Dỡ bỏ mọi hạn chế, Anh đánh cược sống chung với Covid-19
Anh hôm nay 19/7 chính thức chấm dứt các biện pháp hạn chế phòng dịch Covid-19, tuy nhiên Thủ tướng Boris Johnson kêu gọi người dân vẫn cần thận trọng.
Anh quyết tâm thực hiện kế hoạch táo bạo nhằm mở cửa trở lại giữa đại dịch Covid-19 (Ảnh: AFP).
Bắt đầu từ hôm nay 19/7 – ngày mà truyền thông địa phương gọi là “Ngày tự do”, nước Anh sẽ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế vốn được áp dụng để ngăn đà lây lan của Covid-19. Nói cách khác, ở Anh sẽ không còn quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, không còn giới hạn số người hội họp cả ở không gian trong nhà và ngoài trời, giãn cách xã hội chỉ áp dụng với người dương tính với SARS-CoV-2. Các sân bay, những địa điểm công cộng như nhà hàng, quán bar, sân vận động có thể mở cửa hoạt động hết công suất như bình thường.
Quyết định dỡ bỏ các biện pháp hạn chế của chính quyền Thủ tướng Boris Johnson được cho là nhằm vực dậy nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các lệnh phong tỏa kể từ tháng 3/2020.
Nếu chương trình tiêm chủng tiếp tục chứng minh được hiệu quả trong việc giảm nguy cơ biến chứng nặng và tử vong ở người nhiễm Covid-19 kể cả khi dịch lây lan mạnh, quyết định của ông Johnson có thể là ví dụ cho thấy các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới chuyên gia c ảnh báo, chiến lược này của Anh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như nguy cơ xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn, kháng vắc xin.
Do vậy, Thủ tướng Johnson kêu gọi người dân tiếp tục thận trọng khi mở cửa. “Nếu chúng ta không làm điều đó ngay bây giờ, chúng ta phải tự hỏi vậy liệu bao giờ mới có thể làm được? Đây là thời điểm thích hợp, nhưng chúng ta phải hành động thận trọng. Chúng ta phải nhớ điều đáng buồn là virus vẫn hiện hữu ngoài kia”, ông Johnson nói trong một đoạn video ngày 18/7. Ông Johnson cũng thừa nhận số ca tử vong do Covid-19 có thể tăng trong thời gian tới.
Anh là nước có số người chết vì Covid-19 cao thứ 7 thế giới, với gần 129.000 ca tử vong. Số ca nhiễm Covid-19 ở Anh cũng tăng trở lại do sự xuất hiện của biến chủng Delta. Riêng trong ngày 18/7, Anh có thêm hơn 48.000 ca mắc mới. Tuy nhiên, hiện tại, mỗi ngày Anh chỉ ghi nhận 40 ca tử vong vì Covid-19, thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm hơn 1.800 ca tử vong/ngày hồi đầu năm.
Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở Anh giảm đáng kể được cho là nhờ hiệu quả của chiến dịch tiêm chủng vắc xin nhanh chóng. Đến nay khoảng 87% người trưởng thành ở Anh đã được tiêm chủng ít nhất một liều, trong đó hơn 68% đã được tiêm đủ hai liều.
Quyết định mở cửa của chính phủ Anh hiện gây nhiều tranh cãi. Trong khi một số ủng hộ kế hoạch táo bạo này, không ít chuyên gia cảnh báo những rủi ro kèm theo.
Michael Baker, cố vấn cho Bộ Y tế New Zealand, cho rằng chính phủ Anh đang quay lại với chiến lược “miễn dịch cộng đồng” mà theo ông nhìn chung là một chiến lược “thất bại”. Chuyên gia dịch tễ Deepti Gurdasani nhận định: “Thế giới đang dõi theo một cuộc khủng hoảng vốn có thể tránh được nhưng sắp xảy ra ở Anh”.
Giới khoa học quốc tế đồng loạt chỉ trích Anh dỡ hạn chế phòng COVID-19
Giới khoa học toàn cầu đã chỉ trích kế hoạch của chính phủ Anh về dỡ bỏ gần như toàn bộ mọi biện pháp chống COVID-19, coi đây là mối nguy hiểm cho toàn thể thế giới.
Thủ tướng Boris Johnson tỏ rõ quyết tâm trong việc dỡ bỏ gần như toàn bộ các lệnh hạn chế chống COVID-19 từ ngày 19/7 tới. Ảnh: AFP
Tại cuộc gặp thượng đỉnh được tổ chức theo hình thức trực tuyến hôm 16/7, các nhà khoa học hàng đầu thế giới cùng với cố vấn chính phủ của các nước đã lên tiếng cảnh báo Anh đang đi tới thảm họa khi quyết định cho dỡ bỏ toàn bộ các lệnh hạn chế chống COVID-19 từ ngày 19/7 tới.
Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh trên 1.200 nhà khoa học đã cùng ký vào một bức thư được đăng tải trên tạp chí y học danh tiếng Lancet. Trong thư, giới khoa học khẳng định kế mở cửa ồ ạt của Thủ tướng Boris Johnson là "quá sớm và nguy hiểm".
Ông Johnson trước đó khẳng định kế hoạch mở cửa là "không thể đảo ngược". Nhà lãnh đạo Anh lớn tiếng bảo vệ chiến lược mới, nói rằng đây là thời điểm phù hợp để triển khai trên thực tế trước khi thời tiết chuyển sang lạnh giá.
Phát biểu tại cuộc hội thảo hôm 16/7, Giáo sư Christina Pagel, Giám đốc đơn vị nghiên cứu lâm sàng thuộc Đại học London cảnh báo về nguy cơ biến thể mới xuất hiện trong mùa hè này. Bởi bất kỳ biến chủng nào có khả năng lây nhiễm sang đối tượng đã tiêm ngừa vaccine đều có ưu thế chọn lựa lớn và có thể lây lan mạnh. Biến thể chiếm ưu thế ở Anh sẽ lan ra phần còn lại của thế giới, như trường hợp đã xảy ra với biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tại Anh.
Chuyên gia dịch tễ lâm sàng Deepti Gurdasani, người cũng dự hội nghị thượng đỉnh này, trước đó khẳng định cả thế giới đang dõi theo một cuộc khủng hoảng bùng phát ở Anh mà đáng nhẽ ra đã có thể tránh được.
Cùng chung nhận định này, Giáo sư Michael Baker, thành viên nhóm cố vấn của Bộ Y tế New Zealand khẳng định ông "ngạc nhiên" khi biết thông tin về kế hoạch của Anh dỡ mọi lệnh hạn chế COVID-19 từ ngày 19/7. Theo ông Baker, có vẻ như chính phủ Anh đã dịch chuyển hẳn sang cách tiếp cận về miễn dịch cộng đồng, điều mà ông cho là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" khi chiến lược này đã thất bại thảm hại trên phạm vi toàn cầu.
Đi sâu phân tích, nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền của Thủ tướng Boris Johnson đang theo đuổi một "chính sách thảm họa". Theo tiến sĩ William Haseltine, chuyên gia virus học và là Chủ tịch tổ chức học giả ACCESS Health International, cả thế giới từng có thời hướng về nước Anh với mong muốn được thấy các chính sách vĩ đại và hợp lý. "Nhưng rất tiếc đó không phải là trường hợp ứng với đại dịch COVID-19. Điều tôi lo sợ chính là hiệu ứng tồi tệ, khi nhiều bang tại Mỹ sẽ tiếp bước Anh", ông Haseltine nói.
Anh sẽ bỏ quy định về đeo khẩu trang kể từ ngày 19/7. Ảnh: Reuters
Chuyên gia người Mỹ cũng chỉ trích mạnh mẽ các chiến lược về miễn dịch cộng đồng, coi đây là kiểu hành vi tự sát. "Tôi nghĩ tự sát chính là từ mà chúng ta sử dụng. Bởi thực tế đúng là như vậy. Ai cũng hiểu rằng kiểu miễn dịch đó sẽ dẫn đến cái chết của hàng nghìn người, thậm chí cả hàng chục nghìn người. Đó là một thảm họa dưới góc độ chính sách", ông Haseltine bày tỏ.
Tại hội nghị, giới học giả, các nhà khoa học cũng lên tiếng cảnh báo về thực trạng ngay cả những người tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả từ mức độ lây nhiễm cao.
Meir Rubin, chuyên gia cố vấn cho chính phủ Israel về kiểm soát nguy cơ dịch bệnh COVID-19 cho rằng ngay cả loại vaccine tốt nhất cũng chỉ là một chiến thuật, chứ chưa phải là chiến lược. Một vùng ở Israel, nơi có hơn 80% dân số đã tiêm đủ liều vaccine Pfizer-BioNTech, gần đây vẫn là điểm bùng phát dịch bệnh COVID-19 "nghiêm trọng". Theo ông Rubin, khi không diệt trừ được virus, ngay cả nhóm cư dân đã tiêm vaccine cũng có thể "sụp đổ trước sức tấn công của một biến thể kế tiếp".
Tiến sĩ Haseltine cũng lưu ý rằng một mình vaccine là không đủ để chấm dứt đại dịch. Bởi ngay cả khi đã tiêm ngừa vaccine, mọi người vẫn phải tiếp tục tuân thủ những hướng dẫn, nỗ lực nghiêm túc. Những chính sách về mở cửa toàn bộ quốc gia tại thời điểm làn sóng lây nhiễm gia tăng - như cách mà Anh sắp làm, là hoàn toàn phản tác dụng.
Anh sắp dỡ lệnh đeo khẩu trang Anh dự kiến dỡ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng, cửa hàng và một số khu vực khác vào 19/7. Thủ tướng Boris Johnson sẽ thông báo về kế hoạch dỡ lệnh đeo khẩu trang này để đánh dấu "Ngày Tự do" của Anh. Theo đó, sau ngày 19/7, việc đeo khẩu trang sẽ trở thành...