Độ cao ảnh hưởng tới thể chất của trẻ nhỏ
Theo một nghiên cứu mới được công bố, những đứa trẻ sinh ra ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển thường có vóc dáng nhỏ và có khả năng bị còi cọc hơn so với những đứa trẻ sinh ra ở độ cao thấp hơn.
Tỷ lệ nghịch với môi trường sống
Theo nghiên cứu được công bố hôm thứ Hai trên tạp chí JAMA Pediatrics, kết quả này đúng ngay cả khi những đứa trẻ được sinh ra trong “ môi trường gia đình lý tưởng”, với điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt, điều kiện sống cao hơn và người mẹ có trình độ học vấn cao. Kết quả chỉ ra rằng vóc dáng của trẻ không phải do các yếu tố như điều kiện sống và bệnh tật quyết định.
Cụ thể, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu chiều cao theo tuổi của hơn 950.000 trẻ em ở 59 quốc gia. Từ đó, họ kết luận rằng những đứa trẻ sống trong môi trường gia đình lý tưởng ở độ cao 500 m so với mực nước biển thì có thể đạt mức tiêu chuẩn về tầm vóc của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tuy nhiên, kể từ mức 500 m trở lên thì các chỉ số chiều cao theo tuổi của trẻ bắt đầu giảm. Từ độ cao 1.500 m, trẻ em “sinh ra với chiều dài ngắn hơn và phát triển ở mức thấp hơn” so với trẻ em sống ở những vùng thấp hơn, điều này dẫn đến làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và suy giảm phát triển trao đổi chất.
“Hơn 800 triệu người sống ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, với 2/3 trong số đó ở Châu Phi cận Sahara và Châu Á”, Kalle Hirvonen – tác giả của công trình nghiên cứu, cho biết.
Nguyên nhân gây còi cọc
Video đang HOT
Nghiên cứu kết luận rằng chính việc các bà mẹ sinh sống ở những khu vực có không khí loãng đã ảnh hưởng tới đứa con trong bụng mình.
“Tình trạng thiếu oxy mãn tính, hoặc cung cấp không đủ oxy, có thể dẫn đến nguy cơ hạn chế sự phát triển của thai nhi”, tác giả Hirvonen chỉ ra.
Các tác giả nghiên cứu cho biết, kết quả này sẽ khuyến cáo các chuyên gia y tế phối hợp chặt chẽ hơn với phụ nữ mang thai để kiểm soát tác động của độ cao đối với thai nhi.
Đồng tác giả nghiên cứu Kaleab Baye, Giám đốc Trung tâm Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng ở Addis Ababa, Ethiopia, cho biết: “Bước đầu tiên của chúng tôi là làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa độ cao, tình trạng thiếu oxy và sự phát triển của thai nhi để xác định các biện pháp can thiệp hiệu quả”.
Bệnh nhân suy giảm trí nhớ có nguy cơ cao mắc COVID-19
Hiện nay người suy giảm nhận thức và mất trí nhớ là một trong những nhóm dân số chiếm tỷ lệ cao nhất về khả năng mắc COVID-19 và dễ có nguy cơ tử vong.
Cảnh sát giúp đỡ một người già trên đường đi mua thực phẩm. (Ảnh: Phi Hùng/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp tai khu vực Mỹ Latinh với sự lây nhiễm nhanh chóng trên diện rộng, giới chuyên gia y tế khu vực nhận định hiện nay người suy giảm nhận thức và mất trí nhớ là một trong những nhóm dân số chiếm tỷ lệ cao nhất về khả năng mắc COVID-19 và dễ có nguy cơ tử vong.
Từ 2 năm trước, bà Beatricia Zoraida (83 tuổi), sống tại thủ đô Lima của Peru bắt đầu rơi vào tình trạng suy giảm nhận thức và mất trí nhớ. Bà thường xuyên gặp khó khăn trong việc giao tiếp cũng như xác định phương hướng.
Các triệu chứng này đã xuất hiện nhiều hơn kể từ khi Chính phủ Peru ban hành các biện pháp cách ly xã hội nhằm chống dịch COVID-19 hồi cuối tháng 3 vừa qua.
Đối với những người thân trong gia đình của bà Zoraida, điều khó khăn nhất là giúp bà hiểu được vì sao cần phải ở trong nhà để đối phó với tình hình dịch bệnh hiện tại.
Bất chấp những lời giải thích từ phía người thân, bà Zoraida không muốn tuân theo các biện pháp cách ly xã hội. Hằng ngày, bà vẫn rời khỏi nhà để đi chợ và đến nhà thờ cầu nguyện.
Trường hợp của bà Zoraida không phải là hiếm tại các nước trong khu vực Mỹ Latinh.
Theo các chuyên gia y tế, dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều hơn đến nhóm dân số mắc chứng suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.
Những người này, chủ yếu là người già, gặp khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như sử dụng khẩu trang, rửa tay thường xuyên, cách ly trong nhà hay tiếp cận chăm sóc y tế, khiến nguy cơ mắc COVID-19 luôn ở mức cao.
Theo dữ liệu thống kê, trên thế giới, tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ ở những người trên 60 tuổi là 5,2%. Ở khu vực Mỹ Latinh, tỷ lệ này là 6,54%.
Chỉ có 1% dân số trên 60 tuổi tại khu vực này sống trong các trại dưỡng lão có người chăm sóc thường xuyên, phần lớn những người cao tuổi còn lại không được chăm sóc cũng như theo dõi một cách có hệ thống.
Tiến sỹ Agustín Ibaez, Giám đốc Trung tâm Thần kinh học nhận thức (CNC) tại Đại học San Andrés (Argentina) cho rằng các bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ đang phải đối mặt với tình hình nghiêm trọng trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều nước trong khu vực như hiện nay.
Ông Ibaez nhận định các hệ thống y tế tại nhiều quốc gia đã quá tải trong khi hội chứng mất trí nhớ, bao gồm bệnh Alzheimer, rất phổ biến tại Mỹ Latinh.
Cùng chung quan điểm này, theo chuyên gia Myriam de la Cruz Puebla thuộc Viện Khoa học thần kinh Peru, bệnh nhân mất trí nhớ có thể gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen và thực hiện các khuyến cáo từ ngành y tế trong việc phòng, chống COVID-19. Họ có xu hướng quên những "thói quen mới" như rửa tay thường xuyên và sử dụng khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh.
Không chỉ vậy, tuổi tác cũng là nguyên nhân khiến những bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ có nguy cơ cao một khi bị nhiễm COVID-19. Phần lớn trong số họ là người cao tuổi và có các bệnh nghiêm trọng khác như tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc chứng đột quỵ.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ sống trong các hộ gia đình bao gồm tới bốn thế hệ khiến tình trạng lây nhiễm COVID-19 do tiếp xúc gần rất dễ xảy ra.
Để bảo vệ tốt hơn những người mắc chứng suy giảm nhận thức và mất trí nhớ trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, bà Myriam de la Cruz Puebla cho rằng các chuyên gia y tế phải được đào tạo về các vấn đề cơ bản trong chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp như đẩy mạnh phổ biến kiến thức về bệnh mất trí nhớ trong cộng đồng và thúc đẩy các chính sách y tế có lợi cho cả bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí tuệ cũng như những người chăm sóc họ./.
Bé 2 tuổi lười ăn vẫn cao hơn 95cm, bí mật phía sau khiến nhiều người kinh ngạc Dinh dưỡng không chỉ đảm bảo chiều cao mà còn ảnh hưởng đến phát triển toàn diện ở trẻ. Nếu bố mẹ lơ là, không chú trọng bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng cho con từ nhỏ thì tương lai sẽ phải hối hận. Thông thường, khi nhìn thấy một đứa trẻ cao lớn hơn đám bạn đồng trang lứa, người ta sẽ...