DMZ: Những khu vực phi quân sự nổi tiếng thế giới
Nằm ở cửa vào vịnh Bothnia tại biển Balt, quần đảo Aland là vùng nhỏ nhất của Phần Lan, chỉ chiếm 0,49% diện tích đất và 0,50% dân số.
Cuộc sống yên bình trên quần đảo Aland
Quần đảo Aland
Khu vực này được công nhận là một vùng tự trị do các đặc tính lịch sử của mình, cùng với đó là một khu vực phi quân sự.
Quần đảo này có cho mình một quá khứ phức tạp và là tâm điểm của nhiều cuộc tranh chấp. Trước năm 1809, Aland vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của Thụy Điển. Nhưng Hiệp ước Fredrikshamn đã biến cả quần đảo thành một phần lãnh thổ của Nga. Khu vực này sau đó được hợp nhất với Phần Lan, tạo ra vùng bán tự trị của Công tước xứ Phần Lan. Các cuộc đàm phán đầu tiên về vấn đề quân sự hóa hòn đảo đã diễn ra và kết quả là năm 1832, quân đội Nga Hoàng bắt đầu xây dựng các pháo đài kiên cố trên quần đảo này, nổi tiếng là pháo đài Bomarsund.
Điều này dấy lên lo ngại với khả năng phòng thủ của Thụy Điển và cả Vương quốc Anh do vị trí chiến lược của quần đảo. Năm 1856, sau cuộc chiến tranh Crimea, Hiệp ước Paris được kí kết với tuyên bố phi quân sự hóa hoàn toàn khu vực quần đảo Aland.
Sau khi Cách mạng tháng Mười bùng nổ, Phần Lan tuyên bố quyền độc lập của mình. Chỉ vài tháng sau, trong một cuộc bỏ phiếu kiến nghị, 95% cử tri đảo Aland đã đồng ý tách khỏi Phần Lan và yêu cầu được sáp nhập với Thụy Điển. Kiến nghị này được đưa ra dựa trên nguồn gốc Thụy Điển của hơn 90% cư dân hòn đảo, cùng với đó là những xung đột trong đất liền giữa cộng đồng nói tiếng Thụy Điển thiểu số và cộng đồng nói tiếng Phần Lan tại quốc gia này.
Dù vậy, Thụy Điển lại không chứng tỏ sự mặn mà với quyết định này của cư dân quần đảo, và Aland vẫn tiếp tục thuộc quyền kiểm soát của Phần Lan.
Video đang HOT
Vị trí của Aland và Phần Lan trên bản đồ
Quy ước Aland, kí kết năm 1921, là lời khẳng định chủ quyền của quần đảo. Lần đầu tiên họ được công nhận là một khu vực tự trị trung lập trong một văn kiện quốc tế. Các chuyên gia cho rằng đây là cách tốt nhất để bảo tồn ngôn ngữ Thụy Điển cùng các văn hóa độc đáo tại quần đảo này. Quy ước cũng một lần nữa khẳng định tính phi quân sự của cả quần đảo, nhằm tránh các xung đột và tranh chấp về sau.
Tính đến nay, đây là vùng đơn ngữ tiếng Thụy Điển duy nhất tại Phần Lan. Dù cho trong quá khứ, cư dân của quần đảo là luôn tự hào với dòng dõi Thụy Điển và có phần quay lưng với văn hóa Phần Lan, thì thái độ này đã có phần thay đổi. Đầu tiên là sự ủng hộ hời hợt của Thụy Điển trong quá trình đòi quyền tự trị của quần đảo.
Thứ hai là hành vi vi phạm quy ước phi quân sự quần đảo của quốc gia này vào những năm 1930. Cùng với đó, là sự gắn kết với Phần Lan trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tất cả đã thay đổi góc nhìn của các cư dân trên đảo. Từ “một tỉnh của Thụy Điển thuộc sở hữu của Phần Lan”, giờ đây, các cư dân của Aland có thể tự hào rằng quê hương mình là “một khu vực tự trị của Phần Lan”.
An Nguyễn (TH)
Theo giaoducthoidai
Gặp Kim Jong Un lần 3, ông Trump đẩy TQ "ra rìa"?
Cuộc gặp bất ngờ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ở khu phi quân sự (DMZ) thể hiện mối quan hệ thân thiện hơn giữa nhà lãnh đạo hai nước và có thể đẩy Trung Quốc ra rìa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ở DMZ.
Theo National Interest, ông Trump đã đi vào lịch sử khi là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt những bước chân vào lãnh thổ Triều Tiên. Cả hai sau đó cũng cùng bước chân về phía Hàn Quốc và có cuộc hội đàm trong 50 phút.
Cuộc gặp chớp nhoáng diễn ra thành công tốt đẹp, khi hai nhà lãnh đạo đều tỏ ra vui vẻ và trao cho nhau những cử chỉ thân mật.
Trong cuộc gặp lịch sử này, giới phân tích nhắc đến việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như bị lãng quên khi ông Trump và ông Kim xích lại gần nhau hơn. Ông Tập hồi tháng trước cũng đã có chuyến thăm Bình Nhưỡng, cam kết ủng hộ Triều Tiên vô điều kiện.
Theo báo Mỹ, ông Trump có thể đã chủ ý muốn gặp ông Kim ở biên giới liên Triều, như để khẳng định mối quan hệ tốt đẹp của mình với quốc gia Đông Bắc Á.
Có những đồn đoán rằng, bên lề hội nghị G20, ông Tập đã đề nghị hợp tác với Mỹ về vấn đề Triều Tiên, với mong muốn Mỹ nhượng bộ trong các vấn đề khác.
Nhưng với dòng thông điệp thể hiện mong muốn gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở DMZ, ông Trump dường như thể hiện lập trường rằng mình không cần Trung Quốc giúp về vấn đề Triều Tiên.
Trong năm đầu nắm quyền ở Nhà Trắng, ông Trump thường nhắc đến việc nhờ Trung Quốc giúp "nhắc nhở" Triều Tiên. Nhưng cuối năm, ông Trump đã bày tỏ sự thất vọng vì Bắc Kinh giúp Bình Nhưỡng lách cấm vận.
Đến tháng 3.2018, nhờ Hàn Quốc đứng ra làm trung gian, ông Trump đã gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Kể từ đó, chiến lược của ông Trump với Triều Tiên thay đổi. Tổng thống Mỹ tin rằng ông Kim sẽ thực hiện cam kết phi hạt nhân.
Đó cũng là thời điểm Trung Quốc nhắc nhở Triều Tiên về vai trò của mình trong quá khứ và trong vấn đề hạt nhân ngày nay. Kết quả là ông Kim đã thăm Trung Quốc bằng tàu hỏa tới 4 lần, vào các tháng 3, tháng 5, tháng 6 năm ngoái và tháng 1 năm nay.
Bằng các chuyến thăm này của ông Kim, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình như muốn thể hiện rằng Bắc Kinh vẫn còn ảnh hưởng lớn với Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều hơn số lần gặp ông Trump.
Ngược lại, ông Trump tập trung vào mối quan hệ cá nhân với ông Kim nhiều hơn. Cả hai nhiều lần trao đổi thư tay và thể hiện mong muốn nối lại đàm phán phi hạt nhân và dỡ bỏ cấm vận.
Chỉ trong vòng một năm, ông Trump đã gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un 3 lần, vào tháng 6 năm ngoái ở Singapore, tháng 2.2019 ở Hà Nội và mới đây nhất là cuộc gặp ở DMZ.
Ở Triều Tiên, động thái gây bất ngờ của ông Trump rõ ràng được đón nhận tích cực. Báo chí Triều Tiên mô tả "một bước chân nhỏ của Tổng thống Mỹ, là một bước nhảy vọt với Bình Nhưỡng", theo NI.
Theo giới quan sát, ông Trump đã thể hiện thành ý bằng cách đặt chân lên đất Triều Tiên trước khi ông Kim có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Mỹ. Dĩ nhiên, ông Trump hiểu cuộc gặp chớp nhoáng sẽ không thể khiến Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.
Mục đích thực sự trong cuộc gặp lần này không phải vì vũ khí hạt nhân, mà chính là để kéo ông Kim khỏi vòng tay của ông Tập, theo NI.
Trung Quốc là đồng minh lâu đời của Triều Tiên, từng gửi 1 triệu quân đến giúp Triều Tiên khi liên quân Liên Hợp Quốc suýt chút nữa đã chiến thắng, trong cuộc chiến năm 1953.
Suốt một thời gian, Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc cả về khía cạnh ngoại giao và kinh tế. Nhưng với việc nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Kim sẽ cảm thấy vị thế của mình vững chắc hơn, xích lại gần hơn với Mỹ.
Một khi cảm thấy thân thiện với Mỹ hơn thì chuyện giải trừ hạt nhân lúc đó sẽ trở nên dễ dàng hơn, theo NI.
Chiến lược ngoại giao gây bất ngờ và không theo bất kỳ quy tắc nào của ông Trump có thành công hay không thì vẫn cần thời gian. Nhưng chắc hẳn ở Bắc Kinh, ông Tập và giới lãnh đạo đang rất không vui với những diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên, báo Mỹ kết luận.
Theo Danviet
Bên trong khu phi quân sự Hàn-Triều - Nơi nguy hiểm bậc nhất thế giới Được xem là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới, khu phi quân sự (DMZ) giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn là một vùng đất bí ẩn với nhiều người. Khu vực phi quân sự (DMZ) giữa Hàn Quốc và Triều Tiên là vùng đất trải dài 250 km và rộng 4 km được hình thành năm 1953. Với một...