Đo chỉ số hạnh phúc của bạn
Trả lời câu hỏi có tính chất trinh thám dưới đây, bạn sẽ biết ngay kết quả.
Câu hỏi:
Bước vào một tiệm ăn mờ ám, người phục vụ mang ra cho bạn 5 cốc đồ uống và nói rằng chỉ có 1 cốc không có độc, 4 cốc còn lại đều có chất kịch độc. Theo trực giác của bạn, cốc đồ uống nào không có độc?
A. Cốc sữa tươi
B. Cốc trà xanh
C. Cốc cà phê
D. Cốc trà sữa trân châu
E. Cốc nước lọc
Đáp án:
A. Chỉ số hạnh phúc của bạn là 55%
Video đang HOT
Bạn luôn suy nghĩ theo chiều hướng đơn giản hóa vấn đề. Trong chuyện tình cảm, chỉ cần bạn thích đối phương là đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc chứ chưa cần biết tình cảm và suy nghĩ của nửa kia ra sao.
Bạn sẵn sàng làm mọi việc để có được tình cảm của đối phương, ngay cả khi việc đó khiến bạn mất rất nhiều thời gian hoặc bị bạn thân phản đối. Chính những suy nghĩ đơn giản nên đôi khi bạn không cần nghĩ mà bắt tay vào làm ngay, kết quả vì thế cũng chỉ khiến bạn hạnh phúc được 55% mà thôi.
B. Chỉ số hạnh phúc của bạn là 80%
Định nghĩa hạnh phúc của bạn là được ở bên cạnh người mình yêu thương. Đó có thể là bố mẹ, anh chị em hoặc người yêu. Chỉ cần có được những giây phút quây quần, vui vẻ là bạn đã cảm thấy hạnh phúc ngập tràn.
Do vậy, bất kể là công việc hay tình cảm, bạn đều biết cách hưởng thụ niềm vui trong nó một cách thư thái nhất. Những điều nhỏ nhoi, bình thường là thế, nhưng với bạn nó lại là niềm vui và động lực lớn lao để tiếp tục cuộc sống tươi đẹp.
C. Chỉ số hạnh phúc của bạn là 40%
Với bạn bản thân mình là quan trọng nhất. Mọi việc bạn làm phần lớn đều đặt lợi ích cá nhân lên trên tất cả.
Chuyện tình cảm cũng khó tránh khỏi sự ảnh hưởng. Dù có yêu đối phương đến mấy, cái tôi của bạn cũng cao ngất ngưởng, nên tình trạng mâu thuẫn, cãi vã thường xuyên diễn ra. Điều này là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán nản và tất nhiên, bạn chỉ có thể cảm nhận được 40% niềm hạnh phúc mà thôi.
D. Chỉ số hạnh phúc của bạn là 99%
Bạn là người biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ, nên mọi người đều rất yêu mến bạn. Với bạn, khi đã yêu cả hai không cần phải nói quá nhiều thì mới có thể hiểu được nhau. Hai người chỉ cần nhìn nhau là đã có thể hiểu được suy nghĩ và tình cảm của nhau.
Việc luôn suy nghĩ cho người khác, dùng thái độ dĩ hòa vi quý để đối nhân xử thế giúp bạn cảm thấy hài lòng với chính mình. Do vậy, bạn đã cảm nhận được 99% niềm hạnh phúc từ những điều xung quanh.
E. Chỉ số hạnh phúc của bạn là 20%
Bạn có tính cách độc lập, thông minh, luôn biết mình muốn gì và có thể đạt được điều đó hay không. Việc gì với bạn cũng phải rõ như ban ngày, nếu không bạn sẽ phải do dự và lo lắng không ngừng.
Đó là lý do khiến bạn tự tìm cho mình sự lo lắng vẩn vơ, niềm vui chưa cảm nhận hết thì nỗi lo lại ập đến. Bạn chỉ có thể “nếm” được 20% của hạnh phúc mà thôi.
Theo Ione
Chỉ số PISA: Càng giỏi càng ít hạnh phúc?
Học sinh những nước đứng đầu trong bảng xếp hạng năng lực giáo dục PISA của OECD lại là những người ít có cảm giác hạnh phúc nhất.
Ngày 3/12, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã công bố chỉ số đánh giá giáo dục toàn cầu thuộc chương trình PISA nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá hiệu quả và chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.
Kết quả khảo sát của OECD cho thấy các học sinh ở độ tuổi 15 tại Thượng Hải (Trung Quốc), Singapore và Hong Kong được xếp hạng cao nhất trong các môn toán, khả năng đọc và nghiên cứu khoa học. Việt Nam được xếp thứ 17, cao hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Anh.
Tuy nhiên, có một thực tế được các chuyên gia giáo dục trên thế giới chỉ ra là học sinh ở những nơi được đánh giá cao về chỉ số PISA lại thiếu đi một yếu tố vô cùng quan trọng, đó chính là chỉ số hạnh phúc.
Ở Thượng Hải, nơi được OECD đánh giá cao nhất, chỉ có 2/3 số học sinh có cảm giác mình thuộc về trường học, so với 81% ở Mỹ và mức trung bình 80% trên toàn cầu. Ngoài ra, chỉ có 77% học sinh Thượng Hải tin rằng các học sinh khác quý mến mình, trong khi chỉ số trung bình của OECD là 90%.
Ở Mỹ, có đến 88% số học sinh cho biết các em có thể kết bạn dễ dàng, và 86% học sinh nói rằng các em không cảm thấy xa lạ giữa các bạn học, mặc dù học sinh Mỹ chỉ được xếp thứ 36 về khả năng toán học trong số 65 quốc gia tham gia đánh giá, và các khả năng khác cũng chỉ tương đương mức trung bình của OECD.
Học sinh Hàn Quốc được xếp thứ 5 trong bảng đánh giá của OECD về toán học, thứ 7 về khoa học, thế nhưng lại xếp chót bảng về mức độ hạnh phúc ở trường học. Hệ thống giáo dục khắc nghiệt ở Hàn Quốc đòi hỏi học sinh phải học gần 20 giờ một ngày, khiến các em phải chịu áp lực triền miên.
Góc học tập của một học sinh ở Hàn Quốc
Theo các chuyên gia giáo dục, "nỗi ám ảnh giáo dục" của quốc gia này buộc cha mẹ phải chi tới 70% thu nhập của gia đình để đầu tư vào việc học cho con cái. Hậu quả của chính sách đầu tư quá nhiều vào việc học của con là những khoản nợ ngày càng chất chồng, và đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ sinh đẻ thấp và tỉ lệ tự tử cao ở Hàn Quốc.
Những học sinh hạnh phúc nhất thế giới là ở Indonesia và Peru, hai nước nằm ở vị trí chót bảng trong bảng xếp hạng giáo dục PISA của OECD. Các chuyên gia giáo dục cho rằng việc OECD chỉ đánh giá năng lực của học sinh mà bỏ qua chỉ số hạnh phúc là một sai lầm.
Trong một bài viết trên tờ The Nation hồi năm ngoái, chuyên gia Susan Engel đặt ra câu hỏi: "Thay vì tính toán xem một học sinh có thể giải được bao nhiêu bài toán trong vòng 30 mút, tại sao chúng ta không đo đếm những thứ giá trị hơn, chẳng hạn như chỉ số hạnh phúc?"
Theo bà Engel, các trường học đang ép buộc học sinh "dành rất nhiều thời gian để tiếp thu thông tin và luyện tập kỹ năng thay vì tạo ra công việc", và các nhà giáo dục cũng đang kéo dài thời gian học ở trường để "học sinh có thể giành nhiều thời gian vào việc học hơn." Bà Engel cho rằng cách làm này có thể đem lại kết quả khả quan trong các bài kiểm tra nhưng lại không hề tốt chút nào cho học sinh.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những học sinh hạnh phúc và thỏa mãn hơn với cuộc sống là những người có khả năng ứng phó tốt hơn với các tình huống xã hội, một yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo thành công trong cuộc sống và sự nghiệp sau này. Những học sinh hạnh phúc sẽ có thể học tốt hơn, đạt điểm cao hơn, có mối quan hệ tốt đẹp hơn với thầy cô, và thích tham gia vào các hoạt động trong lớp và ngoại khóa hơn.
Giáo sư David Hough, chuyên gia giáo dục tại Đại học Missouri, Mỹ đã gọi hạnh phúc là "yếu tố dễ bị bỏ qua nhất" trong tất cả các cuộc đánh giá. Bởi vậy ông cho rằng các nhà giáo dục thay vì quá chú trọng vào các chỉ số về năng lực của học sinh, hãy nên quan tâm nhiều hơn đến những yếu tố vô cùng quan trọng khác như mức độ hạnh phúc và hài lòng của các em.
Theo Quartz
Học sinh TQ giỏi nhất thế giới: Có gian lận? Trung Quốc đã đánh đồng giữa kết quả khảo sát học sinh Thượng Hải với năng lực chung của học sinh trên toàn quốc. Sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố chỉ số đánh giá giáo dục toàn cầu thuộc chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) về khả năng toán học, đọc và...