Do đâu chiến hạm tối tân Mỹ không thể tránh né tàu hàng?
Tàu khu trục USS Fitzgerald sở hữu trang thiết bị vũ khí hiện đại nhất nhưng thủy thủ trên tàu dường như đã không phản ứng khi tàu hàng lớn gấp 3 lần lao thẳng tới.
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Theo New York Times, thông tin từ các nhà điều tra Mỹ cho biết, tàu chở hàng Philippines dường như đã sử dụng hệ thống lái tự động khi đâm trực diện vào tàu khu trục USS Fitzgerald của hải quân Mỹ.
Steffan Watkins chuyên gia tư vấn công nghệ nhận định, việc con tàu tiếp tục tăng tốc sau khi đâm vào tàu chiến Mỹ cho thấy máy tính đang nắm quyền kiểm soát.
“Khoảng 55 phút sau đó, tàu chở hàng Philippines mới quay trở lại địa điểm xảy ra tai nạn và thông báo cho lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản”, ông Watkins nói.
Dù thông tin này có chính xác hay không, nhưng việc tàu khu trục hiện đại lớp Arleigh Burke của Mỹ như Fitzgerald lại không né tránh tàu chở hàng là điều không thể chấp nhận.
Thông thường, ngay cả vào buổi đêm, hải quân Mỹ luôn phân công thủy thủ trực theo ca ở boong tàu, mạn phải và đuôi tàu. Các thủy thủ này dùng ống nhòm và kính nhìn đêm quan sát vật thể xa trên đường chân trời và báo cáo lại về đài chỉ huy.
Ở thời điểm trước khi vụ tai nạn xảy ra vào tuần trước, thủy thủ ít nhất cũng phải nhìn thấy con tàu có trọng tải 29.000 tấn, chở theo 1.000 container đang tiến thẳng tới.
Fitzgerald là mẫu tàu chiến được trang bị hệ thống tác chiến Aegis để đánh chặn các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình đối phương.
Thủy thủ trên tàu chiến Mỹ luôn phải canh gác, kể cả ban đêm.
Hệ thống tác chiến Aegis với radar phòng không mảng pha quét điện tử AN/SPY-1D, cho phép tàu phát hiện và theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng lúc. Một trong 4 đài radar AN/SPY-1D đã bị hư hỏng nặng trong vụ va chạm với tàu ACX Crystal.
Video đang HOT
Về khả năng nhận diện mục tiêu ngầm, tàu được trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) AN/SQS-53C gắn trên thân và sonar kéo AN/SQR-19 sau tàu để phát hiện tàu ngầm từ phía đuôi.
Năng lực tấn công của USS Fitzgerald cũng ấn tượng với 90 ống phóng tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk dạng thẳng đứng cùng pháo hạm Mark 45 cỡ nòng 127 mm, tầm bắn 21 km. Dàn vũ khí như vậy đủ đánh chìm bất cứ mục tiêu nào đang tiến lại gần.
Do đó, các thủy thủ làm nhiệm vụ theo dõi radar lẽ ra phải phát hiện và theo dõi mục tiêu đáng ngờ từ khoảng cách hàng chục km. Nếu như vật thể lạ tiến đến gần ở khoảng cách 4km hoặc gần hơn, thủy thủ phải có trách nhiệm đánh thức thuyền trưởng.
Trong trường hợp này, thuyền trưởng Bryce Benson còn say ngủ đến mức phải nhập viện khẩn cấp vì cú đâm phá nát căn phòng của ông.
Các nhà điều tra hải quân Mỹ hiện đang xác minh theo hướng radar của hệ thống Aegis có hoạt động ở thời điểm xảy ra va chạm hay không.
Thiệt hại nặng nề khiến tàu chiến Mỹ suýt chìm.
Có khả năng các thủy thủ trên tàu đều say ngủ, hoặc ít nhất không lường trước được những gì xảy ra ở vùng biển xung quanh.
Một thủ thủ giấu tên có mặt trên tàu Fitzgerald nói với New York Times: “Tất cả những gì tôi có thể nói là, có ai đó hoặc nhóm người nào đó đã không tập trung vào công việc”.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy tàu Fitzgerald không phát đi bất cứ cảnh báo nào trước khi va chạm xảy ra. Thuyền trưởng vẫn đang ở trong phòng riêng. Chuông báo động không reo hay giây phút hoảng loạn khiến các thủy thủ còn cho rằng con tàu bị tấn công.
Trước đó, 7 thủy thủ thiệt mạng trên tàu nhiều khả năng đã phải chấp nhận hy sinh để đóng kín 3 khoang bị nước tràn vào sau va chạm.
“Những gì xảy ra thật tồi tệ”, chuyên gia Gary E. Meyer nói. “Bạn có 3 thủy thủ trực đêm ở bên ngoài và ít nhất 2 người nữa theo dõi radar. Con tàu hoàn toàn có thể tăng tốc hoặc đổi hướng để tránh va chạm, nhưng họ lại cứ tiến thẳng đến kịch bản tồi tệ nhất.
Theo Danviet
Điểm yếu chết người của chiến hạm Mỹ đâm tàu hàng
Thảm họa xảy ra với USS Fitzgerald đã cho thấy sự yếu kém về khả năng chống lại tác động ngoại lực của tàu chiến Mỹ và con tàu sẽ không trụ nổi nếu trúng một quả ngư lôi.
Tàu khu trục USS Fitzgerald bị hư hại nặng đến mức suýt bị chìm.
Theo National Interest, cuối tuần trước, tàu khu trục USS Fitzgerald (DDG 62) thuộc lớp Arleigh Burke đã bị tàu chở hàng Philippines đâm trúng ngoài khơi Nhật Bản.
Cú đâm trực diện của một tàu chở hàng có trọng tải gấp 3 lần khiến 7 thủy thủ tàu khu trục Mỹ thiệt mạng trong khoang ngập nước. Thuyền trưởng và hai thủy thủ người được đưa đến bệnh viện khẩn cấp bằng trực thăng.
Con tàu thậm chí còn suýt chìm và di chuyển với độ nghiêng đáng kể khi cập cảng hải quân ở Nhật Bản.
"Thiệt hại là nghiêm trọng. Đây không phải là vụ va chạm đơn giản. Cú đâm đã phá hủy đài chỉ huy, tạo ra lỗ hổng lớn ở cả thân tàu và khiến nước ngập tràn 3 khoang", Phó Đô đốc Joseph Aucoin, tư lệnh Hạm đội 7 nói.
Giới chuyên gia nhận định, thiệt hại của tàu Fitzgerald, không phải bắt nguồn từ nhiệm vụ chiến đấu, cho thấy sự yếu kém của các tàu chiến Mỹ so với thời đại thiết giáp hạm khổng lồ trong Thế chiến 2.
Thiết giáp hạm Bismarck chịu được hàng trăm viên đạn pháo ở cự ly gần.
Thiết giáp hạm Bismarck của Đức chịu được hàng trăm viên đạn pháo nã ở cự ly gần trước khi chìm xuống đáy biển. Trong khi đó, tàu khu trục Mỹ chỉ bị va chạm thông thường nhưng cũng gần như tê liệt hoàn toàn.
"Chiếc Fitzgerald sẽ phải mất một năm sửa chữa với chi phí 100 triệu USD", Bryan Clark, cựu quan chức hải quân Mỹ nói trên National Interest.
"Để tạo ra thiệt hại như vậy bằng tên lửa, đối phương sẽ cần một đầu đạn cỡ lớn hoặc một quả ngư lôi để đánh chìm tàu từ dưới mặt nước", ông Clark nói. "Một quả tên lửa chống hạm cũng không thể tạo ra thiệt hại khủng khiếp như vậy".
Seth Cropsey, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức mạnh Hải quân Mỹ ở Viện Hudson nhận định, tàu USS Fitzgerald còn suýt chìm vì bị tàu chở hàng đâm thì khó có thể sống sót trên chiến trường.
"Hải quân Mỹ rõ ràng đã nhận được bài học thích đáng sau vụ tai nạn này", ông Cropsey nói. "Nhưng tôi cho rằng họ sẽ hướng dẫn thủy thủ đoàn vận hành tàu cẩn thận hơn thay vì bọc thêm giáp cho tàu chiến".
USS Fitzgerald sẽ phải trải qua một năm sửa chữa với chi phí lên tới 100 triệu USD.
Bởi bọc thêm giáp đồng nghĩa với việc chiến hạm Mỹ không thể có khả năng di chuyển linh hoạt và đạt tốc độ cao như hiện tại.
"Tàu khu trục lớp Arleigh Burke và các tàu chiến Mỹ hiện nay được thiết kế để tạo ra lưới phòng thủ đa lớp trước các đầu đạn đối phương", ông Cropsey nói.
Điểm mạnh của lưới phòng thủ này là có thể dự đoán trước và đánh chặn mối đe dọa. Nhưng một khi tên lửa hay ngư lôi đối phương xuyên phá thành công, các tàu chiến như Fitzgerald sẽ nổ tung thành từng mảnh.
"Tôi cũng đồng ý rằng các tàu chiến Mỹ ngày nay dễ dàng bị đánh chìm hơn bao giờ hết', ông Clark nói.
Ông Cark nhận định, hải quân Mỹ đã xây dựng thiết kế tàu chiến quá mỏng manh, đến mức việc tăng cường khả năng chống đỡ cũng không phải là điều dễ dàng. "Các tàu chiến Mỹ ngày nay được thiết kế một cách tối ưu nhất, các hệ thống tác chiến điện tử, phóng tên lửa thẳng đứng, radar đã chiếm hết chỗ để có thể bọc thêm giáp".
Vụ tai nạn cho thấy tàu khu trục lớp Arleigh Burke có lớp giáp "mỏng như tờ giấy".
Trong tương lai, ông Clark nói hải quân Mỹ có thể sẽ cân nhắc lại thiết kế tàu chiến, bởi vật liệu mới như Gallium Nitride giúp radar hoạt động hiệu quả hơn còn lớp Kevlar sẽ giúp tàu đứng vững hơn trước tác động từ ngoại lực.
Các chuyên gia kết luận, những công nghệ đó sẽ chỉ dành cho các tàu chiến thế hệ mới. Hiện tại, việc tái cấu trúc các tàu đang hoạt động là điều bất khả thi.
"Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke có lớp giáp &'mỏng như tờ giấy'. Cách phòng thủ tốt nhất của họ là tốc độ và sự cơ động", ông Cropsey nói. "Tốt nhất là họ đừng để bất cứ một vật thể nào đâm trúng giống như vụ tai nạn vừa qua".
Theo danviet
Thủy thủ gốc Việt thiệt mạng vụ chiến hạm Mỹ đâm tàu hàng Một thủy thủ Mỹ gốc Việt nằm trong số 7 người thiệt mạng sau vụ tai nạn trên tàu khu trục USS Fitzgerald ở vùng biển Nhật Bản. Thủy thủ gốc Việt Ngoc T Truong Huynh. Danh sách 7 người thiệt mạng trên tàu USS Fitzgerald có Ngoc T Truong Huynh (25 tuổi), thuỷ thủ vận hành và bảo dưỡng thiết bị định...