Đồ ăn Việt Nam dễ làm trong các bữa ăn đơn giản
Cá kho, rau muống xào tỏi, dưa muối, chả, giò,… có lẽ đã trở thành món ăn quen thuộc gắn với tuổi thơ của rất nhiều người, và cũng là những món đồ ăn Việt Nam truyền thống vô cùng thân thuộc.
Hãy cùng điểm qua những đồ ăn Việt Nam mà ta vẫn thường bắt gặp trong những bữa cơm gia đình ấm cúng của người Việt nhé.
Cá kho:
Là món ăn làm từ cá chế biến bằng cách kho với kẹo đắng, vị chua, vị ngọt và nước mắm.
Cá khô:
Cá tươi đem bỏ ruột, để nguyên con, xẻ đôi, rồi đem phơi khô ngoài nắng. Trước khi phơi có khi cá được xát muối để giúp việc bảo quản. Cá thu và cá thiều khô được nhiều người ưa chuộng.
Chả:
Miếng thịt lợn, thịt bò, cá, tôm, mực…, kích thước thích hợp, nguyên miếng (chả miếng) hay là được băm viên (chả viên), giã hay xay nhuyễn rồi rán hoặc nướng.
Dồi:
Lòng già được nhồi đầy hỗn hợp gồm tiết và các loại rau, gia vị, tỏi, lạc và đậu xanh. Sau khi nhồi đầy chặt thì được hấp cách thủy cho chín hoặc nướng.
Dưa muối:
Sử dụng rất đa dạng các loại rau, củ, quả phối trộn với muối theo một tỉ lệ nhất định theo kinh nghiệm của người ẩm thực không quá mặn cũng không quá nhạt.
Giò:
Giò là thịt (gia súc, gia cầm) giã nhuyễn, được gói chặt và luộc chín trong nước, thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam với nhiều biến thể như: giò bò, giò lợn, giò ngan,…
Video đang HOT
Hay còn gọi là tràng là hình thức lòng lợn non thái khoảng 2 đốt ngón tay luộc chín hoặc xào.
Rau muống xào tỏi :
Rau muống luộc qua hoặc không xào trên lửa to với dầu (mỡ) và tỏi đập dập. Rau muống xào đạt chuẩn là phải chín tới, xanh và giòn.
Riêu:
Hay còn gọi là canh chua là hình thức các loại rau củ quả nấu với các loại thịt hay thủy sản khác nhau, trong đó dùng một gia vị chua (thường là mẻ) để tạo vị chua thơm ngon cho nước canh.
10. Ruốc:
Chế biến từ thịt lợn nạc, thịt gà bỏ xương và da, cá rút xương, bỏ da hoặc tôm to rang chín rồi dùng chày giã dập, cho vào chảo tiếp tục rang, sấy thật nhỏ lửa.
11. Thịt kho:
Thịt lợn (luôn phải có mỡ, nếu không phải thêm mỡ hoặc dầu ăn) vào nồi đun cho tới chín, cho thêm nước mắm để có vị mặn nhạt theo sở thích.
Những món đồ ăn Việt Nam truyền thống trên đây có thể đã không còn phổ biến nữa nhưng đó vẫn là những món ăn làm nên nét đặc trưng riêng cho ẩm thực Việt.
Muốn chế biến lòng lợn ngon phải nắm được bí quyết này
Không phải ai cũng biết cách chế biến lòng lợn ngon, giòn, thơm, nếu không có bí quyết lòng sẽ bị thâm đen, dai.
Dưới đây là cách chế biến lòng lợn ngon và giòn sần sật.
Lòng lợn là một món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chế biến lòng lợn ngon, giòn, thơm, nếu không có bí quyết lòng sẽ bị thâm đen, dai.
Bạn hãy thực hiện cách chế biến lòng lợn dưới đây để được món ăn ngon.
* Lòng non
- Chọn lòng mây, se điếu, hoặc nếu không có thì chọn lòng trắng dày tay một chút, rửa sạch với hỗn hợp muối trắng - dầu ăn. Đặt miệng lòng vào vòi nước xả thật mạnh cho sạch bên trong. Để ráo nước.
- Chuẩn bị 1 bát nước đá, vắt thêm 1 quả chanh vào.
- Bắc nồi nước vừa phải. Đun sôi thả lòng vào đậy vung. Đun mức lửa to nhất cho lòng sôi 3 đến 4 phút. Vớt lòng luôn ra bát nước đá đã chuẩn bị. Bước này để lòng giữ được độ giòn.
* Dạ dày
- Dạ dày luộc càng kĩ càng giòn. Một cái dạ dày phải để lửa vừa sôi trong 30 - 40 phút. Đảm bảo giòn tan trong miệng.
- Chọn dạ dày thì đúng là phải dày. Nhiều phần màu đen sẽ rất giòn.
- Bóp muối, cạo lớp vàng đầu cổ vũ sau đó bóp dầu ăn thật kĩ. Rửa lại bằng nước sạch rồi cho luôn vào nồi nước lạnh luộc chứ không đợi nước sôi như lòng non.
* Gan
- Gan thì chọn gan nếp là phần gan có màu vàng nhạt. Về khía ra ngâm với một chút sữa tươi không đường để khử độc rồi rửa sạch lại.
- Đun sôi nước rồi mới thả gan vào. Luộc lửa vừa đến khi chọc được đũa vào và thấy gan chỉ còn nước hơi hồng thì vớt ra chậu nước đá. Để quá là gan khô lắm.
* Tiết
- Tiết luộc là món ăn rất tốt. Một tuần nên ăn 1 - 2 lần. Giúp lọc sạch nội tạng, giảm đau đầu. Nhưng nên ăn vào bữa trưa vì tiết khó tiêu hoá.
- Chọn mua tiết đỏ tươi vào buổi sáng.
- Thái hành, rau ngổ, rau răm mỗi thứ 1 chút thôi vào bát tiết. Thêm 1 thìa nhỏ mì chính. Đánh tan lên. Sau đó đổ thêm 2 bát con nước lã vào. Khuấy đều đợi một lúc để tiết đông lại. Lấy dao sắc cắt từng miếng vừa.
- Đun sôi 1 nồi nước cho thêm 1 thìa cà phê bột canh hoặc hạt nêm. Nhẹ nhàng cho tiết đã đông vào luộc. Khi bắt đầu tiết sôi thì hạ lửa nhanh không sẽ trào ra. Luộc tiết tầm 10 phút xắn đôi thử 1 miếng nếu không còn thấy đỏ là đã chín. Múc ra bát lại rắc thêm chút hành ngổ và đầu hành trần lên.
* Dồi
- Chọn khấu đuôi : trắng dày nhỏ. Tiết tươi đỏ. Mỡ khổ bóng. Rau ngổ Hành Răm
- Làm sạch lòng với hỗn hợp dầu ăn muối trắng. Bóp thật kĩ. Lộn ngược lại. Vì bên trong có rất nhiều tật phải bóc đi. Rửa sạch lại với nước. Đun 1 nồi nước sôi thả lòng đã làm sạch vào trần qua 30 giây vớt ra chậu nước lạnh rửa lại. Để ráo nước.
Trộn nhân
- Mỡ khổ luộc sơ qua. Băm nhỏ.
- Hành - răm - ngổ thái thật nhỏ
- Mì chính - hạt nêm ( 1 chút )
- Trộn đều với mỡ và hành răm
- Cho tiết vào hỗn hợp. Cho thêm nước lã ( tỉ lệ tiết 3 nước 2 )
- Trộn đều đợi cho tiết đông lại thì nhồi. Không chặt tay quá tránh lúc luộc bị bục.
Luộc dồi: Đun sôi nước với 1 chút muối. Cho lòng vào. Khi bắt đầu sôi thì cho lửa vừa. Sôi lăn tăn tầm 3 phút thì dùng kim châm lòng để không bị vỡ. Châm đều vừa phải. Đậy vung vừa lửa cho đến khi châm không còn thấy nước đỏ là lòng chín.
Chúc các bạn thành công!
Đậm đà món cá kho của người Việt Tôi thích ăn cá kho lắm. Trong các món mặn của người Việt, nhất là vào thời bao cấp có lẽ cá kho là món phổ biến và được nhiều người ưa thích bậc nhất. Cái dĩ vãng trầm lặng về một thời gian khó cứ ấn tượng mãi đến mức bây giờ được ăn miếng cá kho lại nhớ cả một bầu...