Đồ chơi phát nổ, 32 em học sinh nhập viện
Một loại đồ chơi có hình giống quả lựu đạn phát nổ đã khiến 32 học sinh choáng váng, khó thở, có em ngất xỉu.
Sáng 17.1, ông ông Tống Trường Ký, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đăk Song (Đăk Nông) cho biết, đến 9 giờ cùng ngày, toàn bộ số học sinh nhập viện vào chiều qua sức khỏe đã ổn định nên bệnh viện cho về nhà.
Nhiều học sinh nhập viện trong tình trạng khó thở
Trước đó, chiều 16.1, bệnh viện này tiếp nhận 32 học sinh trong tình trạng khó thở, co cứng cơ các chi, toàn thân nổi ngứa… do bị nhiễm một loại hóa chất lạ. Một số học sinh bị nặng đến mức phải cho thở oxy, truyền đạm.
Ông Ký cho biết, bệnh viện không thể xác định được loại hóa chất đã nhiễm vào các học sinh này, vì thế đã bố trí 3 bác sỹ giỏi cùng 6 điều dưỡng trực liên tục bên các em.
Mặc dù đã hồi phục nhưng tinh thần nhiều học sinh vẫn hoảng loạn sau vụ tai nạn
Video đang HOT
Được biết các em này là học sinh tại trường tiểu học Chu Văn An, thị trấn Đức An, Đăk Song.
Ông Đoàn Trung Quế, Hiệu trưởng nhà trường cho biết vào khoảng từ 13giờ 13 giờ 30 ngày 16.1, trước khi vào học chính thức, các em học sinh đã mua một loại đồ chơi có hình thù gần giống quả lựu đạn ở gần cổng trường. Khi các em chơi, do giẫm đạp, quăng ném nên thứ đồ chơi này phát nổ khiến những học sinh xung quanh bị choáng váng, khó thở, có em bị ngất xỉu…
Em Phạm Thị Yên, học sinh lớp 5D, một trong số các nạn nhân, cho biết: “Khi đồ chơi phát nổ một lát, em bỗng thấy toàn thân bị đau, khó thở rồi ngất luôn”.
Do không xác định được loại hóa chất nên bệnh viện đã cử bác sỹ giỏi theo dõi sát sao sức khỏe của các em.
Theo tìm hiểu của PV, số đồ chơi nói trên được các em mua tại một quầy tạp hóa gần trường. Bà chủ quầy tạp hóa cho biết đã mua số đồ chơi trên và hôm 11.1 tại TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) với số lượng khoảng 100 sản phẩm, hiện đã bán ra được khoảng 40 sản phẩm.
Theo miêu tả, bên ngoài quả đồ chơi có hình thú khá giống quả lựu đạn, có hình mặt cười… bên trong có chứa một túi bột chất màu trắng, có nước.
Hiện toàn bộ số đồ chơi trên được cơ quan chức năng thu giữ để phục vụ công tác điều tra. PV Dân Việt sẽ tiếp tục phản ánh thông tin về vụ việc.
Theo Duy Hậu – Phan Tuấn
Dân Việt
Ngôn ngữ chat vào đề thi Văn ở Kon Tum
Trước thực trạng nhiều học sinh đang lạm dụng sự "sáng tạo" nửa tây nửa ta vào trong giao tiếp hàng ngày, để nhắc nhở nhẹ các em, cô giáo Phạm Thị Hồng Loan đã đưa hiện tượng này vào đề thi cho Văn dành cho học sinh trên địa bàn huyện Sa Thầy, Kon Tum.
Trong đề thi học kì I diễn ra ngày 19/12/2013 của môn Ngữ Văn dành cho toàn bộ học sinh lớp 9 trên địa bàn huyện Sa Thầy, Kon Tum, ở câu 2 của đề thi (1 điểm) có ra câu hỏi với nội dung sau: "M0ther ui, hum n4i kon hk zia, k0n f4i h0k th3m".
(Mẹ ơi, hôm nay con không về, con phải ở lại học thêm)
Mẹ bạn ấy than vãn: "Đọc tin của con như đọc... mật thư, không hiểu tin nhắn của con".
Bạn trẻ trong tình huống trên đã dùng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ teen với mẹ. Nhận xét về từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ Tiếng Việt, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?".
"Chủ nhân" của đề thi này là cô Phạm Thị Hồng Loan (27 tuổi), giáo viên Trường THCS Chu Văn An (xã Ia Xiêr, huyện Sa Thầy, Kon Tum). Cô Loan chia sẻ, bản thân cô làm công tác chủ nhiệm lớp, thỉnh thoảng trong tiết dạy của mình, cô bắt gặp học sinh truyền cho nhau những mẩu giấy với các "ký tự" tương tự trên, nhưng cô không thể dịch ra những bức "mật thư" trên viết gì. Rồi trong giao tiếp hàng ngày, các em học sinh vẫn sử dụng những "ký tự" này để nhắn tin cho người khác. Và đặc biệt là trên các trang mạng xã hội thì các "ký tự" trên được sử dụng tràn lan...
Không chỉ dùng các "ký tự" trên trao đổi với nhau, mà các bạn trẻ còn vận dụng nó vào trong sự giao tiếp với người lớn tuổi và cha mẹ mình, khiến các bậc phụ huynh "hoa mắt" đọc mãi mà vẫn không hiểu được gì. Và điều bất ngờ nhất mà cô Loan chia sẻ trong đề thi trên khi đoạn "mật thư" chính là nội dung mà em trai cô nhắn tin qua điện thoại cho mẹ cô. Nhận được tin nhắn của con trai, mẹ cô đọc hoa cả mắt mà vẫn không biết nội dung viết gì nên đã nhờ cô Loan dịch. Đọc đi đọc lại nhưng cô Loan cũng đành bó tay trước dòng tin "nửa tây, nửa ta" của em mình.
"Việc tạo từ ngữ mới này nếu sử dụng lâu thì sẽ trở thành thói quen, mà khi trở thành thói quen rồi thì rất khó bỏ. Và vô tình nó dễ làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt", cô Loan tâm sự. Chính vì vậy, cô đã đưa vấn đề này vào đề thi không phải để phê phán các em mà nó như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với các em trong việc "giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt", và khi nói hoặc viết phải rõ ràng, rành mạch để người nghe, người đọc có thể hiểu vấn đề.
Và mục đích chính của đề thì chính là giúp các em vận dụng những kiến thức đã học về tổng kết từ vựng, tạo từ ngữ mới... để nói lên vấn đề; qua đó học sinh sẽ ý thức được một điều rằng không phải ai cũng biết những "ký tự" trên, không nên sử dụng nó với người lớn... và cuối cùng là nhắc nhở các em nên giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Không nên làm méo mó Tiếng Việt, mượn tiếng nước ngoài một cách tùy tiện...
Và câu hỏi trên trong đề thi vừa bám sát kiến thức trong sách giáo khoa về vấn đề sử dụng Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và vừa là thực trạng diễn ra trong đời sống của các em học sinh. Vậy nên, sau khi được ra đề thi trên, các em học sinh tỏ ra rất thích thú, các em làm bài khá tốt, bản thân các em cũng đã nhận xét được vấn đề trong bài làm của mình.
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Trần Đình Huân - Trưởng phòng Giáo dục huyện Sa Thầy cho biết, cô Loan là giáo viên dạy giỏi, chuyên môn tốt, ngay cả trong giao tiếp cô cũng rất giỏi. Bản thân thầy Huân cũng thấy đề thi trên hay và đề phù hợp với chương trình chuẩn.
Thiên Thư
Theo Dantri
Di dời 3 bộ và nhiều khu dân cư ra khỏi khu vực Ba Đình Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định di dời 3 Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ di dời khỏi khu vực Ba Đình. Theo quyết định này, nhiều khu dân cư cũng buộc phải di dời để bảo tồn khu vực Ba Đình. Thủ tướng Chính phủ vừa phê...