DNNN lún sâu trong nợ nần trăm ngàn tỷ
Nhiều Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước vẫn đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất và bức tranh tài chính không an toàn. 28 đơn vị có hệ số nợ đã cao hơn ngưỡng an toàn, lên tới hơn 48 lần.
“Ôm” nợ khó đòi hàng ngàn tỷ
Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ, tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước năm 2014 chưa khả quan hơn năm 2013. Nợ của các tập đoàn, tổng công ty vẫn tăng.
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty cho thấy, tổng nợ phải thu năm 2014 là gần 294.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2013. Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2014 là 11%.
Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.570 tỷ đồng, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2013, chiếm 4,6% tổng số nợ phải thu.
Đáng chú ý, nhóm nợ phải thu khó đòi đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí quốc gia với 3.113 tỷ đồng, kế đến là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nợ 1.807 tỷ đồng, Tập đoàn Viễn thông quân đội nợ khó đòi 616 tỷ đồng. Tổng công ty Công nghiệp Xi măng nợ 613 tỷ đồng. Tập đoàn Than khoáng sản nợ 608 tỷ đồng.
Ngoài ra, các tổng công ty Lương thực Miền Nam nợ 544 tỷ đồng, Lương thực Miền Bắc nợ 504 tỷ đồng, Vietnam Airlines nợ 391 tỷ đồng, Mobifone nợ 344 tỷ đồng,…
Theo báo cáo của công ty mẹ, tổng nợ phải thu là 293.617 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2013. Trong đó nợ phải thu khó đòi là 9.569 tỷ đồng tăng 19,4% so với 2013, chiếm 4,3%/Tổng số nợ phải thu.
Danh sách nợ phải thu khó đòi của các công ty mẹ, đứng đầu là Công ty mẹ – Tập đoàn Bưu chính viễn thông (2.249 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT Lương thực Miền Nam (702 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT CN Xi măng (487 tỷ đồng); Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí quốc gia (459 tỷ đồng); Công ty mẹ Mobifone (345 tỷ đồng); TCT Lương thực Miền Bắc (304 tỷ đồng); Công ty mẹ – TCT Cảng Hàng không Việt Nam (299 tỷ đồng);…
Hiện, các tập đoàn, tổng công ty đã trích lập 12.032 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ trích 6.544 tỷ đồng để làm dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu/Tổng tài sản năm 2014 tăng hơn năm 2013 tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp cho thấy sự phục hồi của thị trường bất động sản chưa rõ nét, khả năng tiêu thụ bất động sản còn chậm.
Video đang HOT
28 tập đoàn, tổng công ty mất an toàn nợ
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.567.063 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 1,41 lần.
Tuy nhiên, có 28 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần như Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin (48,27 lần); Lắp máy Việt Nam (11,67 lần); Tổng công ty 36 (11 lần); Sông Đà (10 lần); Thành An (9,36 lần); Trường Sơn (9,24 lần); Xăng dầu số 1 (8,86 lần);…
Danh sách này cũng có tên Tổng công ty Hàng không VN với hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn là 5,87 lần; TCT Đông Bắc (5,75 lần); TCT Tài nguyên và Môi trường VN (5,5 lần); TCT TCT XD và PTHT (4,97 lần); TCT Giấy VN (4,9 lần);…
Báo cáo hợp nhất còn cho biết, nợ nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty là 381.419 tỷ đồng; trong đó, vay ngắn hạn là 26.955 tỷ đồng, vay dài hạn là 354.464 tỷ đồng). Các tập đoàn, tổng công ty vay lại vốn ODA của Chính phủ là 117.986 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.104 tỷ đồng, vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 91.879 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá, tình hình huy động vốn và khả năng thanh toán của các tập đoàn, tổng công ty có dấu hiệu được cải thiện. Các đơn vị năm 2013 có tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có thì tình hình tài chính năm 2014 bước đầu đã được khắc phục qua quá trình thực hiện tái cơ cấu DNNN, như TCT Xăng dầu quân đội (1,01 lần); TCT Hàng hải VN (1,8 lần).
Bên cạnh đó vẫn còn đơn vị có hệ số thanh toán nợ tổng quát là Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả nhỏ hơn 1 như Công ty TNHH MTV Haprosimex – Hà Nội là 0,51 do kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu nên tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có.
Phạm Huyền
Theo_VietNamNet
Cơ hội đầu tư cổ phiếu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
ACV sẽ bán 3,47% vốn (tương đương 77.804.122 cổ phần) ra công chúng. Mức giá khởi điểm là 11.800 đồng/CP
Cơ hội đầu tư cổ phiếu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã được ACV giới thiệu sáng nay (19/11) tại Hà Nội. Đây là sự kiện được các nhà đầu tư quan tâm khi có tới trên 300 tổ chức và cá nhân khu vực phía Bắc quan tâm đến tham dự.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP có vốn điều lệ: 22.430.985.040.000 đồng. Tổng số cổ phần: 2.243.098.504 cổ phần. Mệnh giá 1 cổ phần là 10.000 đồng/CP.
Theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ACV sẽ bán 3,47% vốn (tương đương 77.804.122 cổ phần) ra công chúng. Bán cho nhà đầu tư chiến lược 20% vốn (448.619.701 cổ phần), công đoàn tại doanh nghiệp 0,13% vốn (3.003.003 cổ phần), người lao động 0,99% (22.127.800 cổ phần), còn lại nhà nước vẫn nắm giữ 75% vốn (1.682.323.878 cổ phần) của ACV sau cổ phần hóa.
Việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ được thực hiện theo phương thức bán đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/12 tới.
Mức giá khởi điểm trong đợt chào bán này được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt là 11.800 đồng/CP, như vậy, thị trường sẽ cần khoảng 918 tỷ đồng để mua hết số cổ phần ACV chào bán ra công chúng (77.804.122 cổ phần).
Tại hội thảo, đại diện ACV đã cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin liên quan đến cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, giải đáp các câu hỏi về tiềm năng phát triển, cơ hội đầu tư vào Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trước khi thực hiện việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng theo phương thức đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/12/2015.
Quản lý 22 cảng hàng không, bao gồm 7 cảng quốc tế
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 Tổng công ty: Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, hiện đang quản lý 22 cảng hàng không trên cả nước (bao gồm 7 cảng hàng không quốc tế và 15 cảng hàng không quốc nội) trong đó có 21 cảng hàng không đang khai thác, góp vốn vào một số công ty con và công ty liên kết.
Các cảng hàng không được đầu tư ngày càng hiện đại và tiện nghi, đảm bảo an ninh an toàn.
Năng lực khai thác của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tăng từ 45,15 triệu hành khách/năm (năm 2011) lên gần 70 triệu hành khách/năm (năm 2015).
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam luôn duy trì tốc độ phát triển ổn định, đảm bảo an ninh an toàn trong mọi tình huống, kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Trong 3 năm (từ 2012 đến 2014): Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã phục vụ trên 132,608 triệu lượt hành khách, tăng trung bình khoảng 16%/năm; đảm bảo an tòan tuyệt đối cho trên 1,006 triệu lượt chuyến bay, tăng trung bình 9,97%/năm; vận chuyển trên 2,284 triệu tấn hàng hóa - bưu kiện, tăng trung bình 15,29%/năm; tổng doanh thu (3 năm) đạt 28.114 tỷ đồng, tăng trung bình 14,86%/năm; lợi nhuận sau thuế (3 năm) đạt 6.342 tỷ đồng, tăng trung bình 29,75%/năm; vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tăng từ 14.805 tỷ đồng (khi hợp nhất năm 2012) lên 19.833 tỷ đồng (năm 2014), tăng 33,96%.
9 tháng năm 2015, sản lượng hành khách của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đạt trên 46,5 triệu hành khách, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển trên 716.000 tấn hàng hóa bưu kiện, tăng 16,1%; phục vụ 331.775 lượt chuyếncất hạ cánh, tăng 19,3% so với cùng kỳ 2014.
Dự báo kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt
Hoạt động kinh doanh của ACV được tách thành 3 phần chính: dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không và bán hàng. Trong đó 81% doanh thu đến từ dịch vụ hàng không, nguồn thu này tăng liên tục qua các năm, đạt khoảng 5.000 - 6.400 tỷ nhờ tốc độ tăng trưởng khối lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa qua cảng và số lượt máy bay hạ cất cánh tại các cảng.
Nguồn dịch vụ phi hàng không chiếm 11% doanh thu. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là khai thác không gian và diện tích mặt bằng trong nhà ga do ACV quản lý như cho thuê văn phòng, cho thuê mặt bằng quảng cáo, phí bến giữ xe.
Hoạt động bán hàng chiếm khoảng 8% tổng doanh thu của ACV chủ yếu từ hoạt động bán hàng miễn thuế, đồ lưu niệm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh các sản phẩm tiện ích.
Lợi nhuận sau thuế của ACV cũng tăng đều qua các năm, mức tăng 53,6% năm 2013 và 9,3% năm 2014, 6 tháng đầu năm 2015 ACV đạt lợi nhuận sau thuế 533 tỷ đồng, ROE năm 2014 là 12,29% và ROA đạt 5,83%.
ACV đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu sau cổ phần hóa hàng năm khoảng 3%, sau 5 năm tăng 12%, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân 12% trong 5 năm, cổ tức 5%/năm, tiếp tục khai thác các cảng hàng không hiện hữu và đầu tư cảng hàng không Long Thành.
Cụ thể: Doanh thu hàng không được dự báo đạt 8.204 tỷ đồng năm 2015 và đạt 11.122 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng tương đương 8%/năm.
Doanh thu phi hàng không và bán hàng được dự đoán đạt 979 tỷ đồng năm 2015 và đạt 1.209 tỷ đồng vào năm 2019, tốc độ tăng trưởng tương đương 7%/năm.
AVC cũng dự báo doanh thu tài chính đạt 823 tỷ đồng năm 2015 và đạt 987 tỷ đồng vào năm 2020.
Doanh thu từ cổ tức được chia dự báo đạt 67 tỷ đồng năm 2015 và đạt 109 tỷ đồng vào năm 2020.../.
Đặng Khanh
Theo_VOV
Bộ CA biệt phái 1 Đại tá làm Phó Tổng GĐ đường sắt VN Đại tá Nguyễn Văn Minh - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) được biệt phái làm Phó Tổng GĐ Tổng Đường sắt Việt Nam. Đại tá Nguyễn Văn Minh - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) được biệt phái làm Phó Tổng GĐ Tổng Đường sắt Việt Nam Bộ Công an vừa cử...