DN đòi nợ ở TP.HCM đòi được 2.035 tỉ, tổng lỗ vẫn hơn 3 tỉ?
TP.HCM cho biết 45 DN kinh doanh đòi nợ trong quý 1/2019 nhận ủy quyền đòi nợ hơn 362.370 tỉ đồng, đòi được hơn 2.035 tỉ đồng, tổng số lãi chỉ đạt hơn 2,58 tỉ đồng, tổng số lỗ hơn 3 tỉ đồng.
Các nhóm đòi nợ thuê lợi dụng kẻ hở pháp luật gây áp lực cho con nợ bằng cách tạt sơn, chất bẩn, ‘khủng bố’ con nợ. Trong ảnh: Một vụ đòi nợ thuê xảy ra trên địa bàn Q.1, TP.HCM Ảnh: T.L
Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 29.8, UBND TP.HCM có báo cáo gửi Bộ Tài chính về tình hình, kết quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở TP.HCM quý 1.2019.
Trong báo cáo, UBND TP.HMC tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ đưa loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
Cũng theo báo cáo của UBND TP, tính đến hết quý 1.2019, TP có 45 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh đòi nợ, trong đó có 42 công ty trng nước và 3 công ty có yếu tố nước ngoài, tổng số người làm nghề này là 711 người (706 người trong nước, 5 người nước ngoài).
Video đang HOT
Tổng số vốn điều lệ của các doanh nghiệp này hơn 111 tỉ đồng, trong đó doanh nghiệp có vốn điều lệ cao nhất là 10 tỉ đồng, thấp nhất 2 tỉ đồng. Tổng số nợ nhận ủy quyền đòi nợ hơn 362.370 tỉ đồng, đã đòi được hơn 2.035 tỉ đồng.
Tuy tổng số tiền đòi nợ rất lớn nhưng tổng số lãi trong kỳ theo báo cáo chỉ đạt hơn 2,58 tỉ đồng, tổng số lỗ hơn 3 tỉ đồng. Doanh nghiệp lãi cao nhất đạt hơn 957 triệu đồng, doanh nghiệp lỗ thấp nhất hơn 15 triệu đồng…
Theo UBND TP.HCM, việc cho phép hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ hoạt động hợp pháp vô tình là kẽ hở để một số đối tượng (hoạt động đòi nợ thuê, xã hội đen…) lợi dụng núp bóng đầu tư hoạt động qua hình thức cấu kết giữa công ty tài chính, công ty đòi nợ và các đối tượng hình sự, các băng nhóm tội phạm tại địa phương gây hệ quả phức tạp về an ninh trật tự.
Theo thanhnnien
Vụ phó giám đốc sở bị tố nợ nần: Ngân hàng nhờ cơ quan nhà nước
Một ngân hàng chi nhánh đã gửi công văn đến cơ quan nhà nước đề nghị giúp đỡ về việc đôn đốc để ông Tr. H. A- Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả hết khoản nợ vay.
Nhờ giúp đỡ đòi nợ
Ngày 18/7, nguồn tin của Dân Việt cho biết, đại diện Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bình Định đã gửi công văn đến một số cơ quan nhà nước đề nghị được giúp đỡ và phối hợp về việc đôn đốc ông Tr. H. A- Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả hết khoản nợ vay trước khi giải quyết cho ông này nghỉ việc theo nguyện vọng. Khi thanh toán chế độ nghỉ việc, chế độ bảo hiểm xã hội, các cơ quan thông báo giúp để ngân hàng phối hợp thu hồi khoản nợ vay.
Trụ sở Sở Lao động Thương Binh Xã hội tỉnh Bình Định - nơi ông Tr.H.A đang công tác.
Theo đại diện Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bình Định, ngày 4/7/2017, khi đang làm Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định, ông Tr.H.A có vay vốn tại Phòng giao dịch số 3 Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bình Định 150 triệu đồng. Loại hình vay là tín chấp lương, mục đích vay để sửa nhà. Tính đến thời điểm này, ông A còn nợ 83 triệu đồng tiền gốc và tiền lãi. Khi vay vốn, ông A cam kết trả hết nợ vay cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng trước khi nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Tuy nhiên, dù ông A đã có đơn xin nghỉ việc từ tháng 5/2019 nhưng không tất toán nợ vay như cam kết, trong khi đó nhiều lần nhân viên ngân hàng liên hệ không được. Ngày 5/7, người nhà ông A có đến ngân hàng thanh toán tiền lãi nhưng lại không trả tiền gốc.
Xem xét kỷ luật
Trong khi đó, tại một diễn biến khác ông Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định xác nhận, cơ quan này đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Bình Định kết quả họp xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông T.H.A.
Theo ông Quang, trong tháng 6 và đầu tháng 7/2019, cơ quan đã 3 lần gửi văn bản mời ông T.H.A đến dự họp kiểm điểm về những vi phạm của ông này. Tuy nhiên, cả ba lần được mời, ông A đều không đến dự, cũng không gửi bản kiểm điểm theo quy định.
"Mặc dù ông T.H.A không đến dự, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện xử lý theo đúng quy định và báo cáo vụ việc cho UBND tỉnh xin ý kiến. Dự kiến, tuần sau tỉnh sẽ họp để giải quyết vấn đề này theo đúng quy trình", ông Quang cho hay.
Một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này đang xem xét, xử lý kỷ luật đối với trường hợp ông Tr.H.A. Theo đó, ông A sẽ bị xem xét, kỷ luật theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Sau khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có báo cáo họp kiểm điểm, đề xuất hình thức kỷ luật đối với ông A, Hội đồng kỷ luật của tỉnh Bình Định sẽ xem xét, xử lý. Theo quy trình, Hội đồng kỷ luật sẽ gửi giấy triệu tập cho ông Tr. H. A chậm nhất là 7 ngày trước khi cuộc họp của hội đồng diễn ra. Nếu ông A đến dự họp thì sẽ tiến hành họp hội đồng kỷ luật. Trong trường hợp ông A không đến thì sẽ gửi giấy triệu tập lần thứ 2 và thứ 3, cũng chậm nhất là trước 7 ngày diễn ra cuộc họp.
Đến lần thứ 3, sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu ông A vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét, kiến nghị hình thức kỷ luật.
"Chắc chắn phải có hình thức kỷ luật đối với ông A nhưng cần phải xem xét, giải quyết theo đúng quy định", vị này nói.
Thời gian qua, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định đã nhận được phản ánh từ nhiều người dân tố cáo ông Tr.H.A nợ nần hàng tỷ đồng và họ đề nghị Giám đốc sở can thiệp. Tuy nhiên, thời gian dài ông A liên tục vắng mặt tại cơ quan. Hiện, vụ việc đang được các cơ quan chức năng ở tỉnh Bình Định xác minh.
Theo Danviet
Vì sao Phó GĐ Sở LĐ-TB&XH Bình Định "xin nghỉ phép dài hạn"? Ngày 2/6, trao đổi với PV, ông Nguyễn Mỹ Quang - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định cho biết: "Đầu tuần tới UBND tỉnh sẽ xem xét giải quyết đơn "xin nghỉ phép dài hạn" của ông Trương Hải Ân - Phó GĐ Sở LĐ-TB&XH, và tôi cũng sẽ tham dự cuộc họp này". Cũng liên quan đến việc này, ông Nguyễn...