Độ chụm bánh và hiện tượng lốp mòn không đều
Độ chụm bánh đặc biệt quan trọng ảnh hưởng lớn đến tốc độ mòn lốp. Chỉ cần nó lệch 0,8 mm so với chuẩn, mép lốp sẽ bị chà xuống đường 1,1 m trên mỗi dặm 1,6 km.
Góc chụm được hợp bởi hướng của lốp và đường tâm xe. Góc chụm bánh thay đổi theo tốc độ. Góc chụm ban đầu được thiết lập để bù trừ sự thay đổi ấy nhằm mục tiêu duy trì trạng thái lăn phẳng của lốp hoặc ổn định.
Lốp mòn lệch vì sai góc chụm.
Về lý thuyết, giá trị góc chụm là độc lập cho mỗi bánh. Tuy nhiên trên xe dẫn động cầu trước, hệ thống treo độc lập, cơ cầu điều chỉnh góc chụm tích hợp trên thước lái, do khả năng ổn định hướng chuyển động thẳng, mức sai lệch lại sẽ chia đều cho cả hai phía, và kết quả làm lệch vô-lăng. Để đặc trưng cho tình huống này, người ta thường sử dụng khái niệm độ chụm là hiệu số khoảng cách giữa tâm hai má lốp đo ở phía trước và tâm hai má lốp đo ở phía sau (chính hai điểm này khi xoay bánh đi 180 độ).
Khuyến cáo từ nhãn hàng lốp xe Bridgestone Việt Nam, sau thời gian sử dụng do điều kiện đường sá hoặc một số trục trặc kỹ thuật, bánh sẽ bị sai lệch độ chụm khiến lốp mài mòn nhanh hơn và không đều. Nếu góc chụm lệch dương quá nhiều, lốp bị mòn mép ngoài, còn khi lệch âm lớn sẽ bị ăn mép trong. Góc chụm sai lệch còn ngăn cản xe chạy và phanh theo một đường thẳng, đồng thời làm giảm độ bền của hệ thống treo và lái.
Video đang HOT
Độ chụm bánh xe.
Việc kiểm tra góc chụm cũng như các góc đặt bánh xe khác nên thực hiện tối thiểu một lần mỗi năm hoặc khi thay lốp tại các trung tâm dịch vụ uy tín với các thiết bị cân chỉnh hiện đại (B-Select Bridgestone). Trong trường hợp phát hiện thấy hiện tượng mòn lệch đều một phía của lốp ở cần thực hiện kiểm tra và khắc phụ ngay khi có thể.
Bảo Sơn
Theo VNE
Đừng thay lốp khi quá muộn
Xe sử dụng lốp mòn quá mức dễ mất kiểm soát khi đi dưới trời mưa, quãng đường phanh tăng gấp 1,6 lần so với lốp mới.
Lốp dựa vào lớp hoa lốp (gai lốp) để duy trì bám dính với mặt đường. Lực bám xuất hiện tại vùng tiếp xúc trực tiếp giữa hai bề mặt, nhờ nó mà xe có thể tiến về phía trước, phanh hoặc chuyển hướng. Lớp hoa lốp đặc biệt có tác dụng là khi xe chạy tốc độ cao trên đường ướt hoặc băng tuyết. Nước tại vùng tiếp xúc theo các rãnh nhỏ trên mặt lốp thoát ra ngoài, tạo điều kiện hình thành lực bám. Nhưng khi lốp mòn quá mức, tiết diện khe hẹp lại, nước không thoát hết ra ngoài gây nên hiệu ứng thủy động bánh xe, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn vào mùa mưa.
Hiệu ứng thủy động bánh xe, hay còn gọi là hiệu ứng nêm nước xuất hiện khi nước ở vùng tiếp xúc giữa lốp và mặt đường không giải thoát hết. Áp suất nước tăng dần từ phía trước đến phía sau lốp tính theo chiều chuyển động, nước bị ép lại tạo thành hình nêm.
Lốp mòn dễ gây hiệu ứng thủy động bánh xe ngay cả khi xe chạy ở tốc độ thấp.
Bên cạnh tốc độ xe, áp suất hơi, độ sâu lớp nước trên mặt đường thì chiều cao hoa lốp là những yếu tố quyết định đến độ dày nêm nước. Lốp bị nâng khỏi mặt đường, cũng là thời điểm vùng tiếp xúc trực tiếp biến mất. Ngay lập tức bánh xe mất bám. Nếu hiệu ứng thủy động xuất hiện ở cả 4 bánh thì xe sẽ mất kiểm soát hoàn toàn. Tình trạng này tương tự lúc mất lái, xe trượt trên đường theo quán tính.
Tại nhiều bang của Mỹ, người ta coi lốp là "trọc", không được phép sử dụng khi chiều cao hoa lốp thấp hơn 2/32 inch (1,6 mm). Với xe siêu trường siêu trọng (trọng tải phân bố trên một trục khoảng 11.800 kg), chiều cao hoa lốp của bánh lái không được thấp hơn 4/32 inch (3,2 mm). Theo một số nghiên cứu thực tế, khả năng làm việc của lốp giảm đi đáng kể khi chiều cao hoa lốp thấp hơn 5/32 inch (4 mm).
Quãng đường phanh gia tăng theo độ mòn của lốp. Cột có mũi tên xanh ở giữa ứng với trường hợp lốp mới, xe phanh trên đường khô. Các biểu đồ còn lại tính từ trái sang phải hiện thị quãng đường phanh khi xe sử dụng lốp có chiều cao gai thay đổi. Ảnh: Etyres
Lốp đã mòn không những dễ gây ứng thủy động bánh xe ở tốc độ thấp mà còn làm tăng quãng đường phanh, dẫn đến tăng nguy cơ va chạm trên đường. Một công bố trên website Etyres cho thấy, nếu cho xe chạy ở tốc độ 94 km/h trên đường ướt rồi phanh, xe sử dụng lốp đã mòn (chiều cao hoa lốp là 1,6 mm) có quãng đường thành gấp 1,6 lần so với xe sử dụng lốp mới (chiều cao hoa lốp là 8 mm).
Vạch chỉ thị mòn. Ảnh: Bridgestone
Theo nhãn hàng lốp xe Bridgestone Việt Nam, tất cả các lốp đều có các vạch chỉ thị độ mòn. Từ dấu hiệu nhỏ hình tam giác nằm cách đều trên hông lốp dóng thẳng vào trên mặt lốp chính sẽ thấy vạch chỉ thị mòn. Khi hoa lốp mòn đến vạch chỉ thị, thông thường chiều sâu của nó còn khoảng 1,6 mm. Tuy lớp gai lốp vẫn còn nhìn rõ nhưng thật ra không còn đảm bảo các đặc tính chính, đặc biệt khi chạy trên đường ướt, băng tuyết. Vì vậy cần kiểm tra vạch chỉ thị mòn định kỳ và thay lốp khi nó mòn đến giới hạn để đảm bảo an toàn.
Bảo Sơn
Theo VNE
Khi nào cần đảo lốp? Đảo lốp là một trong những hoạt động bảo dưỡng đơn giản góp phần giảm thiểu mòn không đều, kéo dài tuổi thọ và nâng cao an toàn khi lái xe. Về mặt lý thuyết xe có thể đỗ thăng bằng với 3 bánh. Nhưng thực tế do tải trọng phân bố không đều giữa các bánh, do cách chạy hoặc do địa...