Đồ chơi kinh dị tràn lan chợ trung thu phố cổ
Các loại mặt nạ kinh dị, đao, kiếm đang được bày bán lấn át đồ chơi trung thu truyền thống tại chợ phố cổ Hàng Mã, Hà Nội
Chợ đồ chơi Trung thu phố cổ Hà Nội như Hàng Mã, Lương Văn Can, Hàng Lược trong những ngày này luôn nhộn nhịp người mua, kẻ bán, người đi chơi… với đủ các mặt hàng từ đồ chơi truyền thống, đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc.
Mặc dù đã có lệnh cấm bán các mặt hàng bạo lực nhất là những mặt nạ kinh dị nhưng vài năm trở lại đây, mặt hàng này vẫn được bày bán tràn lan, công khai. Giá giao động từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/chiếc
Mặt nạ kinh dị thu hút khá đông các bạn thanh niên, học sinh đến mua chờ đến tối trông trăng lượn lờ phố cổ với khuôn mặt nhìn khiếp sợ trong bóng tối lập lòe
Rắn được làm bằng nhựa dẻo có giá 80.000 đồng/con
Những đồ chơi mang tính chất bạo lực khác như kiếm… được bày bán công khai tại khu chợ này. Hầu hết các đồ chơi trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc được tiểu thương nhập từ chợ Tân Thanh (Lạng Sơn) hoặc nhập thẳng từ Thẩm Quyến (Trung Quốc) với số lượng lớn.
Tất cả loại đồ chơi này đều không có tem.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của phóng viên, các đồ chơi truyền thống chỉ có đèn ông sao được ưa chuộng hơn cả. Đây là mặt hàng không thể thiếu trong đêm Trung thu của các em bé
Giá giao động từ 10.000 đồng – 100.000 đồng/chiếc, tùy vào độ to nhỏ khác nhau
Đèn ông sao không chỉ thu hút các em bé mà các bạn học sinh cũng rất yêu thích món đồ chơi Trung thu truyền thống này
Người bán đèn ông sao quê Nam Định cho biết, mỗi ngày cũng bán được hơn 100 cái, mỗi cái có giá khoảng 10.000 đồng. Năm nay bán không chạy bằng mọi năm
Những chiếc trống nhỏ rất được các em bé lựa chọn 5.000 đồng/cái
Tò he rực rỡ màu sắc
Theo các tiểu thương ở chợ Trung thu Hàng Mã cho biết, mặt nạ giấy bồi năm nay bán không chạy như mọi năm
Đầu lân, đầu sư tử có giá khá cao, dao động từ 100.000 – 500.000 đồng/chiếc, tùy vào từng loại to hay nhỏ và chất liệu
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
Chợ "âm phủ" nóng hừng hực trước ngày rằm tháng 7
Với quan niệm trần sao âm vậy khiến cho thị trường vàng mã phục vụ ngày rằm tháng 7 càng trở nên phong phú hơn, những món đồ tinh xảo như nhà lầu, xe hơi, điện thoại, máy tính bảng hay thậm chí... thẻ atm cũng được sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân.
Chỉ còn hai ngày nữa là đến rằm tháng 7 Âm lịch (Dịp cúng cô hồn lớn nhất trong năm), tại các tuyến phố chuyên bán vàng mã ở Thủ đô như phố Hàng Mã, Lương Văn Can cảnh mua bán trở nên vô cùng nhộn nhịp.
Dạo qua một vòng phố Hàng Mã có thể thấy những mặt hàng bình dân nhất từ chiếc lược, đôi dép, quần áo cho tới những thứ hiện đại như ô tô, nhà lầu bằng vàng mã được làm khá cầu kỳ và tỉ mỉ.
Một tiểu thương bán vàng mã lâu năm trên phố Hàng Mã cho biết, thị trường đồ mã năm nay cũng không có nhiều biến chuyển, rẻ và phổ biến nhất vẫn là tiền vàng có giá chừng 50.000 đồng/bộ cho tới nhà lầu xe hơi có giá vài ba trăm nghìn trở lên cũng luôn có sẵn hàng.
"Thậm chí vài năm trở lại đây còn nở rộ dịch vụ làm đồ mã theo yêu cầu, chủ yếu là voi, ngựa, thuyền... để cúng trong đền, phủ với số lượng lớn, khách chỉ cần mang mẫu đến và đặt tiền, chủ hàng sẽ đặt cơ sở sản xuất và có hàng sau 3 tới 5 ngày tùy kích thước và độ khó. Giá mỗi đơn hàng có khi lên đến cả chục triệu đồng." Một tiểu thương trên chợ "âm phủ" bật mí.
Bên cạnh đó những đồ ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng cô hồn như bỏng, bánh quế, gạo, muối.... cũng được người bán hàng rong bán với giá 20.000 tới 30.000 đồng/ gói.
Không chỉ các khu chợ "âm phủ" mà các làng nghề vàng mã quanh Hà Nội như Đông Hồ (Bắc Ninh), Duyên Trường, Văn Hội (Thường Tín) cũng hừng hực không khí sản xuất. Nhiều người dân làng Đông Hồ (Song Hồ, Bắc Ninh) cho biết, đồ vàng mã được sản xuất và buôn bán quanh năm, nhưng đông nhất luôn là dịp rằm tháng 7, nhiều nhà làm cả ngày đêm vẫn không đủ hàng để xuất đi bán.
Khắp nẻo đường, ngõ xóm làng Văn Hội (Thường Tín), từng đoàn xe tải lớn nhỏ vào ra tấp nập lấy hàng xuất đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí cả xuất khẩu sang Lào, Trung Quốc. Các tiểu thương nhỏ lẻ thì đánh hàng bằng xe máy vận chuyển ra Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Đôi bàn tay thoăn thoắt đan thân, lên khung cho chú ngựa hàng mã, anh Hưởng (làng Văn Hội, Thường Tín) cho biết: "Công đoạn lên khung cho ngựa thường khó và mất thời gian nhất, trung bình mỗi ngày một thợ có thể làm được từ 2 tới 5 khung ngựa tùy theo kích thước lớn nhỏ."
Để giảm sức lao động, tăng năng suất, nhiều gia đình trong làng Văn Hội còn đầu tư mua máy tuốt nan để đan khung ngựa.
Mỗi chiếc khung ngựa đang xong sẽ được xuất cho xưởng dán giấy với giá từ 50 tới 200.000 đồng, từ đây ngựa sẽ được dán giấy, mang đi phơi nắng và hoàn thành các hoạt tiết trang trí, sẵn sàng mang đi tiêu thụ khắp nơi.
Theo Việt Linh (Dân Việt)
Độc đáo: Người cõi âm "cưỡi" máy bay, ô tô mui trần Gần đến rằm tháng 7, thị trường vàng mã khắp vùng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) lại sôi động với các mặt hàng đa dạng từ nhà lầu, xe hơi, xe SH, túi xách hàng hiệu, máy bay... Những ngày này, trên đường liên thôn trung tâm vàng mã Đạo Tú (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) có hàng trăm đại...