Đồ chơi Trung thu: Vắng hoe hàng nội
Tết Trung thu đang cận kề, hết nỗi lo về bánh Trung thu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thì các bậc phụ huynh lại “đau đầu” nghĩ đến những mặt hàng đồ chơi của trẻ. Có thể nhận thấy, trong khi những món đồ chơi truyền thống ngày càng mai một thì đồ chơi ngoại, đặc biệt là chơi có xuất xứ từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe… lại được bày bán tràn lan trên thị trường.
Cứ mỗi dịp tết Trung thu đến gần, thị trường đồ chơi cho trẻ em lại trở nên vô cùng sôi động. Khảo sát một vòng tại các cửa hàng bán đồ chơi trên các tuyến phố như: Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can… những ngày này dễ nhận thấy là những mặt hàng đồ chơi sản xuất trong nước hoàn toàn “lép vế” so với đồ chơi ngoại nhập, trong đó chủ yếu là đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc.
Tràn lan đồ chơi Trung Quốc
Trong vai phụ huynh đi tìm mua đồ chơi cho con, chúng tôi được một nhân viên cửa hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can nhiệt tình tư vấn: “Chị tìm mua đồ cho bé trai hay bé gái? Đồ cho bé trai thì có các bộ xếp hình, siêu nhân, robot, súng, kiếm còn cho bé gái có búp bê, đồ trang sức bằng nhựa, bộ đồ nấu ăn… Cửa hàng em có đủ cả”. Các bộ đồ chơi ở đây được bán với mức giá từ 120.000 – 150.000 đồng/sản phẩm. Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ của các loại đồ chơi chủ cửa hàng khẳng định tất cả các đồ chơi ở đây đều là hàngTrung Quốc.
Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường (Ảnh: L.Thắm)
Tiếp tục khảo sát thêm một số cửa hàng khác. Tại cửa hàng đồ chơi “Van Can Toys” (23, Lương Văn Can), mới đầu giờ chiều đã có khá đông phụ huynh ghé vào mua sắm đồ chơi cho con. Các sản phẩm bày bán tại cửa hàng này đều được dán mức giá cụ thể cho từng sản phẩm. Nhân viên bán hàng cho biết, tuy giá niêm yết là vậy nhưng giá bán sẽ được giảm 10% so với giá ghi trên các sản phẩm. Các mặt hàng đều là hàng xuất xứ từ Trung Quốc với đầy đủ các loại đồ chơi từ xếp hình, búp bê, cho đến các loại đồ chơi mang tính chất bạo lực như gậy, kiếm, súng nhựa. Hàng Việt Nam ở đây rất hiếm, chủ yếu là các loại làm từ gỗ nhưng do không được khách hàng ưa chuộng và giá cả cao nên cửa hàng không bày bán.
Rẻ, kém chất lượng và… độc hại
Có thể thấy, hàng Trung Quốc rất nhiều sản phẩm đa dạng, bắt mắt, liên tục có mẫu mới, với nhiều mức giá để khách hàng chọn lựa. Từ vài ngàn đồng một sản phẩm “Trứng khủng long” với nhiều màu sắc khác nhau, cho đến những bộ đồ chơi giá cả triệu bạc.Ví như bộ đồ chơi xếp hình “nhái” theo mẫu của hãng LeGo chỉ được bán ở mức giá từ 120.000 – 300.000 đồng/sản phẩm. Trong khi đó, giá bộ xếp hình có mẫu mã tương tự chính hãng LeGo sản xuất có giá từ 500.000 – 800.000 đồng/sản phẩm, thậm chí nhiều bộ lớn còn có giá vài triệu đồng.
Đánh giá về sự chênh lệch giá cả và chất lượng giữa các mặt hàng đồ chơi, một nhân viên của chuỗi cửa hàng My Kingdom cho biết: “Các sản phẩm đồ chơi của cửa hàng đều là hàng do công ty phân phối, được kiểm duyệt kỹ càng về chất lượng, độ an toàn, có tem, nhãn mác đầy đủ, kể cả hàng Trung Quốc. Vậy nên, mức thuế và giá của sản phẩm thường cao hơn so với bên ngoài. Một bộ LeGo ở đây có khi lên tới hơn 4.000.000 đồng tùy vào hãng sản xuất”.
Để làm rõ tính chất độc hại của các loại đồ chơi xuất xứ Trung Quốc kém chất lượng, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học đã từng tiến hành kiểm nghiệm đối với một số mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc đang bán trên thị trường. Kết quả cho thấy, lượng muối cadimi (Cd) trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em của Bộ Khoa học – công nghệ Việt Nam.
Như vậy, trẻ chỉ cần tiếp xúc, cầm nắm đèn lồng là có thể bị thôi nhiễm Cd. Tiếp xúc nhiều với đèn lồng nhiễm Cd hàm lượng quá cao sẽ dẫn đến tích lũy nhiều trong thận và phát bệnh sau đó. Bệnh viện Nhi Trung ương từng ghi nhận, mỗi năm khoa Cấp cứu – Chống độc của bệnh viện tiếp nhận khoảng 2.000 trường hợp tai nạn, thương tích ở trẻ. Phần lớn các trường hợp do phụ huynh bất cẩn cho con chơi đồ chơi không an toàn, đồ chơi bạo lực. Những trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời thì rất có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Video đang HOT
Còn đối với các loại đồ chơi mang tính chất bạo lực, theo chuyên gia tâm lý, thường xuyên tiếp xúc với những đồ chơi bạo lực này sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành tâm lý, dễ dẫn đến các hành vi mang tính bạo lực, côn đồ rất khó kiểm soát ở trẻ. Mặt khác, những loại đồ chơi này thường làm từ nhựa tái chế rất độc hại.
Có một nghịch lý là, dù đồ chơi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng và tiềm ẩn nhiều nguy hại nhưng vẫn được lòng các bậc phụ huynh bởi các sản phẩm trên có mẫu mã đẹp, mức giá rẻ và nhiều lý do khác. Chia sẻ về lý do chọn lựa sản phẩm của mình, chị Nguyễn Thị Thảo, một khách mua hàng ở “Van Can toys” nói: “Tôi có nghe nói đến việc nhiều đồ chơi trẻ em có nguồn gốc Trung Quốc chứa các chất độc hại nhưng vì các mặt hàng này thường có mẫu mã đa dạng, đẹp, bắt mắt, giá rẻ, các con tôi rất thích nên tôi vẫn mua”.
Đìu hiu đồ chơi truyền thống
Dễ thấy là trên phố Hàng Mã, trước vốn nổi tiếng với những mặt hàng đồ chơi truyền thống nhưng bây giờ tìm đỏ mắt mới thấy vài cửa hàng bán đèn lồng giấy, đèn kéo quân. Các loại đèn lồng truyền thống thường làm bằng giấy hoặc chất liệu nhựa mỏng, màu sắc đơn giản với hình vẽ thủ công giá bán dao động từ 30.000 – 60.000 đồng/chiếc tùy kích cỡ. Trong khi đó, những loại đèn lồng không rõ xuất xứ hoặc xuất xứ Trung Quốc lại có màu sắc đa dạng, nhiều chi tiết đi kèm cầu kỳ, bắt mắt và đặc biệt là kèm đèn phát sáng, nhạc…
Khác với cảnh tấp nập mua bán tại các sạp hàng đồ chơi ngoại nhập, đồ chơi dân gian truyền thống và các mặt hàng đồ chơi khác được sản xuất trong nước như trống cơm, đèn ông sao, đầu lân… vốn đã quen thuộc với người dân Việt lại rất đìu hiu.
Dễ thấy là trên phố Hàng Mã, trước vốn nổi tiếng với những mặt hàng đồ chơi truyền thống nhưng bây giờ tìm đỏ mắt mới thấy vài cửa hàng bán đèn lồng giấy, đèn kéo quân. Các loại đèn lồng truyền thống thường làm bằng giấy hoặc chất liệu nhựa mỏng, màu sắc đơn giản với hình vẽ thủ công giá bán dao động từ 30.000- 60.000 đồng/chiếc tùy kích cỡ. Trong khi đó, những loại đèn lồng không rõ xuất xứ hoặc xuất xứ Trung Quốc lại có màu sắc đa dạng, nhiều chi tiết đi kèm cầu kỳ, bắt mắt và đặc biệt là kèm đèn phát sáng, nhạc…
Ngoài ra, những đồ chơi truyền thống như mặt nạ cũng bị “chê” là kém hấp dẫn. Thường chỉ là những hình thù các nhân vật dân gian chú Cuội, Thị Nở, Chí Phèo, lợn, trâu. Trong khi đó, những loại mặt nạ siêu nhân, nhân vật hoạt hình, công chúa…lại là những mẫu mã thu hút trẻ em hơn cả. Cùng với đó những loại mặt nạ không rõ xuất xứ này chỉ có giá khoảng 3.000-5.000 đồng/chiếc.Trẻ em, do tâm lý thích mới lạ nên thường nằng nặc đòi bố mẹ mua cho những món đồ chơi mang tính mới lạ như đao, súng, LeGo, đồ chơi có nhạc… mà ít khi mặn mà với đồ chơi truyền thống.
Việc đồ chơi Trung Quốc, không rõ nguồn gốc bày bán tràn lan trên thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho trẻ. Cùng với việc cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng của lực lượng chức năng, hơn hết người tiêu dùng, nhất là các bậc phụ huynh cần nâng cao nhận thức, có sự cân nhắc, lựa chọn về chất lượng và sự phù hợp khi mua đồ chơi, tránh mua các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe của trẻ.
Lê Thắm
Theo laodongthudo
Làng vàng mã hối hả chuẩn bị "tháng cô hồn"
Gần tới tháng 7 Âm lịch, "thủ phủ" vàng mã Song Hô (Thuân Thanh, Băc Ninh) lại hối hả làm các sản phẩn phục vụ nhu cầu cúng lễ.
Nưc tiêng ca nươc vơi tranh dân gian Đông Hô, hơn chuc năm nay, xa Song Hô (Thuân Thanh, Băc Ninh) còn đươc biêt tơi la "đai công xương vang ma" lơn nhât nươc.
Phố Hồ xa Song Hô (Thuân Thanh, Băc Ninh) vốn nổi tiếng là "thủ phủ" bán buôn vàng mã. Hang vang ma Song Hô được bán quanh năm, không co mua ê, nhưng thang 7 luôn la thang tiêu thu manh nhât.
Nhiều người trong làng chia sẻ, cứ đến dịp gần đến dịp Rằm tháng 7 Âm lịch, ngày nào cũng có ô tô nối đuôi nhau vào làng mua hàng mã.
Một người dân chở hàng đi bán buôn cho người ngoại tỉnh tới nhập hàng.
"Các sản phẩm vàng mã giờ có máy cắt công nghiệp, không còn cắt bằng tay như trước, hàng cũng đẹp và năng suất hơn nhiều", chị Trần thanh Huyền (xã Song Hồ) chia sẻ.
.Chị Huyền cho biết thêm: "người ta nói, trần sao âm vậy, nên ở đây không thiếu thứ gì. Từ biệt thự, xe hơi, điện thoại... Ở đây hàng gì cũng có, chỉ hàng độc thì phải đặt trước, còn hàng thông thường luôn được bán sắn".
Chính vì thế không ít gia đình không tiếc tay chi tiền triệu để sắm vàng mã đốt cho người thân mình ở cõi âm.
Xu hướng năm nay người trong làng Song Hồ cho biết là ô tô, xe máy, iphone...
Điện thoại iphone cũng được làm rất tinh xảo gần giống với hàng thật. Giá trị tùy vào kích thước của chiếc điện thoại, dân buôn thường gọi là vàng mã "hàng hiệu".
Thậm chí tivi cũng được làm gần giống với tivi thật, có nhiều kích cỡ và các mẫu khác nhau, nhưng năm nay hàng bán chạy nhất là tivi màn hình phẳng.
Không chỉ ở Song Hồ, ở làng nghề Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) là một trong những địa điểm lớn ở miền Bắc chuyên cung cấp các loại mặt hàng liên quan đến đồ hàng mã.
Tại làng nghề Phúc Am có nhiều mặt hàng khác nhau nhưng chủ yếu là làm hình nộm, hình thú ...
Mô hình ngựa cao trên 2m đã được làm khung chờ hoàn thiện dán giấy.
Cũng giống với nhiều làng nghề làm hàng mã khác, gần đến dịp rằm tháng 7 Âm lịch không khí mua bán hàng mã luôn nhộn nhịp.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Lạng Sơn: Cháy lớn tại khuôn viên Đền Mẫu Đồng Đăng Đám cháy khói nghi ngút tại dãy ki ốt hàng mã trong khuôn viên Đền Mẫu Đồng Đăng, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn đã khiến nhiều du khách và người dân lo ngại nhưng rất may không có thiệt hại về người. Rạng sáng 20.3 (tức mùng 5 Tết) người dân tá hỏa khi phát hiện khói nghi ngút...