện đỡ đẻ ngay trên đường. Trường hợp hy hữu này có lẽ sẽ trở thành kỷ niệm sâu sắc nhất của tôi”.
Theo Danviet
Bão mạnh cấp 8 đang hướng vào Thanh Hóa - Quảng Bình
Hồi 4h sáng nay (24/7), vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 150km về phía Đông Nam. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Vi trí và hướng di chuyển của bão số 4 (Ảnh: NCHMF).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, trong 24 giờ qua, bão số 4 hầu như không dịch chuyển.
Hồi 4h sáng nay (24/7), vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 150km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Đến 4h ngày 25/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.
Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh cấp 6 trở lên, biển động) từ vĩ tuyến 16,50N đến 20,50N; phía Tây kinh tuyến 113,00E. Vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9-10; sóng biển cao từ 3-5m; biển động mạnh.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4h ngày 26/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8-9.
Từ ngày mai (25/7), ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh dần lên cấp 6, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10; sóng biển cao từ 3-5m, vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sóng cao từ 2-3m; Biển động mạnh.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Cấp độ rủi ro thiên tai bão: cấp 3.
Trong ngày và đêm hôm nay (24/7), ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa. Từ ngày mai (25/7), do ảnh hưởng của bão nên ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to (100-250mm cả đợt).
Từ chiều tối và đêm 25/7 ở đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và khu vực Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to (50-150mm cả đợt).
Khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có mưa rào và giông, gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; khu vực Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và giông rải rác. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hà Tĩnh, Thanh Hóa: 100% người dân được cấp lại điện sau bão Talas. Ngành điện đã hoàn thành khôi phục cấp điện cho 100% người dân 2 tỉnh Hà Tĩnh và Thanh Hóa bị ảnh hưởng bởi bão Talas. Thông tin cập nhật từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Tại Nghệ An, dự kiến, hôm nay (22.7), các công ty điện lực sẽ hoàn thành khắc phục sự cố tại 2 xã cuối cùng...