Đồ chơi phát ánh sáng mạnh, âm thanh lớn… làm hại trẻ
Theo các chuyên gia, một số đồ chơi phát ra âm thanh dành cho trẻ em có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến khả năng nghe của trẻ. Ánh sáng từ nhiều loại đồ chơi dễ làm hỏng mắt, giảm thị lực.
Có thể điếc tai, thủng màng nhĩ
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại đồ chơi, giày dép phát ra âm thanh. Dù khiến trẻ thích thú nhưng thực tế loại đồ chơi, giày dép này vô cùng độc hại.
Tạp chí Trường Đại học Havard (Mỹ) vừa đăng tải nghiên cứu của TS Brad Backus, Viện Tai, Trường ĐH London (Anh) về tác hại của các loại đồ chơi âm thanh đến trẻ em.
TS Backus đã kiểm tra các mức âm thanh của 15 món đồ chơi thông dụng nhất dành cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến 15 tuổi. Kết quả ông phát hiện có 8 loại đồ chơi phát ra âm thanh từ 81 – 105 decibel (đơn vị đo âm thanh) nếu đặt cách tai trẻ 25cm, tương đương tầm tay trẻ. Nếu đặt cách tai trẻ 2,5 cm, có đến 14 đồ chơi phát ra âm thanh từ 84 – 115 decibel.
Trong số các đồ chơi này, súng đồ chơi có âm thanh to nhất, từ 120 – 140 decibel khi cầm trên tay và từ 130 – 143 decibel khi đưa đến gần tai. Trong khi đó mức âm thanh tối đa được khuyến cáo là 85 decibel. Nếu nghe âm thanh trên mức này trong thời gian dài, trẻ có thể bị tổn hại khả năng nghe vĩnh viễn.
TS Vật lý Nguyễn Văn Khải, Trung tâm Dung dịch Hoạt hóa, điện hóa và đèn tiết kiệm năng lượng cho biết, âm thanh thông thường để tai nghe được có tần số khoảng 10 decibel. Ở mức từ 70 – 90 decibel, tai sẽ bị đau do tác động trực tiếp vào hệ thống dây thần kinh tiếp nhận âm thanh.
Đồ chơi phát ra âm thanh quá lớn, lại nghe liên tục dẫn đến khả năng bị hỏng tai, điếc tai, thủng màng nhĩ, nghễnh ngãng, suy giảm khả năng nghe là cực kỳ lớn. Đây chính là hậu quả của tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, khi nghe âm thanh to quá mức hoặc sống ở những nơi có quá nhiều tiếng ồn.
Theo TS Nguyễn Văn Khải, tai trẻ nhỏ rất nhạy cảm, hệ thống màng nhĩ, các dây thần kinh còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Việc nghe những âm thanh có tần số quá cao sẽ hủy hoại khả năng nghe sau này của trẻ.
Theo PGS.TS Phạm Thị Minh Hồng, Đại học Y Dược TPHCM, ở trẻ em giới hạn tiếp xúc an toàn với âm thanh chỉ ở mức dưới 70 decibels (dBA). Nếu cường độ âm thanh quá giới hạn trên sẽ tác động có hại đến trẻ. Không chỉ giày dép mà nhiều loại đồ chơi có độ ồn vượt quá ngưỡng giới hạn chịu đựng của trẻ như đồ chơi điện thoại di động, xe cứu hỏa, súng máy cảnh sáng, súng bắn, lính robot…
Độ ồn trên 70 dBA thường gây triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi ở trẻ. Trên 90 dBA bắt đầu ảnh hưởng đến thính lực. Ngưỡng âm thanh từ 120 dBA khiến trẻ bị đau tai. Ở mức 150 dBA (tiếng ồn vũ trường hoặc súng lục bắn) trẻ có thể bị thủng màng nhĩ…
Việc tiếp xúc với tiếng ồn vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép trong thời gian 30 phút thường tác động lên sinh lý, gây căng thẳng trục hạ đồi, tuyến yên, thượng thận, gây mất ngủ, ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch của trẻ.
Video đang HOT
Giày dép có đèn nhấp nháy dễ hỏng mắt
TS Nguyễn Văn Khải cảnh báo một loại đồ dùng được nhiều phụ huynh mua cho con có hại không nhỏ là giày dép phát sáng. Ánh sáng xanh, đỏ… có trong nguồn sáng nhấp nháy liên tục của nhiều loại đồ chơi, giày dép phát sáng. Tuy cường độ không lớn, nhưng nếu trẻ tiếp xúc nhiều sẽ tăng nguy cơ suy giảm thị lực, thoái hóa điểm vàng và gây mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Khi thấy những ánh sáng nhấp nháy phát ra, các bé thường có tâm lý thích thú và nhìn chằm chằm vào đó gây phản xạ chớp mắt liên tục, từ đó mắt trẻ bị tổn thương, trở nên mỏi và yếu hơn.
Với những đôi giày phát nhạc, phát sáng, trẻ sẽ có thói quen luôn cúi xuống nhìn, điều này chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của ngực và cột sống ở trẻ. Thói quen này về lâu dài sẽ khiến trẻ có tư thế đi kiểu khom lưng, thu ngực lại, gây hại cho cột sống và xương.
Ngoài ra, ánh sáng laser thường có ở những loại súng đồ chơi phát tia laser, que phát sáng laser cầm tay, bút laser dùng cho thuyết trình… Đây là loại ánh sáng cực nguy hiểm thường làm trẻ em bị thương nghiêm trọng về mắt, có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Điều đáng lo ngại là tia laser thường không tổn thương ngay mà khiến cho tầm nhìn kém đi theo thời gian. Phụ huynh cần phải hết sức để ý đến con em mình. Vì tổn thương mắt gây ra bởi ánh sáng từ tia laser có thể không được chú ý trong nhiều ngày, hoặc thậm chí cả tuần vì không có dấu hiệu. Một thời gian dài sau đó, thấy mắt mờ đi thì đã quá muộn.
Nhìn thẳng vào một tia laser phát ra từ đồ chơi còn nguy hiểm hơn cả nhìn thẳng vào mặt trời. Cần tránh cho bé không bị chiếu laser trực tiếp vào mắt bởi kể cả động vật bị nhắm tia laser trực tiếp vào mắt cũng xảy ra hậu quả khôn lường. Khả năng thị lực của trẻ sơ sinh chỉ bằng 1/30 so với người lớn, phụ huynh hãy cẩn trọng lựa chọn đồ chơi cho trẻ, tránh những hệ lụy không đáng.
Đồ chơi an toàn cho trẻ em phải thỏa mãn tối thiểu các yêu cầu sau: An toàn về hóa học, về cơ lý, về điện – điện tử, về cháy nổ và an toàn về âm thanh.
Khi chọn đồ chơi trẻ em các bậc phụ huynh nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín, có các chứng nhận an toàn được cơ quan có thẩm quyền cấp. Như ở Việt Nam thì có dấu CR hay ở châu Âu thì có dấu CE. Vì những chứng nhận này xác nhận sản phẩm đồ chơi đó đã được kiểm soát.
Bố mẹ luôn có vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển của trẻ em, kể cả trong lúc bé chơi. Thế nên, sự hiểu biết về đồ chơi an toàn sẽ giúp cho các bậc phụ huynh lựa chọn đúng các loại đồ chơi phù hợp cho sự phát triển của con mình.
Đừng bao giờ ép bé phải chơi bất cứ đồ chơi gì mà con không thích, không muốn vì điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần cũng như sức khỏe của trẻ.
0-3 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển thị lực, mẹ hãy làm 5 điều sau đây để hỗ trợ phát triển thị giác cho bé
Khi em bé được sinh ra, đôi mắt chỉ phát triển về mặt giải phẫu. Thị lực của bé sẽ được cải thiện liên tục dưới sự kích thích của môi trường bên ngoài. Sự kích thích ánh sáng và các vật thể bên ngoài là điều kiện cần thiết cho sự phát triển thị lực.
Khi em bé được sinh ra, đôi mắt chỉ phát triển về mặt giải phẫu. Thị lực của bé sẽ cải thiện liên tục dưới sự kích thích từ môi trường bên ngoài. Sự kích thích ánh sáng và các vật thể bên ngoài là điều kiện cần thiết cho sự phát triển thị lực. Hãy theo dõi sự phát triển thị lực của bé từ 0-3 tuổi.
1 đến 2 tuần: Bé có phản ứng nhắm mắt trước ánh sáng mạnh, đồng tử co lại khi thấy ánh sáng và giãn ra sau đó 2-3 giây.
2 đến 4 tuần: Nếu cho nguồn sáng đến nhãn cầu từ xa đến gần, đồng tử của bé sẽ co vào bên trong.
5 đến 6 tuần: Bé có thể nhìn vào các vật thể lớn và theo dõi chuyển động của các vật thể.
1 tháng: Bé nhìn mờ, phát triển mắt không hoàn chỉnh, cấu trúc thị giác chưa trưởng thành và thần kinh thị giác, tầm nhìn kém.
2 tháng: Nhãn cầu có thể theo dõi cử động bình thường, bắt đầu có phản xạ chớp mắt, nháy mắt
3 tháng: Bé biết nhìn chằm chằm, có thể theo dõi các vật thể chuyển động trước mắt.
4 tháng: Bé có thể tìm thấy những đồ vật khác nhau đang tiếp cận mình. Bé biết đưa tay ra nắm lấy.
6 tháng: Bé có thể nhìn kỹ trong thời gian dài, nhãn cầu vận động phối hợp, không còn hiện tượng lệch nhãn cầu.
8 tháng: Trẻ có thể đưa tay cầm, nắm đồ vật. Trẻ biết phân biệt khoảng cách của các vật thể.
1 tuổi: Bé có thể chọn ra sợi bông mỏng. Thị lực phát triển dần dần, có thể phân biệt kích thước và hình dạng của các vật thể.
2 tuổi: Bé thích xem TV, máy bay, chim trên bầu trời. Bé có thể chủ động tránh chướng ngại vật.
3 tuổi: Bé có thể chọn ra những vật nhỏ.
Làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển thị giác của trẻ?
Cho bé xem một thẻ hình ảnh đơn giản
Ngay từ khi bé còn nhỏ, bố mẹ nên cho bé xem một số thẻ hình ảnh với màu sắc và hình dạng đơn giản. Mẹ cũng nên chuẩn bị một số đồ chơi với hình dạng, kích thước khác nhau để thu hút bé và rèn luyện khả năng nhận biết màu sắc, hình dạng của bé.
Chơi trốn tìm với bé
Cha mẹ hãy cùng bé chơi trò chơi trốn tìm. Khi mới bắt đầu chơi, bé có thể nghĩ rằng bạn đi thật rồi và sẽ rất lo lắng. Dần dần, bạn sẽ thấy em bé sẽ cố gắng nhấc chiếc khăn che mắt ra để tìm bạn. Điều này cho thấy thị giác của bé đã bắt đầu phát triển.
Đưa bé ra ngoài chơi
Bố mẹ nên đưa con ra ngoài chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc đưa bé đi du lịch ngắn ngày. Trong quá trình vui chơi, dù ở khu dân cư, công viên hay đường phố, em bé đều có thể nhìn thấy những thứ di chuyển liên tục, như người đi bộ, vật nuôi, v.v., cũng như các tòa nhà cao, thấp và khác nhau. Khi quan sát những thứ này, mắt bé sẽ liên tục điều chỉnh khoảng cách, đây là một cách rèn luyện nhận thức chiều sâu rất tốt.
Đọc sách cùng bé
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đọc truyện tranh, kể chuyện cho bé để bé thấy được những hình ảnh sinh động, đầy màu sắc, kích thích trí tưởng tượng của bé. Bé sẽ xây dựng nên thế giới truyện ba chiều trong tâm trí của bé. Điều này cũng có thể rèn luyện khả năng tưởng tượng thị giác của bé.
Sự phát triển thị giác của bé là một quá trình dần dần. Những gì cha mẹ cần hiểu là đặc điểm của sự phát triển thị giác bé trong từng thời kỳ. Trên cơ sở này, hãy có biện pháp hỗ trợ phát triển thị giác thích hợp cho bé.
Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan. Ảnh minh họa Trong 10 vấn đề sức khỏe Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quan tâm năm 2019, có 6 nội dung liên quan đến các loài vi khuẩn và virus, bao gồm:...