Do Covid-19, các bệnh lao, HIV, sốt rét trở lại đe doạ hàng triệu người
Một số chuyên gia y tế rơi nước mắt cảnh báo rằng, virus Corona chủng mới gây ra đại dịch Covid-19 có khả năng đẩy chúng ta quay trở lại nhiều năm, có lẽ là nhiều thập niên, trong tiến trình chống lại bệnh lao, HIV và sốt rét.
Virus Corona chủng mới gây dịch Covid-19 khiến các căn bệnh khác như bệnh lao, HIV, sốt rét phát triển trở lại – REUTERS
Ít người biết bệnh lao là kẻ giết người truyền nhiễm lớn nhất thế giới, cướp đi 1,5 triệu sinh mạng mỗi năm. Với sự cố gắng của ngành y, bệnh lao và các “đồng minh” gây chết người của nó, như HIV và sốt rét, dần “chạy trốn”. Dữ liệu mới nhất cho thấy, chúng đã ở mức “tàn phá” thấp nhất thập niên qua trong năm 2018, theo NYTimes.
Tuy nhiên, bây giờ, khi virus Corona chủng mới gây đại dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới, những căn bệnh bị lãng quên lâu năm này đang trở lại. Tiến sĩ Pedro L. Alonso, Giám đốc chương trình sốt rét toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết: “Covid-19 đã làm hỏng mọi nỗ lực của chúng ta và kéo chúng ta trở lại nơi chúng ta đứng cách đây 20 năm”.
Virus Corona không chỉ chuyển hướng sự chú ý của khoa học khỏi bệnh lao, HIV và sốt rét. Theo các cuộc phỏng vấn với quan chức y tế công cộng, bác sĩ và bệnh nhân trên toàn thế giới, các cuộc phong tỏa, đặc biệt là ở vùng thuộc châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh, đã tạo ra những rào cản không thể vượt qua đối với bệnh nhân phải được chẩn đoán hoặc dùng thuốc.
Nỗi lo sợ về Covid-19 và việc đóng cửa phòng khám khiến nhiều người bệnh vật lộn với HIV, bệnh lao và sốt rét. Trong khi đó, hạn chế đi lại bằng đường hàng không và đường biển cũng hạn chế nghiêm trọng việc vận chuyển thuốc đến những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, theo NYTimes.
Video đang HOT
Khoảng 80% các chương trình bệnh lao, HIV và sốt rét trên toàn thế giới bị gián đoạn và 1/4 số người HIV gặp vấn đề trong việc tiếp cận thuốc, theo UNAIDS (Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS). Gián đoạn hoặc chậm trễ trong điều trị có thể dẫn đến kháng thuốc, đã trở thành một vấn đề nan giải ở nhiều quốc gia.
Tại Ấn Độ, nơi có khoảng 27% các trường hợp mắc bệnh lao thế giới, các chẩn đoán đã giảm gần 75% kể từ khi đại dịch bắt đầu. Ở Nga, các phòng khám HIV đã được tái thiết để xét nghiệm virus Corona. Mùa sốt rét đã bắt đầu ở Tây Phi, nơi có 90% ca tử vong do sốt rét trên thế giới, nhưng các chiến lược bình thường để phòng ngừa – phân phối màn (mùng) được xử lý thuốc và phun thuốc chống muỗi – bị hạn chế do đang phong tỏa, theo NYTimes.
Ước tính, việc phong tỏa 3 tháng ở các khu vực khác nhau trên thế giới và dần dần trở lại bình thường trong hơn 10 tháng sau đó có thể dẫn đến thêm 6,3 triệu trường hợp mắc bệnh lao và 1,4 triệu trường hợp tử vong do bệnh này. Gián đoạn trong 6 tháng điều trị bằng thuốc kháng vi rút có thể dẫn đến thêm hơn 500.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến HIV. Trường hợp xấu nhất, tử vong do sốt rét có thể tăng gấp đôi, lên 770.000 ca mỗi năm, theo WHO.
Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét (Global Fund) ước tính rằng, muốn giảm thiểu thiệt hại nói trên sẽ cần ít nhất 28,5 tỉ USD – một khoản tiền khó có thể thành hiện thực.
Phòng ngừa tác hại nghề nghiệp cho công nhân
Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng lao động của công nhân gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc.
Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khám sức khỏe cho công nhân tại một công ty trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Hồ Thị Hồng
* Tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất, các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý, lý hóa, vi sinh vật... có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động.
Các yếu tố vật lý như: vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường, rung chuyển... thường xuyên tác động lên cơ thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng các phản ứng sinh lý của cơ thể.
Các yếu tố lý hóa: trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp. Các loại bụi hữu cơ như lông súc vật, bông, đay, phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản, các loại bụi vô cơ như các kim loại (đồng, chì, kẽm, sắt...) hay các bụi vô cơ nhân tạo (xi măng, thủy tinh...) có thể gây xơ hóa phổi không hồi phục.
Ngoài ra, trong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng... gây nên viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu dễ gây bệnh cho những người công nhân vệ sinh.
* Tác hại nghề nghiệp liên quan tới điều kiện vệ sinh kém
Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố như độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động... Các yếu tố do điều kiện vệ sinh của môi trường lao động kém sẽ tác động lên người lao động làm cho các giác quan cũng như toàn thân nhanh chóng mệt mỏi dẫn đến giảm năng suất lao động, dễ gây các tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.
Ngoài các tác hại liên quan đến công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp thì những tác hại khác, công nhân đều có thể phòng tránh được.
* Biện pháp giúp phòng ngừa tác hại nghề nghiệp cho công nhân
- Tuân thủ nội quy về an toàn lao động: Với mỗi công việc khác nhau sẽ có các dây chuyền công nghệ và quy trình sản xuất khác nhau. Theo đó, doanh nghiệp sẽ có những nội quy về an toàn lao động như khoảng cách an toàn, tư thế lao động an toàn... Chỉ cần một động tác bất cẩn không chấp hành nội quy lao động hay quy trình về an toàn lao động có thể phải gánh chịu hậu quả khôn lường đối với sức khỏe bản thân.
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng cách: Đây là những dụng cụ, thiết bị được doanh nghiệp trang bị cho công nhân của mình như: quần áo, mũ, kính, giày... giúp họ đảm bảo an toàn và giảm thiểu những thương tổn có thể xảy ra nếu chẳng may gặp phải các tai nạn lao động. Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động khác nhau. Chính vì thế khi được doanh nghiệp cung cấp đồ bảo hộ lao động, công nhân không được chủ quan và phải sử dụng đúng cách những đồ bảo hộ lao động đó khi làm việc.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: Một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp công nhân có sức khỏe tốt và tăng năng suất lao động. Vì thế cần ăn đủ và đúng bữa, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng; uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể; giữa các ca làm có thời gian nghỉ thì nên tranh thủ nghỉ ngơi, không nên dùng điện thoại chơi game hay lên mạng xã hội sẽ khiến đầu óc căng thẳng hơn.
- Tham gia khám sức khỏe định kỳ: Các doanh nghiệp ngoài việc trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân thì hằng năm còn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân để giúp họ phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe. Chính vì thế, công nhân làm việc tại các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ các đợt khám sức khỏe định kỳ này.
Những bệnh nền nào dễ khiến bệnh nhân COVID-19 gặp nguy hiểm? Các thống kê ghi nhận bệnh lý nền là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính nghiêm trọng và nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19. Vậy những bệnh nhân nào cần phải lưu ý giữ gìn? Người mắc bệnh nền dễ tổn thương hơn khi nhiễm virus SARS-CoV-2 so với người khỏe mạnh - Ảnh: HSL Đối với nhiều bệnh truyền...