Đỗ 2 đại học vẫn lên đường nhập ngũ
Thi đậu vào cả hai trường Công đoàn và Kinh doanh Công nghệ, Thành Ngọc Anh xin bảo lưu kết quả học tập, nhận lệnh lên đường tòng quân.
Sáng 6/9, TP Hà Nội tổ chức lễ giao quân lần thứ 2 năm 2013. Trời mưa tầm tã song người thân của chiến sĩ mới vẫn đến chật kín Trung tâm triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam để dự lễ. Trong số hàng chục công dân được gọi nhập ngũ của phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng), Thành Ngọc Anh là chiến sĩ đặc biệt nhất.
Gương mặt hiền lành, tuấn tú, cậu thanh niên 18 tuổi cho biết đã nhận được giấy báo nhập học của hai trường đại học Công đoàn và Kinh doanh Công nghệ. Thế nhưng cùng lúc đó cậu cũng nhận được lệnh gọi nhập ngũ. Không hề buồn hay lo lắng, bởi Ngọc Anh hiểu rõ thông tư 13 của liên bộ Quốc phòng và Giáo dục đào tạo, phải ưu tiên cho nhiệm vụ quân đội.
Đến trường bảo lưu kết quả, Ngọc Anh chuẩn bị đồ đạc và tâm lý để vào môi trường quân đội. Có bố mẹ là quân nhân, Ngọc Anh hiểu rõ nhiệm vụ cao cả mà người lính gánh trên vai. Chàng trai trẻ cũng quen với kỷ luật giờ giấc, công việc được bố mẹ dạy dỗ.
Tân binh trong ngày nhập ngũ. Ảnh: ML.
“Mẹ tâm sự, dặn dò em rất nhiều trước lúc lên đường. Mẹ nói phải giữ gìn sức khỏe và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Em cũng nghĩ rằng, thanh niên bây giờ phải học nhiều thứ, không chỉ ở giảng đường. Quân đội sẽ cho em nhiều kiến thức mà nếu chỉ nghe nói hay nhìn thấy em sẽ không tiếp thu được. Em chắc chắn sẽ bản lĩnh và trưởng thành khi trở về nhập học”, Ngọc Anh tự tin nói.
Trong số các chiến sĩ mới ở phường Lê Đại Hành, Vũ Phi Long cũng là một chiến sĩ đặc biệt. Đang học đại học năm thứ 2, Long xin bảo lưu kết quả và viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Cậu tâm sự, sau một năm học ngành Công nghệ Thông tin, cảm thấy đam mê không còn nhiều. Nghĩ rằng cần cho bản thân một thời gian để định hình lại ước mơ và rèn luyện, Long quyết định chọn môi trường quân đội.
“Gia đình bên ngoại của em đều là quân nhân, từ ông ngoại, mẹ đến cậu. Em rất thích màu xanh áo lính và muốn trải nghiệm cuộc sống bộ đội. Em sẽ học hỏi được rất nhiều, và thời gian rèn luyện sẽ giúp em chín chắn hơn, hiểu rõ được đam mê của mình”, Long nói và cho hay, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nếu Công nghệ Thông tin vẫn còn hấp dẫn thì sẽ quay trở lại trường học tiếp.
Rất nhiều chiến sĩ tòng quân hôm nay cũng viết đơn tự nguyện lên đường nhập ngũ. Bịn rịn bên vợ con, ông bố trẻ Nguyễn Quốc Anh (sinh năm 1990) muốn trưởng thành hơn, đủ sức chăm lo, gánh vác gia đình đã xin vào bộ đội. Vốn là “công tử”, được nuông chiều nên quyết định của Quốc Anh không khỏi làm bố mẹ lo lắng.
Video đang HOT
Mẹ cậu hỏi lại và dọa “nếu con vào bộ đội mà không chịu được, bỏ về nhà thì sẽ bị phạt nặng đấy”, Quốc Anh vẫn khẳng định quyết tâm “muốn thay đổi mình, được làm việc, rèn luyện và va vấp”. Đến lúc này cả gia đình mới thực sự yên tâm và động viên, chuẩn bị cho ngày lên đường của Quốc Anh.
Chiến sĩ bịn rịn chia tay người thân. Ảnh: ML.
Ôm đứa con 9 tháng tuổi, chị Dương Kim Dung (vợ Quốc Anh) cho biết khi nghe chồng nói về việc tình nguyện nhập ngũ, chị cũng lo lắng về việc thân gái một mình nuôi con. Thế nhưng được chồng chia sẻ tâm nguyện, hai bên nội ngoại ủng hộ, chăm lo, chị cũng xuôi lòng.
“Tôi mong chồng sẽ góp sức lực để xây dựng quân đội, hoàn thành nghĩa vụ của người công dân với đất nước. Mặt khác, quân đội cũng là nơi kỷ luật nghiêm minh, sẽ giúp chồng tôi rèn luyện được giao tiếp, sức khỏe, cách sống, cách làm việc…, từ đó trưởng thành và hiểu biết hơn”, chị Dung tâm sự.
Đại tá Nguyễn Mạnh Toàn, trưởng phòng quân lực, Bộ tư lệnh thủ đô cho biết, việc tuyển quân năm nay có nhiều nét mới, đó là dù đỗ đại học nhưng có lệnh gọi nhập ngũ thì công dân phải chấp hành quân lệnh, không thực hiện bù đổi quân nếu có công dân không đủ tiêu chuẩn bị đơn vị loại trả. Việc tuyển quân cũng ưu tiên những người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để phục vụ xây dựng cho quân đội.
Quá trình tuyển quân phải đảm bảo 6 công khai. Đó là công khai danh sách những người trong độ tuổi gọi nhập ngũ, người thuộc diện miễn, tạm hoãn, danh sách được điều động đi khám sức khỏe, trúng tuyển, danh sách được gọi, trốn tránh. Chiến sĩ mới sau khi huấn luyện sẽ được chuyển về các đơn vị như Lữ đoàn Công binh 299 (quân đoàn 1), Binh chủng hóa học và Tổng cục hậu cần…
Đại tá Toàn nhận định, chất lượng quân năm nay khá cao với 287 chiến sĩ đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng (chiếm 12%, tăng 207 người so với năm trước). Số quân tốt nghiệp THPT là hơn 1.600 (đạt trên 68%). Chiến sĩ là đảng viên có 8 người, cán bộ công chức 24 người, tình nguyện 713, dân tộc ít người 16.
Theo trưởng phòng quân lực, việc gọi những công dân tốt nghiệp lớp 12 và có trình độ cao hơn nhằm xây dựng quân đội hùng mạnh bởi chất lượng đầu vào cao, chiến sĩ sẽ nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được vũ khí công nghệ hiện đại. “Đi học hay nhập ngũ đều là cống hiến cho đất nước. Môi trường quân đội sẽ dạy công dân rất nhiều, giúp họ hoàn thiện và trưởng thành hơn”, ông Toàn nói.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Nhập ngũ không mất cơ hội học hành
Đại tá Bùi Văn Tâm, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP HCM, gửi gắm: "Thanh niên trúng tuyển ĐH, CĐ hãy yên tâm nhập ngũ nếu được tuyển chọn, việc nhập ngũ không làm mất cơ hội học hành và giấc mơ của các em".
Phóng viên: Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân vừa yêu cầu Bộ Tư lệnh TP có trách nhiệm chỉ đạo ban chỉ huy quân sự các địa phương về việc nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đợt 2 năm 2013. Vậy, công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đang được tiến hành như thế nào?
- ại tá Bùi Văn Tâm: Bộ Tư lệnh đã chỉ đạo ban chỉ huy quân sự các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tiếp tục thực hiện nghiêm việc tuyển chọn và gọi công nhân nhập ngũ hằng năm.
Từ đợt 2 năm 2013 trở đi, sẽ tiếp tục đột phá nâng cao chất lượng trong công tác tuyển quân, ưu tiên tuyển chọn những cán bộ công chức, viên chức đang làm việc ở các cơ quan ảng, nhà nước, đoàn thể xã hội còn trong độ tuổi; thanh niên có trình độ từ trung cấp đến H. Chọn hết thanh niên có sức khỏe loại 1, loại 2 và hạn chế thấp nhất loại 3.
Hiện nay, rất nhiều học sinh trúng tuyển kỳ thi H, C vừa rồi rất băn khoăn chuyện phải nhập ngũ. Ông có thể giải tỏa băn khoăn này?
- Vào cuối tháng 8, hầu hết các thí sinh trúng tuyển đã nhận được giấy báo nhập học vào các trường H, C trong cả nước. ây cũng là thời điểm hội đồng xét tuyển nghĩa vụ quân sự tại các địa phương phát lệnh gọi nhập ngũ cho những thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đợt 2. Nhiều thí sinh vừa biết kết quả trúng tuyển H, C đồng thời với lệnh gọi nhập ngũ.
Theo Thông tư liên tịch số 13/2013 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và ào tạo sửa đổi bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học trong cùng thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Thanh niên TP HCM hăng hái lên đường nhập ngũ trong đợt 1 năm 2013 Ảnh: Phan Anh
ối với công dân đã vào quân đội, nếu có giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ H, C, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nơi phát hành giấy báo nhập học bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Với những trường hợp có giấy báo nhập học sau khi đã nhập ngũ, kết quả sẽ được bảo lưu cho tới khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra, thí sinh đã đăng ký nhập học rồi mới nhận lệnh gọi nhập ngũ, nhà trường có trách nhiệm báo cáo đơn vị tuyển quân và chính quyền địa phương là thí sinh này đã làm thủ tục nhập học và đề nghị học xong mới thực hiện lệnh nhập ngũ.
Ông đánh giá như thế nào về chất lượng công dân nhập ngũ đợt 2 năm 2013?
- Rõ ràng là chất lượng công dân nhập ngũ đợt 2 năm 2013 cao hơn nhiều so với trước đây. Những năm trước, nhiều trường hợp chỉ cần có giấy báo nhập học (có trường hợp không học - PV) nộp cho địa phương vẫn được hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự. Tất cả thí sinh trúng tuyển H, C đều được hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự nên chất lượng thanh niên nhập ngũ thấp, không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa quân đội.
Thông tư liên tịch ra đời đã giải quyết công bằng xã hội, không những nâng chất lượng và trình độ văn hóa trong lực lượng thanh niên nhập ngũ mà còn tạo điều kiện cho các thanh niên được học tập, rèn luyện và hoàn thiện trong môi trường mới. Cụ thể, thanh niên có trình độ H, C, trung cấp đạt gần 26% (tăng hơn 7,95% so với đợt 2 năm 2012); sức khỏe đạt loại 1 và loại 2 cũng tăng hơn 11% so với cùng kỳ.
Nhiều phụ huynh, thí sinh lo lắng sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, việc tiếp tục học tập ra sao, ngành nghề liệu có còn phù hợp?
ại tá Bùi Văn Tâm cho biết đợt 2 năm 2013, TP HCM sẽ có 2.550 công dân nhập ngũ; trong đó Công an TP là 350, quân sự 2.200. Số lượng công dân nhập ngũ vào Quân chủng Hải quân năm 2013 là trên 400, tăng hơn 100 so với năm 2012.
- ây là tâm lý dễ hiểu. Tuy nhiên, phụ huynh cũng như thí sinh hãy yên tâm. Việc nhập ngũ không làm mất đi cơ hội học hành và giấc mơ của các em. Nhập ngũ không chỉ thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc mà môi trường quân ngũ còn giúp thanh niên rèn luyện ý chí, sức khỏe, tính kỷ luật, bản lĩnh. Ngoài ra, Luật Nghĩa vụ quân sự cũng quy định: Sinh viên đã chấp hành nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp H sẽ được ưu tiên tuyển chọn và giới thiệu việc làm.
à Nẵng: Áp dụng nhưng không cứng nhắc Khánh Hòa: 1.000 thanh niên sẵn sàng nhâp ngũ Ngày 2/9, xung quanh việc tân sinh viên phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự trước rồi mới được học tiếp, đại tá Huỳnh Minh Chức, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự TP à Nẵng, cho biết chủ trương này nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, đồng thời tạo ra sự công bằng trong việc tuyển quân. Tuy nhiên, việc áp dụng sẽ không cứng nhắc mà phải vận dụng linh hoạt như tạo điều kiện cho con em những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục học H để giúp gia đình sớm thoát nghèo. ối với những thanh niên vừa trúng tuyển H vừa nhận lệnh gọi nhập ngũ thì phải ưu tiên nhập ngũ, đồng thời bảo lưu kết quả thi để tiếp tục học tập sau khi xuất ngũ. Nếu thanh niên nào có nguyện vọng không tham gia nghĩa vụ quân sự để tiếp tục học tập thì phải làm đơn trình bày lý do để tổ dân phố xác nhận rồi gửi lên hội đồng quân sự địa phương xét duyệt. Những đối tượng được ưu tiên xét duyệt là con em gia đình nghèo, học giỏi; gia đình đã có nhiều người tham gia nghĩa vụ quân sự. Thượng tá Lê Thanh Sơn, Trưởng Ban Quân lực Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa, cho biêt tuyển quân đợt 2 năm 2013, tỉnh Khánh Hòa đã chuân bị sẵn sàng cho ngày hôi tuyên quân sắp đên với 1.000 tân binh giao cho 12 đơn vị quân đội trên cả nước. Theo thượng tá Sơn, khó khăn trong công tác tuyển quân năm nay là có nhiêu thanh niên vừa nhận lệnh gọi nhập ngũ vừa trúng tuyên vào các trường H, C. Vì vậy, các đơn vị tuyên quân phải phôi hợp với chính quyền địa phương đến gặp gia đình có con em chuẩn bị nhập ngũ để phân tích cho họ hiêu kết quả trúng tuyển H, C được bảo lưu, con em họ có thể học tiếp sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Theo H.Dũng - K.Nam
Theo Phan Anh (Người lao động)
Bi kịch người đồng tính từng đi tu, tự tử vì tình Từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành, không một giây phút nào Lộ Lộ được sống yên ổn. Ngoài sự chịu đựng những đòn roi, cô đã từng phải đi nhập ngũ, đi tu, thậm chí là tự tử để giải thoát cuộc đời... Hết đi tu lại tử tự Lộ Lộ tên thật là Lâm Thanh Vinh, sinh ra trong...