DN tốn hàng trăm tỷ vì kiểm dịch sản phẩm có chứa sữa chồng chéo?
Hàng năm các doanh nghiệp tốn kém hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch các sản phẩm có chứa sữa (dù thành phần có thể chỉ có vài giọt sữa, hay một ít chất chiết xuất từ sữa), trong khi đó các sản phẩm này đã phải kiểm tra an toàn thực phẩm với các chỉ tiêu giống nhau.
Tại các hội thảo tổ chức tháng 11 bởi Viện Quản lý kinh tế Trung ương và Cục Thú y (Bộ NNPTNT), các hiệp hội trong ngành thực phẩm đã chỉ ra hàng loạt các bất cập trong việc kiểm dịch thú y quy định trong Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT hiện nay, mà vẫn tồn tại trong bản dự thảo sửa đổi thông tư này. Quy định hiện tại yêu cầu các sản phẩm có chứa sữa đều phải kiểm dịch để được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
Đại diện Tiểu ban dinh dưỡng thuộc Phòng Thương mại Châu Âu Eurocham cho biết các sản phẩm có chứa sữa (dù thành phần có thể chỉ có vài giọt sữa, hay một ít chất chiết xuất từ sữa như đạm sữa, chất béo sữa) đã phải kiểm tra an toàn thực phẩm vẫn phải trải qua quá trình kiểm dịch mặc dù các chỉ tiêu kiểm tra là hoàn toàn giống nhau.
Sự chồng chéo này gây ra gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm riêng cho kiểm dịch, mà cuối cùng doanh nghiệp nhận được 1 giấy chứng nhận có giá trị trong vòng vài tháng (?)
Thậm chí các sản phẩm dinh dưỡng y tế dùng cho bệnh nhân chỉ chứa một ít đạm sữa, hay các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em có chứa sữa, đã được tiệt trùng và đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của Codex quốc tế, vốn dĩ cực kỳ an toàn vì đã qua xử lý nhiệt, vẫn phải kiểm dịch động vật.
Tiểu ban dinh dưỡng Eurocham kiến nghị với các sản phẩm chứa các sản phẩm sữa đã tiệt trùng như trên chỉ cần kiểm tra hồ sơ đơn hàng là đủ, nếu cần thì lấy mẫu kiểm nghiệm mỗi năm một lô.
Video đang HOT
TS Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam. (Ảnh: I.T)
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch là chồng chéo lẫn nhau, gây ra sự lãng phí.
Còn tốn kém hơn nữa khi kiểm dịch 1 lô nhưng phải lấy 5 mẫu và doanh nghiệp phải trả chi phí cho 5 lần kiểm với cùng 1 chỉ tiêu vi sinh, trong khi kiểm tra an toàn thực phẩm cũng vẫn các chỉ tiêu như vậy lại chỉ cần lấy 1 mẫu và trả chi phí cho 1 lần kiểm.
Thời gian chờ kiểm dịch dài gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đặc biệt là các mặt hàng có hạn dùng ngắn như sữa chua, sữa thanh trùng, kem, trong khi giấy chứng nhận kiểm dịch lại chỉ có giá trị trong vòng 2 tháng.
Chuyên gia Phạm Thanh Bình, nguyên Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý ( Tổng cục Hải quan) cho rằng Tổ chức Thú y quốc tế OIE và Luật thú y chỉ yêu cầu kiểm dịch “các sản phẩm động vật” là các sản phẩm có nguồn gốc từ cơ thể của một con vật chứ không phải kiểm dịch “các sản phẩm chứa sản phẩm động vật”.
Điều này gây ra bất cập trong lĩnh vực kiểm dịch thú y, đó là phạm vi quá rộng, thủ tục quá phức tạp, chi phí quá cao. Doanh nghiệp thiệt hại, và người thiệt hại cuối cùng là người tiêu dùng do gây giá tăng.
Trước những bức xúc của các Hiệp hội doanh nghiệp, đại diện Cục Thú y giải thích rằng kiểm dịch các sản phẩm động vật là cần thiết và đã được quy định bởi Tổ chức Thú y quốc tế OIE. Để giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, với các sản phẩm đã qua chế biến có nguy cơ thấp, trong Dự thảo Thông tư sửa đổi đã đề xuất 5 lô chỉ kiểm 1 lô.
Các Hiệp hội đều khẳng định dự thảo mới của Thông tư sửa đổi có sự tiến bộ nhưng chưa nhiều do diện kiểm dịch các sản phẩm sữa quá rộng, quá mức cần thiết.
Được biết, ngày 20.11.2018, Hiệp hội Sữa Việt Nam cũng đã gửi Công văn số 94/CV/HHS tới Bộ NNPTNT đề nghị Bộ chỉ đạo Cục Thú y khẩn trương thực hiện nghị quyết của Chính phủ số19-2018/NQ-CP về sửa đổi Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư số 24/2017/TT-BNPTNT để giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp về kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn.
Theo Danviet
Quy định chặt chẽ để tránh doanh nghiệp "lách luật", trốn thuế
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự án Luật quản lý thuế sửa đổi, nhiều đại biểu đã cho ý kiến về quy định xóa tiền nợ thuế.
Dự thảo quy định thẩm quyền xóa nợ cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Thuế và Cục trưởng Hải quan. Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị cân nhắc quy định theo hướng không nên trao quyền cho lãnh đạo ngành Thuế, Hải quan được quyền xóa nợ thuế.
"Nên giao thẩm quyền này cho cơ quan quản lý nhà nước về thuế. Vì cơ quan quản lý thuế là người quyết định ấn định thuế, miễn giảm thuế, phanh nợ thuế, nay lại thực hiện xóa nợ thuế là không phù hợp, dễ tùy tiện vi phạm nguyên tắc, phát sinh tiêu cực và khó kiểm soát", đại biểu nói.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng đề nghị cân nhắc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng thuế hải quan, Cục trưởng thuế hải quan.
"Đề nghị phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xóa nợ từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, Cục trưởng thuế, Cục trưởng hải quan dưới 5 triệu đồng. Nên giải thích rõ ràng trong trường hợp nào là đặc biệt báo cáo Chính phủ để xóa nợ, chậm nộp. Cấp tỉnh và Bộ Tài chính nên có hội đồng xét duyệt các trường hợp nêu trên nhằm đảm bảo khách quan cho cơ quan thuế", đại biểu nói.
Đại biểu Ksor Phước Hà phát biểu tại hội trường (ảnh QH)
Đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương) đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung trường hợp khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với các khoản nợ, chờ, giải quyết miễn giảm thuế của cơ quan quản lý thuế. Thời gian bắt đầu không tính tiền chậm nộp kể từ ngày người nộp thuế nộp đầy đủ hồ sơ miễn giảm thuế theo quy định.
Theo đại biểu, người nộp thuế được miễn giảm thuế khi có phát sinh nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 82, thời gian giải quyết miễn giảm thuế của cơ quan quản lý thuế từ 30 đến 40 ngày. Trong khoảng thời gian này sẽ phát sinh khoản tiền chậm nộp mà cơ quan quản lý thuế phải theo dõi và đôn đốc thu nhưng không được quy định trong trường hợp xóa nợ thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại Điều 85 dự thảo luật.
Thực trạng những năm qua đất nước ta bị thất thu thuế rất nhiều mà chủ yếu là từ các doanh nghiệp là nhận định của đại biểu Ksor Phước Hà (Gia Lai).
"Dân quên một hôm thì nhắc nhở liên tục bằng nhiều phương tiện, cách thức khác nhau. Nhưng doanh nghiệp lách luật, trốn thuế thì phải đợi thanh tra, kiểm tra mới được phát hiện. Phát hiện được rồi, đợi đủ các thể loại đợi, sau đó mới đẻ ra được những hình thức thông cáo, chế tài xử lý.
Nợ thuế lâu năm chỉ cần một câu lỗ vốn, vô ý quên, vô ý nhầm có thể thoát thân. Đó là biểu hiện lỏng lẻo của pháp luật", đại biểu nói Ksor Phước Hà nói.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến, đặc biệt về nội dung của Chương 9 về không thu thuế, miễn thuế, giảm thuế, khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế cần được thể hiện chi tiết, rõ đối tượng để Luật Quản lý thuế (sửa đổi) không trở thành bức tranh "vẽ đường cho hươu chạy".
H.L
Theo phapluatxahoi
Giá nông sản hôm nay 30/10: Giá tiêu đạt mốc 61.000 đồng, giá cà phê "mất" 800 đồng Thị trường nông sản hôm nay 30/10 ghi nhận sự biến động "đảo chiều" của 2 loại nông sản quan trọng nhất. Trong khi giá tiêu tiếp đà tăng trưởng khi lên mốc 61.000 đồng/kg thì giá cà phê lại ở chiều ngược lại, giảm thêm 800 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cà phê "mất" tiếp 800 đồng/kg Sau khi tăng nhẹ...