DN ngoại bán lẻ xăng dầu: Quá sớm để nói dân được lợi!
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với sự tham gia của nhà đầu tư ngoại, thị trường xăng dầu Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn nhưng còn quá sớm để nói người dân sẽ được hưởng lợi…
Miếng bánh béo bở…
Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm việc Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) và một đối tác khác là Kuwait Petroleum International (Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait – KPI) cùng thành lập liên doanh lấy tên là Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8 với mục đích phân phối các sản phẩm dầu khí tại Việt Nam. Idemitsu Q8 đã nhận được Chứng nhận Đăng ký đầu tư của Chính phủ và đang xin đăng ký doanh nghiệp.
Idemitsu và KPI hướng tới hoạt động bán lẻ và bán buôn sản phẩm dầu khí tại thị trường Việt Nam. Như vậy, Idemitsu Q8-khi đi vào hoạt động-sẽ là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên gia nhập vào thị trường xăng dầu Việt Nam, nhất là thị trường bán lẻ.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa-nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) nói: “Chắc chắn Idemitsu Q8 “nhảy” vào, cạnh tranh trên thị trường xăng dầu Việt Nam sẽ được “khuấy động” ở cả lĩnh vực bán buôn và bán lẻ”.
Theo ông Thỏa, hiện thị trường bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam chưa mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, ngoại trừ các nhà đầu tư có tham gia xây dựng nhà máy lọc dầu tại Việt Nam. KPI và Idemitsu mỗi bên đang nắm giữ 35,1% vốn tại dự án Liên hợp Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) bên cạnh các nhà đầu tư khác là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm 25,1%; Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản nắm 4,7%. Tuy nhiên, theo cam kết hội nhập chắc chắn tới năm 2018, chậm nhất là năm 2019 thị trường bán lẻ xăng dầu sẽ phải mở cửa dần.
Ông Phan Thế Ruệ-Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA) cũng cho biết, vài năm trở lại đây đã thấy rõ rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để thăm dò, điều tra thị trường xăng dầu, nhằm “dọn đường” cho thương nhân của họ vào Việt Nam khi thị trường xăng dầu của ta mở cửa.
“Thật ra, quyết định chọn Việt Nam để mở rộng kinh doanh xăng dầu đã nằm trong “tầm ngắm” chiến lược của không ít nhà đầu tư ngoại. Thị trường xăng dầu Việt Nam được xem là “miếng bánh béo bở” với sự tăng trưởng khá tốt, dân số lại đông”- Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cũng nhận định.
Video đang HOT
Idemitsu Q8 mong muốn xây dựng hệ thống bán lẻ tại Việt Nam.
Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi, nếu…
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, viễn cảnh cạnh tranh của thị trường xăng dầu khi có các nhà đầu tư ngoại chính là việc họ có thể thâu tóm DN xăng dầu thông qua việc góp vốn, mua cổ phần hoặc mua lại hệ thống cửa hàng xăng dầu Việt Nam. Họ cạnh tranh với các DN xăng dầu trong nước về chất lượng, cung cách phục vụ, giá cả. Các DN xăng dầu Việt Nam chuẩn bị không tốt khó có thể “sống sót” trước khả năng cũng như kinh nghiệm quản trị tốt, vốn lớn của các đối thủ “ngoại”.
Ông Phạm Tất Thắng cũng nhìn nhận: Thị trường xăng dầu ngày càng mở cửa, chất lượng và giá cả cạnh tranh là yếu tố quyết định. DN xăng dầu nào không kiểm soát tốt hai yếu tố này, chỉ chạy theo lợi ích trước mắt thì người tiêu dùng sẽ tẩy chay, DN bị loại ra khỏi thị trường.
Tuy nhiên, vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hiện nay là với viễn cảnh cạnh tranh của các đối thủ “ngoại”-mà trước mắt là Idemitsu Q8-như vậy, họ có được hưởng lợi về chất lượng, giá cả xăng dầu bán ra? Đã không có chuyên gia kinh tế nào có câu trả lời rõ ràng, cụ thể.
Nhìn vào cơ chế chính sách điều hành thị trường xăng dầu thời điểm này, ông Thỏa cho biết, trong nước hiện mới chỉ có lĩnh vực bán buôn xăng dầu bước đầu có sự cạnh tranh giữa các đầu mối. Ở lĩnh vực bán lẻ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn đang phải tuân thủ nghị định 83 về giá xăng dầu bán ra, tức Nhà nước đang điều hành định hướng lên-xuống giá xăng dầu.
Do đó, nhà đầu tư ngoại “nhảy vào”, họ vẫn phải tuân thủ nghị định 83 về giá xăng dầu (Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu chưa đề cập việc thương nhân nước ngoài tham gia làm đầu mối bán lẻ, song đã để ngỏ bằng quy định nếu vấn đề gì mà Việt Nam tham gia vào điều ước quốc tế thì thực hiện theo Luật Tham gia ký kết các điều ước quốc tế). Chưa kể, nước ngoài tham gia thị trường xăng dầu Việt Nam đều phải có “lộ trình” để “chờ thị trường xăng dầu Việt Nam có một hệ thống vững chắc”. Kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam là một ngành có điều kiện mà nhà đầu tư ngoại không dễ đáp ứng như phải có bao nhiêu hệ thống cửa hàng, kho, cầu cảng…
Thực tế, các chuyên gia kinh tế cho rằng, mặt hàng xăng dầu trong nước hiện nay đã không thể cạnh tranh nổi cả về giá và chất lượng với xăng dầu nhập khẩu thì không thể nói nhà đầu tư ngoại (đổ tiền vào các nhà máy lọc dầu; được tham gia thị trường bán buôn, bán lẻ) sẽ có giá bán cạnh tranh cho người tiêu dùng ngay được. Thế mới có chuyện Tập đoàn dầu khí Việt Nam và các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn đưa ra kiến nghị buộc các DN xăng dầu phải mua hàng của mình mới được cấp quota nhập khẩu, gây bức xúc cho dư luận.
Chưa kể, Bộ Công Thương hàng năm vẫn đang “định hướng kế hoạch an ninh năng lượng” thì xăng dầu vẫn phải có cả một “kế hoạch định hướng”: Nhập khẩu bao nhiêu, sản xuất bao nhiêu, từ đó các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều phải đáp ứng…
Rõ ràng, việc mở cửa thị trường cho nhà đầu tư ngoại có thể mang lại thay đổi cho thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam, song các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu các cơ chế chính sách của chúng ta vẫn không theo kịp và phù hợp thì người dân vẫn chưa thể hưởng được lợi ích thực sự. Cuối cùng, có thể nhà đầu tư ngoại nhảy vào thu lợi khủng còn người tiêu dùng vẫn lại chịu thiệt khi thị trường xăng dầu mở cửa.
Việc ra đời Idemitsu Q8 là một phần nội dung trong cam kết của Chính phủ với nhà đầu tư khi Idemitsu và KPI tham gia thực hiện dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).Theo đó, để giúp tiêu thụ sản phẩm của Nghi Sơn, các nhà đầu tư được thực hiện một số quyền về nhập khẩu, phân phối tương ứng với tỷ lệ vốn góp vào dự án.
Theo Danviet
Giá xăng dầu sẽ diễn biến thế nào trong ngày 20/4?
Theo chu kỳ điều chỉnh, ngày mai (20/4) Liên Bộ Công thương-Tài chính sẽ công bố giá cơ sở để từ đó doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng này.
Giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào ngày 20/4.
Trên website của Bộ Công thương cập nhật đến hết ngày 14/4 cho thấy giá xăng tại Singapore-thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là 52,42 USD/thùng, giá dầu hỏa là 50,09 USD/thùng, giá dầu diesel và mazut lần lượt ở mức 48,24 USD/thùng và 192,39 USD/tấn. Các mức này cao hơn mức giá của kỳ điều chỉnh trước vào ngày 5/4 vừa qua.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, giá dầu thô trên thị trường thế giới có nhiều phiên giảm liên tục. Đến hôm 18/4, giá dầu đã giảm 4 phiên liên tiếp, và trong 1 buổi sáng đã giảm hơn 6% bởi cuộc họp tại Doha đã không thể đưa ra một sự đồng thuận về tăng sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/4, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 58 cent, tương ứng 1,4%, xuống 39,78 USD một thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc tại thị trường Châu Âu giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 19 cent, tương đương 0,4%, xuống 42,91 USD một thùng.
Sáng 19/4, gá dầu thế giới đã phục hồi nhẹ trở lại do lo ngại cuộc đình công tại Kuwait có thể ảnh hưởng tới nguồn cung. Tuy nhiên, điều đó vẫn không khỏa lấp được nỗi lo dư cung sau khi cuộc đàm phán của các nhà sản xuất dầu lớn thất bại. Hiện giá dầu WTI kỳ hạn tháng 5 đã nhích lên 39,84 USD/bbl; song dầu Brent giao tháng 6 vẫn giảm nhẹ về 42,90 USD/bbl...
Đây là kết quả không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích sau khi cuộc họp giữa các nước xuất khẩu dầu chủ chốt tại Doha hôm Chủ nhật vừa qua kết thúc mà không mang lại kết quả nào. Không có một thỏa thuận đóng băng sản lượng, các nhà phân tích dự báo giá dầu sẽ tiếp tục đi xuống nữa. Tuy nhiên, một số nhà quan sát thị trường cho rằng giá dầu không thể lại rơi xuống mức đáy như hồi tháng 2 do sản lượng toàn cầu đang có xu hướng giảm và nhu cầu tiếp tục tăng. Hơn nữa, đà giảm của giá dầu cũng phần nào chững lại do lo ngại cuộc đình công tại Kuwait sẽ kéo giảm nguồn cung dầu của nước này.
Theo giới phân tích, giá xăng dầu trong nước ngày 20/4 được điều chỉnh thế nào còn phụ thuộc vào diễn biến của giá các mặt hàng này trên thị trường quốc tế trong ngày 20/4. Theo đó, nếu giá dầu thế giới tiếp tục giảm thì có thể doanh nghiệp sẽ có lãi, còn hiện tại giá dầu đang bị lỗ khoảng 50 đồng/lít.
Theo dự đoán của một vị lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu doanh nghiệp lỗ hoặc lãi ở mức thấp thì có thể cơ quan quản lý sẽ dùng Quỹ bình ổn để điều hành chứ không tăng hoặc giảm giá. Vì thế, nhiều khả năng trong chu kỳ điều chỉnh tới, giá xăng dầu sẽ giữ nguyên.
Trước đó, vơi muc đich góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nhăm giam chi phi đâu vao cua doanh nghiêp san xuât va kinh doanh, hô trơ đơi sông sinh hoat cua ngươi dân, ngày 5/4/2016, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định điều chỉnh giá các mặt hàng xăng dầu.
Theo đó, giá xăng RON 92 từ mức 14.420 đồng/lít, tăng thêm 520 đồng/lít, lên mức giá mới là 14.940 đồng/lít. Xăng E5 tăng thêm 550 đồng/lít, từ mức 13.890 đồng/lít thành mức giá mới là 14.440 đồng/lít.
Ba mặt hàng dầu còn lại giữ nguyên như hiện hành. Dầu diesel 0.05S được bán với mức giá 9.870 đồng/lít, giá dầu hỏa và dầu mazút vẫn giữ mức lần lượt là 8.900 đồng/lít và 7.220 đồng/kg.
Theo Bộ Công thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trươc ngày 5/4/2016 là 51,177 USD/thùng xăng RON 92; 45,681 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 47,881 USD/thùng dầu hỏa; 181,036 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
'Đại gia' năng lượng Nhật Bản mua 8% cổ phần Petrolimex Ngày 15/4, Tập đoàn năng lượng và dầu khí Nhật Bản JX Nippon đã ra thông báo đồng ý mua 8% cổ phần của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Báo Thanh Niên dẫn nguồn từ hãng Nikkei cho biết giá trị của thương vụ này vào khoảng 20 tỉ yên tương đương 183 triệu USD. Petrolimex sẽ phát hành thêm cổ...