Độ dài của chiếc váy và những quy định “treo”
Xuất hiện với những bộ trang phục trong suốt là hình ảnh của nhiều nghệ sĩ khiến công chúng “hết hồn”.
Xuất hiện trước công chúng, biểu diễn trên sân khấu với những bộ trang phục trong suốt như “không mặc gì” là hình ảnh của nhiều nghệ sĩ khiến công chúng “hết hồn”. Những hình ảnh đó không chỉ đi ngược lại thuần phong mỹ tục mà còn gây tác động xấu đến lớp trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với ông Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội.
Ông Đào Trọng Thi – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội.
Không phải cứ phô hết ra là đẹp!
Tình trạng ăn mặc “quá đà” của nhiều nghệ sĩ, thậm chí có người còn mặc cả áo lót, quần áo bơi hay bộ váy trong suốt… gây không ít phản cảm trong dư luận. Là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Thanh thiếu niên & nhi đồng của Quốc hội, ông nghĩ sao về thực trạng này?
- Trang phục, cách ăn mặc trước hết thuộc về quyền tự do cá nhân. Qua trang phục, ít nhất người ta muốn chứng minh vẻ đẹp của mình, muốn làm cho mọi người xung quanh nhìn thấy vẻ đẹp đó. Và đương nhiên quan niệm, cách tiếp cận cái đẹp khác nhau dẫn đến cách lựa chọn trang phục cũng khác nhau. Nhưng vấn đề là khi đã đứng trước công chúng hay tham gia biểu diễn thì trang phục nên có giới hạn để đảm bảo sự hài hòa. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã có những quy định về trang phục khi tham gia biểu diễn. Nhưng thực ra sự tự giác vẫn là chính. Tôn trọng khán giả cũng chính là tôn trọng mình.
Không ít ý kiến cho rằng việc mặc kiểu như “không mặc gì” còn là vấn đề đạo đức, sự giáo dục mà chủ nhân các trang phục đó tiếp thu. Ông nghĩ sao?
- Đây là vấn đề mang tính thẩm mỹ, ít nhiều có tính đạo đức. Bởi vậy cách mà chúng ta tiếp cận không thể nặng về hành chính,nên đề cao tính giáo dục, tuyên truyền. Thậm chí cũng nên nghĩ tới việc phải cần người có trình độ, hiểu biết về thẩm mỹ để họ có những bài viết, cuộc nói chuyện, trao đổi, giúp công chúng – trong đó có các văn nghệ sĩ – hiểu biết thêm thế nào là ăn mặc đẹp, chứ không phải cứ phô hết ra là đẹp.
Quy định trang phục không được đi ngược lại thuần phong mỹ tục đã có nhưng xem ra không mấy ai tuân thủ. Trong bối cảnh ấy mà lại kêu gọi sự tự giác thì có vẻ hơi… viển vông, thưa ông?
- Quy định thì như thế nhưng lại chưa rõ ràng. Bởi vậy cũng khó mà nói rằng người này vi phạm hay không vi phạm. Vì thế sự tự giác của các nghệ sỹ vẫn là quan trọng nhất. Cần tuyên truyền để các nghệ sỹ hiểu rằng việc ăn mặc quá giới hạn là làm xấu đi hình ảnh của chính họ. Chẳng ai dại gì lại mặc để xấu đi khi xuất hiện trước công chúng cả. Nhưng vì đây là vấn đề thuộc về gu thẩm mỹ, quan niệm cá nhân nên cần tuyên truyền sâu rộng, lâu dài…
Đã đứng trước công chúng, tham gia biểu diễn thì trang phục nên có giới hạn để đảm bảo sự hài hòa.
Còn tình trạng nể nang
Quy định đã có tuy chưa rõ ràng, nhưng trên thực tế thì chẳng mấy ai bị phạt vì ăn mặc quá lố nên họ cứ vô tư…
- Đúng là trên thực tế, có những trường hợp ăn mặc hở hang quá đà, hoàn toàn có thể xác định được là đã vi phạm quy định. Nhưng những người có trách nhiệm quản lý việc đó còn nể nang, né tránh và không dám xử lý. Những cơ quan quản lý về việc này phải có trách nhiệm hơn. Việc xử phạt nghiêm túc ngoài ý nghĩa răn đe còn là trách nhiệm với xã hội…
Video đang HOT
Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến về vấn đề này để ban hành bổ sung quy định mới. Vấn đề gây không ít tranh cãi là quy định “váy ngắn đến đâu thì bị coi là hở hang, độ mở của phần ngực áo như thế nào bị coi là đi ngược thuần phong mỹ tục”… Không ít ý kiến quan ngại rằng các quy định đó rồi sẽ lại thành quy định “treo”. Quan điểm của ông thế nào?
- Cũng không thể áp đặt máy móc: Váy phải dài 40 hay 30cm mà chỉ nên quy định là độ dài tối thiểu như thế nào? Việc quy định một con số nào đó cũng chỉ nên tương đối vì mỗi người có chiều cao- thấp khác nhau thì kích thước, chiều dài váy áo cũng phải khác nhau. Phải khảo sát xem trong thực tế hay có những trường hợp nào được cho là phản cảm thì mới đưa ra được những quy định mang tính thực tế. Quy định quá máy móc không thực tế thì hoàn toàn có thể trở thành “quy định treo”.
Việc nữ sinh không được mặc váy ngắn trên đầu gối – Cách quy định như vậy rất thực tế và hiệu quả rõ rệt.
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà với trang phục siêu ngắn khiến khán giả “choáng váng”
Không chỉ phản cảm mà còn tác động xấu đến lớp trẻ…
Bộ VH,TT&DL cho rằng trách nhiệm này thuộc về Cục Nghệ thuật biểu diễn và các Sở VH,TT&DL địa phương. Cục Nghệ thuật biểu diễn thì lại bảo chuyện này là của các Sở. Dường như cơ quan quản lý đang “chuyền” quả bóng trách nhiệm?
- Tôi nghĩ ở cấp TƯ, Cục Nghệ thuật biểu diễn nên tham mưu cho Bộ ban hành những văn bản quy định có giá trị pháp lý để áp dụng. Còn việc quản lý, đôn đốc, kiểm tra thì: Thứ nhất vai trò của địa phương rất quan trọng; Thứ hai là ở TƯ có những đơn vị thuộc quản lý của Cục như các trường. Vậy nên các em đi biểu diễn, Cục nên có những văn bản hướng dẫn. Tóm lại, các đơn vị nghệ thuật ở TƯ như Nhà hát, các đoàn nghệ thuật, các trường nghệ thuật TƯ thì Cục phải chịu trách nhiệm quản lý. Các đơn vị đó không thuộc Sở quản lý mà Sở lại đi đôn đốc thì hiệu quả cũng không cao. Còn các hoạt động ở địa phương thì Sở địa phương phải chịu trách nhiệm. Phải có những văn bản quy định trách nhiệm rõ ràng, kiểm tra thường xuyên- Đây là trách nhiệm chung chứ không riêng gì của Sở hay Bộ.
Kiểu ăn mặc hở hang quá đà không chỉ gây phản cảm mà còn có tác động xấu đến thị hiếu của phần đông giới trẻ. Dư luận cho rằng nên ban hành “lệnh cấm” ngay lập tức. Ông có đồng tình?
- Đúng như vậy, các nghệ sĩ thường là người của công chúng, được công chúng mến mộ nên các bạn trẻ hay bắt chước, học theo “thần tượng”. Phải thừa nhận: trên thực tế họ có vai trò rất lớn trong việc “định hướng gu thẩm mỹ” của giới trẻ.
Nhưng muốn cấm thì cũng phải có những tiêu chí rất cụ thể mới cấm được, chứ cấm lung tung có khi lại vi phạm quyền tự do. Văn bản phải thận trọng, có đủ cơ sở lý luận thực tiễn. Hiện nay, tình trạng này đang có xu hướng tràn lan gây tác động xấu đến xã hội, nên phải tích cực, khẩn trương ban hành quy định và thực thi.
Xin cảm ơn ông.
***
Ai quản lý?
Những bất cập trong quản lý về hoạt động biểu diễn nghệ thuật đã được các cơ quan chức năng đem ra bàn bạc tại hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định biểu diễn nghệ thuật diễn ra ngày15/4 mới đây tại Hà Nội. Quy chế về hoạt động biểu diễn nghệ thuật hiện nay đã không theo kịp với sự phát triển của loại hình nghệ thuật này. Vì thế, một Quy chế mới đang được soạn thảo nâng cấp thành Nghị định với những thay đổi sao cho phù hợp thực tế. Hiện nay, dự thảo này đã và đang được lấy ý kiến từ các sở, ban, ngành và các đơn vị nghệ thuật trên cả nước. Dự kiến đến đầu quý 3/2011 sẽ trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Tại hội nghị, ông Lê Tiến Thọ – Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, cho biết, vấn đề trang phục biểu diễn, đầu tóc… của các nghệ sĩ cũng đã nhiều lần được mang ra chất vấn tại Quốc hội. Trên cơ sở việc quản lý phục trang của nghệ sĩ thì Quy chế cũng đã đưa ra, làm sao giữ được thuần phong mỹ tục. Còn hiện nay, các nghệ sĩ tự… kiểm soát cách ăn mặc của mình. Do đó, theo ông cái cần làm lúc này là việc duyệt chương trình. Điều này ở các địa phương, cục NTBD là nơi cấp phép phải có trách nhiệm yêu cầu nghệ sĩ có cách ứng xử văn hóa sao cho đúng với thần phong mỹ tục, với khán giả. Đây là một đề nghị đối với đơn vị quản lý và đơn vị cấp phép biểu diễn.
Thứ trưởng Lê Tiến Thọ cho rằng, kiểu ăn mặc quá đà của các nghệ sĩ hiện nay phải cấm. Tuy nhiên, muốn thể hiện thành văn bản, ngắn đến đâu, hở đến đâu thì rất khó. “Trên thế giới, vấn đề này cũng chưa có văn bản cụ thể nào. Do đó, muốn giải quyết tốt, các đơn vị trực tiếp cấp phép phải có trách nhiệm nhắc nhở nhà tổ chức, các nghệ sĩ”, Thứ trưởng cho biết.
Hiện nay, khi xét duyện một chương trình nghệ thuật, Sở VH-TT-DL các địa phương thường chỉ chú ý đến phần nội dung còn việc ăn mặc thế nào thì rất lơ là. Không những thế, vấn đề ăn mặc thế nào trong một chương trình biểu diễn đã được cơ quan có thẩm quyềnxem xét và duyệt trước khi cấp phép. Khi đã được cấp phép rồi thì về nguyên tắc các sở địa phương chỉ có quyền chấp nhận, chứ không được bác bỏ.
Trong trường hợp có sự phản ứng của khán giả thanh tra mới vào cuộc và có ý kiến lên trên. Thông thường muốn được cấp phép biểu diễn bao giờ đơn vị tổ chức cũng phải diễn toàn bộ chương trình như thật, kể cả phục trang, nội dung… Nhưng phần lớn khi đi diễn thật, các đơn vị này lại không làm chuẩn theo đúng với khi duyệt. Chính vì thế, cơ quan tiếp nhận, cụ thể là sở địa phương, không thể biết hết được.
Theo 2Sao
Tiến tới giao quyền tự chủ cho các trường trong việc thi tuyển
"Tôi cho rằng, chúng ta phải tiến nhanh tới việc giao quyền tự chủ cho các nh trường trong việc thi tuyển để các trường tuyển được học sinh có năng lực nhất, đáp ứng với yêu cầu cụ thể của từng ngnh học...".
GS.VS ng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội đã trao đổi với báo chí như vậy bên lề hội thảo "Lấy ý kiến góp ý về việc xây dựng Luật Giáo dục đại học" tổ chức trong 2 ngy 19 - 20/4 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội tổ chức.
Tại buổi góp ý dự thảo Luật Giáo dục đại học lần 2 ny, nhiều đại biểu cả trường công v trường tư đều có đề nghị được tự chủ về vấn đề mở ngnh, tuyển sinh, đo tạo. Những vấn đề ny có đưa vo Luật Giáo dục đại học không thưa GS?
Việc cấp phép, thnh lập trường có 2 vấn đề, nếu mình muốn tạo ra sự tự chủ nhiều hơn thì khi đó hnh lang pháp lý của mình phải chặt chẽ. Các trường được quyền tự chủ trong khuôn khổ ấy đó l một chuyện nhưng hiện nay ta đang thực hiện cấp phép, thnh lập trường theo hình thức "xin - cho" m đã xin nhưng không đáp ứng đầy đủ vẫn cho.
Mở ngnh cũng vậy, nếu mở ngnh có một số yêu cầu đáp ứng nhu cầu xã hội, đội ngũ giáo viên đủ rồi thì mở, đó l một cách. Cách thứ 2, tôi cứ xin, anh cho, tôi mở, căn cứ vo tiêu chuẩn nếu không đủ tiêu chuẩn nhưng chiếu cố. Nhưng có khi tôi đủ tiêu chuẩn rồi thì lại lm khó.
Vậy cách lm để đảm bảo cho các trường tự chủ l phải có quy định hnh lang pháp lý. Hnh lang pháp lý cao nhất l Luật v Luật đã quy định rồi thì không có quy định pháp lý no khác đè lên luật. Còn nếu l Nghị định, Thông tư của Bộ ban hnh sẽ vướng vo các luật khác như thế không có giá trị. ây l cơ hội rất tốt để đưa vấn đề trên vo luật, tạo ra hnh lang pháp lý, tạo quyền chủ động cho các trường.
Lãnh đạo của nhiều trường đại học đều có kiến nghị l bỏ thi đại học. Theo GS có nên bỏ thi đại học để thay thế bằng giải pháp khác như xét tuyển hồ sơ THPT?
Tôi cho rằng, chúng ta phải tiến nhanh tới việc giao quyền tự chủ cho các nh trường trong việc thi tuyển để các trường tuyển được học sinh có năng lực nhất, đáp ứng với yêu cầu cụ thể của từng ngnh học rất đa dạng hiện nay giữa các trường.
Tổ chức thi tuyển theo 3 chung hiện nay cũng có điểm tốt, tiết kiệm được một số hoạt động của các trường nhưng cái mất nhiều hơn. Khi chúng ta tuyển chung không có đặc trưng gì của đại học, trong khi đại học rất đa dạng về ngnh nghề, về nhu cầu, về yêu cầu chất lượng.
Tuy nhiên, theo tôi hiện nay chưa nên bỏ thi đại học. Cách tổ chức như thế no để đỡ căng thẳng v hiệu quả hơn thôi chứ bỏ hẳn không được với lý do sau:
Hiện nay nhu cầu học tập của thanh niên rất lớn, trong khi chỗ ngồi ở trường đại học ít. Ví dụ, có trường tỷ lệ chọi 1/10, thậm chí có trường 1/20. ể thực hiện xem xét hồ sơ của thí sinh, mỗi trường có yêu cầu khác nhau, đánh giá khác nhau, có khi chỗ ny giỏi, chỗ kia kém... Trong khi đó, mình tìm giải pháp đơn giản l xét tuyển để thay thế cho sự chọn lọc l không công bằng, có thể sẽ tiêu cực nhiều. Ở các nước khác họ lm được l chỉ có 1,5 thí sinh chọn lấy 1, lại có nhiều trường đại học để học sinh chọn.
Như vậy, vẫn tổ chức thi tuyển sinh nhưng nó chỉ ở mức độ trường chứ không phải cấp quốc gia nữa v Bộ GD-T cũng không phải tham gia vo. Thi tuyển như hiện nay tự nhiên mình quan trọng hóa vấn đề, lm to chuyện, tạo cho xã hội không khí nặng nề, cng lm ra lộn xộn, cng gây ra tiêu cực, sức ép... Trong khi đó, để cho các trường tự tổ chức tuyển sinh thì vấn đề ny chỉ ở 1 trường tuyển học sinh.
Thí sinh dự thi đại học năm 2010.
Như vậy theo GS, Bộ GD-T giao cho từng trường tự tổ chức tuyển sinh?
úng, giao cho từng trường tự tổ chức tuyển sinh. Có những trường không ra được đề thi thì họ dùng đề thi của trường khác m họ cảm thấy phù hợp. Vấn đề ny, để cho trường đó quyết định, tự chọn đề thi chứ không phải Bộ quyết định nhưng phải hiểu, các trường tự quyết định việc chứ không phải các trường tự lm, 2 vấn đề khác nhau.
Bây giờ việc soạn giáo trình cũng vậy, Bộ giao cho các trường quyết định lựa chọn giáo trình chứ Bộ không giao cho các trường tự lm giáo trình vì có trường không có giáo sư, giảng viên giỏi thì lm sao soạn được giáo trình.
Các trường có quyền quyết định lựa chọn, sử dụng giáo trình no phù hợp với mình chứ không phải Bộ GD-T yêu cầu trường ny dùng giáo trình ny, trường kia dùng giáo trình kia nữa. Như vậy, chúng ta tôn trọng quyền tự quyết của các trường, đó l vấn đề tự chủ của các trường nhưng điều ny không phải các trường tự lực lm được tất cả mọi việc, 2 vấn đề khác hẳn nhau.
Những trường có tỷ lệ đăng ký dự thi v chỉ tiêu cao, tính áp lực cạnh tranh cao thì họ có thể tổ chức thi tuyển nhưng đối với những trường giữa chỉ tiêu v số lượng học sinh có nguyện vọng học ở trường không quá chênh lệch thậm chí ngang bằng thì người ta có thể áp dụng hình thức ghi danh v lựa chọn hồ sơ?
Trước mắt thì chưa nên, nếu như vậy thì lại rơi vo tình trạng các trường tuyển lung tung. Có trường khi tổ chức thi, chỉ 2 - 3 điểm đỗ, cũng tự bảo mình tổ chức tuyển vì hiện nay có trường số lượng thí sinh đăng ký thấp hơn mức nhận tuyển. Nếu mình chấp nhận như vậy thì lại quá dễ dãi v ảnh hưởng đến chất lượng. Chất lượng đó l thiệt cho nhân dân, thiệt cho người học.
Như vậy, chúng ta quay lại trường tự tổ chức tuyển sinh như trước đây đã thực hiện?
Tôi nghĩ mình quay lại hình thức các trường tự lm, tự quyết định tuyển sinh. Bên cạnh đó những gì tốt đẹp của 3 chung thì nên sử dụng lại. Ví dụ: các trường có thể dùng đề thi chung của nhóm trường chứ không dùng đề chung cấp quốc gia nữa. Chung ở đây có nghĩa l tự nguyện.
Còn thời gian tuyển sinh của các trường như thế no thưa GS?
Tôi nghĩ, không nên bắt các trường thi vo một đợt, một ngy, các trường được lựa chọn thời gian tuyển sinh. Các trường thực hiện tuyển sinh cũng phải có thời điểm như thời điểm sau khi học sinh thi tốt nghiệp phổ thông, có thời gian nhất định chuẩn bị hồ sơ, các trường có thời gian chuẩn bị tổ chức, chấm thi, tuyển... v khai giảng vo thời gian quy định. Như vậy sự xê dịch ở đây không lớn nhưng các trường có thể chọn ngy.
Xin cảm ơn GS!
GS.VS. ng Thi: Tự chủ v tự chịu trách nhiệm, chủ trương ny nói từ lâu nhưng nếu thực hiện không thể áp dụng tự chủ cho các trường như nhau m căn cứ vo vị trí, năng lực của trường đó. Giữa trường công lập v tư thục hoạt động khác nhau nên tự chủ cũng phải khác nhau. Tự chủ chia lm 2 việc: Thứ nhất
Theo Dân Trí