Đố bạn biết vì sao trợ lý ảo trên iPhone lại tên là Siri?
Steve Jobs thực tế không hề thích tên gọi Siri chút nào.
Siri, trợ lý ảo của Apple được ra mắt cùng iPhone 4s, là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm người dùng với các thiết bị Apple. Thế nhưng, bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao Apple lại dùng Siri để đặt tên cho tính năng này mà không phải là bất kì cái tên nào khác chưa?
Ai nghĩ ra tên gọi Siri?
Dag Kittalaus, cha đẻ của công nghệ nhận diện giọng nói nền tảng của Siri, chính là người nghĩ ra tên gọi Siri. Chia sẻ trong một hội thảo khởi nghiệp diễn ra vào năm 2012, Kittalaus tiết lộ anh lên kế hoạch đặt tên con gái mình là Siri theo tên của một đồng nghiệp cũ (trong tiếng Na-Uy, Siri có nghĩa là “một người phụ nữ sinh đẹp có thể đưa bạn đến chiến thắng”) và thậm chí còn đăng kí tên miền Siri.com. Thế nhưng sau đó anh và vợ mình lại có một cậu con trai.
Ảnh: CNET
Về sau, khi chuẩn bị công bố công nghệ nhận diện giọng nói do mình phát triển, Kittalaus đã nhớ lại và làm sống dậy cái tên Siri. “Các công ty tiêu dùng cần tập trung vào sự thật là tên gọi của tính năng phải dễ đánh vần và phát âm,” Kittalaus chia sẻ.
Apple đã tham gia như thế nào?
Siri, Inc. được thành lập vào năm 2007 và công nghệ này lúc đó được ra mắt dưới dạng một ứng dụng độc lập trên App Store vào năm 2010. Siri, Inc. cũng lên kế hoạch sẽ đưa ứng dụng nói trên lên những chiếc điện thoại Android và BlackBerry. Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi khi Kittalaus, lúc đó là CEO của Siri Inc., nhậ được một cuộc gọi ba tuần sau đó từ Steve Jobs.
Điều gì đã xảy ra?
Video đang HOT
Apple CEO đã mời Kittalaus tới nhà riêng của mình nơi hai người đã có cuộc trò chuyện kéo dài tới ba giờ đồng hồ bên lò sưởi về tương lai công nghệ Siri Inc. đang nắm giữ.
“Anh biết đó, Steve Jobs đã nói về tại sao Apple sẽ chiến thắng và chúng tôi nói thêm về những gì Siri đang làm,” Kittalaus nhớ lại. Appel mya lại Siri với giá 200 triệu USD vào tháng 4 năm 2010, chấm dứt kế hoạch đưa Siri lên các hệ điều hành đối thủ. Nhưng có một vấn đề phát sinh, Apple không thích cái tên Siri.
Tại sao Apple không đổi tên Siri?
Kittalaus, người làm việc cho Apple tới tháng 10 năm 2011, đã mất rất nhiều công sức để thuyết phcụ Steve Jobs rằng Siri là một tên gọi tuyệt vời. Tuy nhiên, cuối cùng, Siri lại được chọn vì một lý do đơn giản hơn: Chẳng ai nghĩ ra được một phương án nào khả thi hơn. Đến nay, một số nguồn tin diễn giải Siri là viết tắt của Speech Interpretation and Recognition Interface (tạm dịch: giao diện nhận diện và diễn giải câu thoại.”
Cây viết Leslie Horn của PC World cũng từng chia sẻ Steve Jobs không thích một số tên sản phẩm như iMac hay iPod, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên chúng bởi không thể tìm được lựa chọn nào tốt hơn.
9 tính năng iOS 14 của Apple đã 'ăn trộm' từ Android
iOS 14 có không ít tính năng đã xuất hiện trên điện thoại Android trong nhiều năm.
Tại sự kiện WWDC 2020, Apple đã chính thức công bố iOS 14. Năm nay, hệ điều hành của iPhone cũng có thêm rất nhiều tính năng mới và không ít trong số đó tương tự với các tính năng đã có trên Androdi từ lâu. Thực tế, mảng phần mềm trên di động đã và đang đi vào giai đoạn luẩn quẩn: Những tính năng hay có trên Android rồi sẽ có mặt trên iOS và ngược lại.
Widget trên màn hình Home
Trong nhiều năm, màn hình Home của iOS gần như là một màn hình tính. Dù vậy, Apple cuối cùng cũng đã cho phép người dùng thêm các widget vào màn hình Home từ iOS 14. Trước đó, widget luôn là một trong những điểm khác biệt cơ bản mà nhiều người nhắc đến giữa Android và iOS. Đây cũng là một tính năng mà Google liên tục mở rộng, thay đổi theo năm tháng như cho phép tuỳ chỉnh kích thước, hỗ trợ các widget bên thứ ba và một giao diện để xem toàn bộ widget. Các tính năng này cũng đều đã xuất hiện trên iOS mới.
Xem ứng dụng theo danh sách
Tính năng "App Library" nhìn chung không khác gì với màn hình App Drawer trên Android: một danh sách toàn bộ các ứng dụng trên điện thoại người dùng. Apple cũng đồng thời cho phép người dùng giấu các ứng dụng trên màn hình Home song tất cả các ứng dụng đều sẽ được hiển thị trong App Library tương tự như cách làm của Google.
Dù vậy, khác với Android, danh sách ứng dụng của Apple còn cho phép lọc ứng dụng theo các danh mục khác nhau, ví dụ như mạng xã hội, giải trí hay trò chơi Apple Arcade.
Ứng dụng trình duyệt và mail mặc định từ bên thứ ba
Thực tế, đây không hẳn là điều "Apple đã lấy trộm từ Android" mà là điều "Apple nên làm trong suốt những năm qua nhưng từ chối làm". iOS 14 cuối cùng cũng cho phép người dùng lựa chọn các ứng dụng mail và trình duyệt mặc định của mình, thay vì bó buộc vào Mail hay Safari.
Siri và cuộc gọi hiển thị tế nhị hơn
Trong iOS 14, Siri sẽ chỉ hiển thị dưới dạng một icon nhỏ dưới đáy màn hình thay vì chiếm toàn bộ màn hình như trước. Kết quả tìm kiếm của Siri cũng sẽ xuất hiện trong một cửa sổ nhỏ hơn ở góc trên màn hình mà không hiển thị ra toàn màn hình. Đây là cách tiếp cận tương tự của Google Assistant trên Android.
Bên cạnh đó, Apple cũng giới thiệu một thiết kế mới mang tên gọi "compact call". Lúc này, cuộc gọi đến cũng được hiển thị tế nhị hơn thay vì chiếm trọng màn hình gây khó chịu.
App Clips
Một trong những ý tưởng khá thú vị cũng được thêm vào iOS 14 là App Clips. Nó cho phép các nhà phát triển ứng dụng "tách" ứng dụng của mình thành nhiều gói nhỏ. Từ đó, người dùng có thể tiếp cận các tính năng quan trọng mà không cần cài đặt toàn bộ ứng dụng. Đây là một ý tưởng hay mà Google từng thực hiện trong Android P vào năm 2018 (tên là App Slices) và vào năm 2017 (tên là Instant Apps).
Chỉ đường đạp xe
Apple Maps luôn bị xem là kẻ theo sau Google Maps song sau mỗi lần iOS cập nhật, khoảng cách giữa hai ứng dụng này lại hép dần. iOS 14 mới đây đã bổ sung thêm một tính năng liên quan đến hoạt động đạp xe của người dùng với khả năng chỉ đường (cân nhắc thêm các yếu tố như độ cao, có bậc thang hay có đường đi xe đạp riêng).
Dịch thuật
Google Translate có thêm một đối thủ trong iOS 14 khi Apple cho phép người dùng dịch các nội dung được gõ vào hoặc được nói trên ứng dụng Translate. Safari trong khi đó được tích hợp thêm tính năng dịch toàn bộ website. Dù thế, với 11 ngôn ngữ hỗ trợ ở thời điểm ra mắt, sản phẩm của Apple vẫn kém xa sự đa dạng của Google.
Picture-in-Picture
Picture-in-Picture là tính năng cho phép người dùng xem video trên một cửa sổ nhỏ trong khi dùng bất kì một ứng dụng nào khác. Picture-in-Picture từng có mặt trên Android 8.0 và iOS 11 (dành cho iPad) song đây là lần đầu tiên người dùng iPhone được trải nghiệm nó.
Quản lí mật khẩu
Được Google giới thiệu cuối năm ngoái, Safari cũng có thêm tính năng cảnh báo mật khẩu tương tự Chrome. Nó có khả năng thông báo người dùng khi một mật khẩu họ đang dùng có thể đã bị lộ.
Cựu nhân sự Apple chia sẻ thông tin đáng sợ về những chiếc iPhone iPhone có thể không riêng tư như bạn nghĩ khi bạn có thể bị "nghe lén" bất kì lúc nào qua Siri. Một nguồn tin mới đây đã tiết lộ rằng Apple bí mật lưu trữ các đoạn ghi âm thông qua Siri, trợ lí ảo bằng giọng nói trên các thiết bị Apple. Thomas le Bonniec theo đó là một nhân viên...