Đồ chơi có pin bất ngờ phát nổ, bé 10 tuổi bị đa chấn thương
Ngày 11-8, Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa cấp cứu một trường hợp bệnh nhi bị đa chấn thương phần mềm do đồ chơi bằng pin bất ngờ phát nổ.
Các tổn thương của bệnh nhi M. do đồ chơi chứa pin bất ngờ phát nổ – Ảnh: MẠC THẢO
Cụ thể, bệnh nhi Lương N.M. (10 tuổi, trú tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng tỉnh, vết thương do dị vật ở nhiều vị trí bàn tay, cẳng tay, cẳng chân, ngực, bụng chảy máu.
Thông tin từ người nhà bệnh nhi cho biết M. đang chơi đồ chơi thì bị nổ pin và các mảnh vỡ bóng đèn văng vào người.
Kết quả chụp X-quang, siêu âm ổ bụng phát hiện nhu mô gan hạ phân thùy IV có nốt cản quang dạng dị vật kích thước 6mm, phần mềm ngực trái có nhiều nốt cản quang dị vật kèm theo các ổ tụ khí trong phần mềm.
Các bác sĩ của bệnh viện đã hội chẩn chuyên khoa, chẩn đoán vết thương phần mềm dị vật nhiều vị trí, vết thương thấu bụng có dị vật ở gan. Êkip phẫu thuật trực ngoại đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật tại các vị trí tổn thương, nối gân gấp nông ngón V bàn tay cho bệnh nhi.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Bãi Cháy, hiện nay có rất nhiều trường hợp trẻ chơi đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém và phát nổ dẫn đến những tổn thương nặng nề, di chứng để lại như tổn thương thủy tinh thể, mù mắt, cụt ngón, bàn tay hoặc chân…, thậm chí tử vong tại chỗ.
Trường hợp bệnh nhi M. may mắn được cấp cứu và phẫu thuật kịp thời, không để lại di chứng nặng nề.
Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần chọn đồ chơi có nhãn mác, thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nơi bán uy tín cho trẻ để giảm nguy cơ mất an toàn do nổ pin, hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi đúng cách.
Trong trường hợp muốn cho bé chơi những đồ chơi có sử dụng pin như ôtô, trống, kèn, đèn lồng phát sáng… nên sử dụng loại có gắn vít ở chỗ lắp pin để bé không thể tự tháo, lắp pin. Để đồ chơi có pin xa những nơi có nguồn nhiệt cao, tránh va đập mạnh, nếu có dấu hiệu hư hỏng tốt nhất là nên loại bỏ.
Bé trai 10 tuổi suy tuyến thượng thận vì dùng thuốc xịt mũi liên tục
Bé trai 10 tuổi nhập viện với gương mặt sưng húp, chân tay rậm lông. Bé còn bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc xịt mũi chứa thành phần corticoid trong 1 năm.
Ngày 21.7, thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị đang điều trị bệnh nhi N.T.H. (10 tuổi, trú tại H.Sơn Động, Bắc Giang) đến khám do bị viêm mũi, ngạt mũi, dùng thuốc xịt tai mũi họng lâu ngày không đỡ.
Bệnh nhi bị suy thượng thận do dùng thuốc xịt mũi chứa thành phần Corticoid trong 1 năm. Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Dựa trên các biểu hiện lâm sàng như bộ mặt cushing, chân tay rậm lông, xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy chỉ số cortisol thấp (3,43 nmol/l), các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc có corticoid, viêm mũi xoang cấp. Trẻ được điều trị bù canxi, sử dụng thuốc hydrocotisol.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết: "Việc sử dụng thuốc có thành phần Corticoid dài ngày không theo hướng dẫn của bác sĩ là một trong những nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận đối với bệnh nhi".
Corticoid được sử dụng đúng chỉ định, liều lượng vừa phải trong một thời gian nhất định có thể điều trị hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm như hen phế quản, sốc phản vệ, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp... và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể.
Bác sĩ Sơn cho biết, việc dùng Corticoid liều cao và kéo dài dẫn đến nguy cơ suy tuyến thượng thận, làm trẻ chậm phát triển do tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng nội tiết.
Trẻ bị tổn thương tuyến thượng thận cấp với các triệu chứng điển hình như hội chứng cushing (tăng cân, mặt tròn, béo trung tâm, tích tụ mỡ ở vùng cổ, sau gáy...), rậm lông, da mỏng, rạn da, suy giảm chức năng miễn dịch gây nhiễm trùng cơ hội, tăng đường huyết, rối loạn điện giải, rối loạn tâm thần, chậm phát triển chiều cao, loãng xương...
Trẻ suy tuyến thượng thận do Corticoid có biểu hiện bộ mặt cushing, tay rậm lông. Ảnh BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Triệu chứng nặng có thể xuất hiện bất thường như: đau bụng; nôn và tiêu chảy nhiều gây mất nước nặng, xuất huyết tiêu hóa, tụt huyết áp, có khi không đo được; lơ mơ, có thể hôn mê.
"Khi đang dùng glucocorticoid liều cao, kéo dài và ngừng thuốc hoặc giảm liều đột ngột bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi khó chịu, chán ăn, đau cơ, nhức đầu, bong vảy da...", bác sĩ Sơn cho biết.
Corticoid (hay corticosteroid) là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, thường được sử dụng để điều trị cho nhiều bệnh lý khác nhau, từ các bệnh về da như kích ứng do côn trùng đốt, eczema, chàm, vẩy nến..., các bệnh như viêm khớp, viêm phổi, các bệnh tự miễn như dị ứng, lupus ban đỏ hệ thống. Do tác dụng phổ biến mà có thể dễ dàng mua ngoài hiệu thuốc để sử dụng. Tuy nhiên, việc cha mẹ tự ý sử dụng các thuốc có corticoid nói riêng không theo hướng dẫn của bác sĩ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.
Vì vậy, để tránh tình trạng lạm dụng Corticoid và tránh nguy cơ suy tuyến thượng thận, bác sĩ khuyến cáo:
Phụ huynh cần hiểu về thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng để biết thuốc có chứa thành phần corticoid hay không. Có nhiều tên thuốc khác nhau chứa Corticoid như Medron, Menison, Hydrocortison, Kacor, Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone, Betamethasone, Dexamethasone,... Có thể dựa vào ký hiệu tên thuốc có đuôi "sone" ("son") hoặc "olone" ("olon") để nhận biết nhóm thuốc có chứa corticoid.
Khi trẻ mắc các bệnh lý như dị ứng, xương khớp, tai mũi họng... cần đến khám tại bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, kê đơn. Nếu phải dùng corticoid để điều trị bệnh thì cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong liệu trình sử dụng thuốc, tránh lạm dụng thuốc.
Bé gái 3 tuổi thủng ruột vì món đồ chơi quen thuộc Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM phẫu thuật và lấy thành công 3 viên bi nam châm xếp hình (kích thước 3 ly) trong ruột bé gái 3 tuổi. Ekip ca mổ phải mở rộng chỗ lỗ thủng để lấy các viên bi nam châm này ra ngoài và khâu lại chỗ đoạn ruột vừa bị thủng. Người nhà cho...