DNA của 6,7 triệu loài động, thực vật trên Trái đất sẽ được bảo quản trên Mặt trăng?
Ngân hàng gen sẽ được xây dựng trong các hang động rỗng hình thành vào thuở sơ khai của Mặt trăng cách đây hơn 3 tỉ năm, đề phòng các tình huống hủy diệt toàn cầu.
Ngân hàng gen trên Mặt trăng
Trình bày ý tưởng tại Hội thảo Hàng không vũ trụ IEEE Aerospaceb mới đây, một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Arizona, Mỹ đã đề xuất thiết lập một kho bảo quản sự sống trên Mặt trăng, gọi là “ Hòm mặt trăng”.
Giống như hầm ngày tận thế Svalbard Global Seed Vault ở Vòng Bắc Cực, Na Uy, kho ngân hàng gen có thể bảo quản tinh trùng, trứng và hạt giống của hàng triệu loài trên Trái đất, như một hình thức bảo hiểm, đề phòng các tình huống hủy diệt toàn cầu do con người hay tự nhiên.
Hầm Mặt trăng được thiết lập bên trong những hang động và đường hầm rỗng dưới bề mặt Mặt trăng được hình thành trong thời kỳ sơ khai hàng tỷ năm trước. Ảnh: Shutterstock.
Kho giống sẽ được giấu an toàn trong những hang động rỗng được tạo bởi các ống dung nham cách đây hơn 3 tỷ năm và sẽ được cung cấp năng lượng bởi các tấm pin mặt trời. Nó sẽ giữ mầm sống của 6,7 triệu loài động thực vật trên và nấm đã được biết đến trên Trái đất, được đưa lên Mặt trăng bằng 250 tàu vũ trụ, theo các nhà nghiên cứu.
Bảo vệ sự sống trước thế giới đầy mong manh
Video đang HOT
Các nhà khoa học tin rằng nỗ lực thiết lập ngân hàng gen trên Mặt trăng có thể bảo vệ động vật hoang dã trên Trái đất trước các kịch bản tận thế do con người và tự nhiên gây ra, chẳng hạn như một vụ phun trào siêu núi lửa hoặc một cuộc chiến tranh hạt nhân,…
Động lực chính đằng sau ý tưởng là tạo ra một cơ sở lưu trữ an toàn ngoài thế giới về đa dạng sinh học, đối phó với một sự kiện tận thế phá hủy thế giới tự nhiên hoặc xóa sổ phần lớn nhân loại.
Thiết kế cơ bản của hòm mặt trăng với các mô-đun lưu trữ đông lạnh ẩn trong các ống dung nham được cung cấp năng lượng từ các tấm pin mặt trời phía trên. Ảnh: Jekan Thanga.
Các mối đe dọa tiềm tàng đối với đa dạng sinh học trên Trái đất được các nhà khoa học đề cập bao gồm: siêu núi lửa phun trào, chiến tranh hạt nhân toàn cầu, va chạm của tiểu hành tinh, đại dịch, biến đổi khí hậu, bão mặt trời và hạn hán toàn cầu.
Jekan Thanga, tác giả chính của ý tưởng, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Thám hiểm Robot trên Mặt trăng và Không gian (SpaceTREx) tại Đại học Arizona nói: “Môi trường và nền văn minh của con người đều rất mong manh. Có rất nhiều tình huống thực sự bi thảm có thể xảy ra.”.
Khả thi
Tạo kho dự phòng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học không phải là một khái niệm mới. Kho chứa hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (hay hầm ngày tận thế) ở Vòng Bắc Cực, Na Uy, lưu giữ các mẫu gen của các loài thực vật điển hình từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hầm chứa đó vẫn có nguy cơ bị phá hủy do biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng hoặc một cuộc tấn công của tiểu hành tinh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ bằng cách lưu trữ thông tin di truyền ở một nơi khác trong Hệ mặt trời, chúng ta mới có thể đảm bảo mầm sống tồn tại trước bất kỳ mối đe dọa nào đối với Trái đất.
Một thiết kế mở rộng của hòm Mặt trăng. Ảnh: Jekan Thanga.
Ông Jekan Thanga cho biết, chưa có tất cả công nghệ cần thiết cho dự án đầy tham vọng này, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể được xây dựng trong vòng 30 năm tới.
Bảo quản mầm giống trên Mặt trăng khả thi bởi đây là thiên thể gần Trái đất nhất, việc tiếp cận dễ dàng hơn nhiều so với việc đưa chúng lên sao Hỏa. Chiếc hòm trên Mặt trăng có thể được cất giấu một cách an toàn trong các ống dung nham. Những hang động và đường hầm rỗng dưới bề mặt Mặt trăng được hình thành trong thời kỳ sơ khai hàng tỷ năm trước của Mặt trăng và chúng vẫn còn nguyên vẹn kể từ đó. Các ống dung nham sẽ bảo vệ hòm khỏi các cuộc tấn công của thiên thạch và bức xạ gây hại DNA. Các ống dung nham cũng được cho là nơi lý tưởng để xây dựng các thành phố của con người trên Mặt trăng.
Các nhà nghiên cứu đề xuất lập bản đồ đầu tiên của các ống dung nham trên Mặt trăng bằng cách sử dụng các robot được thiết kế đặc biệt có khả năng tự hành. Khi robot xác định được ống dung nham phù hợp thì giai đoạn xây dựng có thể bắt đầu.
Nguyên nhân sốc khiến "Trái Đất thứ 2" biến thành hành tinh chết
Hệ Mặt Trời cổ đại từng có đến 2 "hành tinh xanh", nhưng một quá trình bí ẩn và khó tin đã đánh cắp hết đại dương ở "anh em song sinh" của Trái Đất.
Hành tinh thiếu may mắn đó chính là Sao Hỏa, nơi NASA tìm ra những bằng chứng thuyết phục về sông ngòi và đại dương cổ đại, thậm chí là các "khối xây dựng sự sống". Mới đây, một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng một chu trình kỳ quái xảy ra hàng năm đã khiến hành tinh khô cạn và chết chóc, dù cùng nằm trong "vùng sự sống" Goldilocks của hệ Mặt Trời với Trái Đất.
Sao Hỏa rất có thể từng là một thế giới giống Trái Đất, nhưng nay đã thành hành tinh khô cằn - Ảnh đồ họa từ dữ liệu NASA
Sứ mệnh NASA MAVEN với tàu vũ trụ MAVEN quay quanh Sao Hỏa từ năm 2014 đã ghi nhận thành phần cấu tạo của lớp trên bầu khí quyển và phát hiện ra điều kỳ lạ. Khi ở gần mặt trời, lượng hơi nước trong bầu khí quyển trên của hành tinh này cao đến bất thường.
Với quỹ đạo hình bầu dục thuôn dài hơn so với quỹ đạo Trái Đất, Sao Hỏa có thời kỳ tiến rất gần Mặt Trời và thời kỳ ở rất xa. Khi tiến gần ngôi sao mẹ, nhiệt lượng từ Mặt Trời đã khiến nước trên bề mặt - bấy lâu tồn tại dưới dạng băng - di chuyển lên tầng trên cùng của bầu khí quyển rồi bị thất thoát vào không gian.
Quá trình này xảy ra mỗi năm trên Sao Hỏa, tương đương với 2 năm ở Trái Đất. Sự mất nước càng mạnh mẽ hơn trong những năm hành tinh bị ủ nóng bởi những cơn bão bụi toàn cầu, thường xảy ra khoảng 10 năm một lần.
Trái Đất của chúng ta may mắn giữ được nước bởi "hiện tượng hygropause". Đó là sự tồn tại của một lớp lạnh trong khí quyển đủ để nước bị ngăn chặn và ngưng tụ, rơi trở lại mặt đất thành mưa chứ không bay lên tầng khí quyển trên, nơi vũ trụ dễ dàng "đánh cắp" hơi nước.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Arizona, Trung tâm Hàng không vũ trụ Goddard của NASA, Trung tâm Nghiên cứu và khám phá khoa học công nghệ không gian ở Maryland (Mỹ). Các kết quả vừa công bố trên tạp chí khoa học Science.
Rơi vào lỗ đen vũ trụ, con người sẽ ra sao? Giáo sư Mỹ cho biết lực hấp dẫn của lỗ đen sẽ chia cắt xương, cơ, gân và thậm chí cả các phân tử trong cơ thể con người. Con người rơi vào hố đen vũ trụ sẽ không có cơ hội sống sót. Điều này được Chris Impey, giáo sư thiên văn học tại Đại học Arizona công bố trong một nghiên...