Đồ ăn dặm mẹ phải bỏ ngay khi mất điện
Rất nhiều đồ ăn dặm mẹ bảo quản trong tủ lạnh sẽ mất hết chất sau một đêm mất điện.
Mùa nóng đến là lúc hầu hết mọi gia đình tăng cường sử dụng các thiết bị điện trong nhà, nhất là những nhà có trẻ nhỏ. Chính vì lượng điện tiêu thụ quá cao, tình trạng luân phiên cắt điện thường xuyên diễn ra trong hè khiến nhiều mẹ “lao đao” trong việc bảo quản đồ ăn cho bé. Có những món mẹ đã kì công chuẩn bị cho bé ăn ngày hôm sau, vừa bỏ vào tủ lạnh đã mất điện đến vài tiếng. Vậy là công sức của mẹ “đổ sông đổ bể”. Tuy nhiên rất nhiều mẹ tiếc công nên vẫn chờ có điện và lại “bảo quản” tiếp đồ ăn. Trên thực tế, có những thức ăn mẹ vẫn có thể để lại tủ lạnh sau khi mất điện nhưng có những món mẹ phải loại bỏ ngay lập tức. Mẹ hãy tham khảo những món không được tiếp tục sử dụng sau khi đã mất điện sau đây để đảm bảo an toàn cho các bữa ăn của bé:
Thịt gia súc, gia cầm và hải sản
Thịt bò, lợn,thịt gia cầm sống hay hải sản như cá hồi, ngao… sẽ có nguy cơ hỏng ngay khi để quá 2 tiếng ở nhiệt độ bên ngoài. Danh sách này bao gồm cả đồ ăn thừa để tủ lạnh đã qua chế biến, và toàn bộ các món ăn liên quan đến thịt hoặc hải sản khác như salad cá ngừ, pizza v.v.
Món cháo cá hồi của mẹ sẽ không còn khả thi nếu cá không được bảo quản lạnh quá 2 tiếng (ảnh minh họa)
Đối với các bé đang trong độ tuổi ăn dặm, nhiều mẹ có thói quen chế biến các món ăn mặn sẵn và cho vào tủ lạnh để nấu cháo dần. Các mẹ nên lưu ý kĩ nếu chẳng may nhà mất điện thì mẹ cũng không được “tiếc rẻ” mà nấu cho bé những đồ ăn này.
Bài liên quan:
Các sản phẩm từ sữa
Hẳn tủ lạnh của mẹ sẽ chất đầy những sản phẩm này khi nhà có em bé. Tuy nhiên nếu mất điện, toàn bộ các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, kem, sữa chua … đều không thể sử dụng lại sau khi có điện nữa. Ngay cả các túi sữa mẹ đông lạnh cũng trở nên không an toàn khi để trong tủ lạnh mà không có điện.
Sữa chua sẽ hỏng ngay khi nhà mất điện vài giờ (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tuy nhiên, bơ và bơ thực vật lại nằm ngoài danh sách này. Vậy nên mẹ có thể nhẹ nhõm hơn vì mình còn “cứu vớt” được một chút đồ ăn sáng cho bé sau sự cố mất điện.
Trứng
Trứng để trong tủ lạnh bị mất điện sẽ không còn an toàn cho bé (ảnh minh họa)
Trứng để bên ngoài có thể sẽ không có vấn đề gì lớn. Nhưng một khi trứng đã được bảo quản trong tủ lạnh, mẹ phải luôn giữ chúng trong môi trường lạnh ấy. Nếu nhà mất điện, toàn bộ trứng và các sản phẩm từ trứng sẽ không còn an toàn để bé sử dụng nữa. Mẹ có thể sẽ phải nghĩ ra một món mới thay vì món cháo trứng yêu thích của bé.
Hoa quả
Các loại trái cây tươi để trong tủ lạnh hoàn toàn có thể ăn được nếu không có hơi mát tủ lạnh trong một vài tiếng. Tuy nhiên, nếu mẹ đã cắt hoa quả ra thành từng miếng nhỏ, chỗ đồ ăn này sẽ không còn có giá trị sử dụng sau khi nhà mất điện.
Đĩa hoa quả ngon lành ướp lạnh này sẽ không còn ngon nữa nếu nhà mất điện (ảnh minh họa)
Tốt nhất, mẹ nên cắt sẵn một lượng hoa quả vừa đủ cho mỗi bữa ăn của bé và không để thừa lại trong tủ lạnh.
Các loại sốt
Bé sẽ chẳng còn hứng thú với món salad mayonaise nữa vì chúng sẽ chua loét sau 1 đêm mất điện (ảnh minh họa)
Thật không may, nếu tủ lạnh không được cung cấp điện trong vòng 8 tiếng, có một số loại sốt sẽ không thể “trụ” nổi. Điển hình trong danh sách này là các món sốt kem, mayonaise, sốt cà chua. Có thể mẹ sẽ phải đi siêu thị sắm lại từ đầu những nguyên liệu này khi điện mất qua đêm.
Cơm, mì ống
Thật đáng tiếc khi phải đổ đi cả một bát cơm hay một đĩa mì ống mẹ để dành cho bữa trưa hôm sau. Nhưng khi nhà mất điện, tủ lạnh không còn hơi mát, những loại thực phẩm này sẽ dễ dàng bị thiu và hỏng. Chắc hẳn bé sẽ không muốn ăn những món này cho bữa trưa của mình.
Cơm của bé sẽ thiu ngay nếu không được bảo quản lạnh trong trời nóng (ảnh minh họa)
Rau
Các loại rau đã được nấu chín, hay rau chưa chế biến nhưng đã được thái, rửa qua nước và bọc trong túi bóng sẽ không còn giữ được độ tươi ngon cũng như chất dinh dưỡng sau một buổi mất điện. Vì vậy nếu mẹ có ý định nấu cháo rau cải cho bé thì hãy cân nhắc lại việc sử dụng những loại rau này.
Theo Khampha
Hàng ngàn hộ dân HN sẽ tiếp tục mất nước trong 6 ngày tới
"Sau mỗi vụ mất điện tại nhà máy nước Hòa Bình, những hộ dân ở xa phải mất 6-7 ngày nước mới có lại bình thường được.", ông Nguyễn Anh Việt - Giám đốc công ty CP đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) nói.
Vị giám đốc công ty nước cho biết hôm nay (22/5), điện lực Hòa Bình thông báo tạm thời cắt điện trong 3 giờ đồng hồ. Nhà máy nước Sông Đà Hòa Bình sẽ không hoạt động được trong thời gian đó. Hậu quả là những hộ dân ở vùng xa, mất nước đợt vừa qua, có thể sẽ tiếp tục bị mất nước trong 6-7 ngày tới.
Như tin đã đưa, trong hơn 10 ngày qua, hàng ngàn hộ dân thuộc các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông (HN) bị mất nước sạch sinh hoạt. Khu vực mất nước nghiêm trọng nhất là khu vực phường Định Công, Hoàng Mai. Người dân phải tiết kiệm từng chậu nước, nhịn tắm giặt, đặt mua nước giếng khoan để dùng.
Người dân ở Định Công Thượng (Hoàng Mai) xin từng xô nước giếng khoan về dùng
Được biết, tối ngày 21/5, tình trạng mất nước tại các khu vực trên đã cơ bản được khắc phục. Chỉ còn một số hộ dân ở khu vực sâu trong ngõ, địa hình cao vẫn bị mất nước. Công ty nước sạch Viwaco đã điều xe Stec hỗ trợ cấp nước ngày 20/5.
Mỗi lần mất điện lại mất nước?
Trưởng phòng điều độ công ty điện lực Hòa Bình xác nhận khu vực xã Phú Minh, Kỳ Sơn (HB) - nơi đặt nhà máy nước Sông Đà Hòa Bình mất điện ba lần. Cụ thể vào ngày 16-17/5, thời gian mất điện từ 15h30 đến 23h30, ngày 19/5 mất điện trong vòng 3 tiếng. Ngày 22/5, công ty cũng có kế hoạch cắt điện trong vòng 3 tiếng. Nguyên nhân mất điện để sửa chữa trạm biến áp bị sét đánh.
Vị này cho biết, nhà máy nước dùng đường điện riêng và cũng không có phương án ưu tiên đặc biệt về nguồn điện. Do đó, nếu có thiên tai hay sự cố bất thường xảy ra thì nhà máy vẫn mất điện.
Người dân phải dùng nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh
Trước đó, ông Nguyễn Anh Việt - GĐ công ty nước sạch Viwaco giải thích một trong những nguyên nhân mất nước là do ở nhà máy nước Sông Đà Hòa Bình mất điện 3 lần. Khi có điện, để khởi động cho nhà máy nước hoạt động cũng phải mất một thời gian nhất định. Sau đó, sẽ mất ít nhất từ 3-4 ngày để nước chảy đến những hộ ở cuối nguồn, lâu hơn có thể 6-7 ngày.
Chiều ngày 21/5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Sở xây dựng TP Hà Nội tổ chức họp với các đơn vị cấp nước trên địa bàn thành phố, về việc cung ứng nước cho người dân mùa hè.
Tại cuộc họp, Ông Lê Văn Dục, giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội nêu lên hàng loạt "điểm đen" sẽ thường xuyên mất nước là: phường Định Công (quận Hoàng Mai) và 2 xã phía bắc Thanh Trì; các khu vực ngõ từ 378 đến 530 Thụy Khuê, số nhà 909 Đê La Thành 1, 297 Đê La Thành 3 cùng khu vực ngoài đê Chương Dương... Nguyên nhân được giải thích là do cốt địa hình cao và nằm ở cuối nguồn.
Nhà máy nước Sông Đà Hòa Bình là nhà máy nước lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nhà máy thuộc dự án đưa nước sạch từ sông Đà (Hòa Bình) về Hà Nội, cung cấp nước cho chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông do Tổng công ty CP Vinaconex làm chủ đầu tư. Công trình này là một trong hai công trình mà Vinaconex được trao tặng "Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam" năm 2010. Nhà máy nước được đưa vào sử dụng từ năm 2008, sau ít năm vận hành, đường ống dẫn nước này liên tục bị vỡ khiến hàng chục ngàn hộ dân tại Hà Nội khốn đốn, đảo lộn sinh hoạt vì mất nước.
Theo Khampha
Tá hỏa điện cúp giữa lúc nóng như lửa Giữa thời điểm trời nắng nóng cao điểm, người dân Sài Gòn lại nháo nhác vì bị cúp điện. Nhiều chiêu "ứng phó" cũng được người dân tung ra. Tháo chạy khỏi... nhà Tối 17/5, nhiều khu vực phường 3, quận Bình Thạnh, TPHCM nhốn nháo vì mất điện đúng giờ các gia đình chuẩn bị ăn cơm tối. Ngay lập tức, các...