Đ.Mixi – Streamer nổi tiếng đang khiến nhiều phụ huynh lo lắng: Nói 10 câu thì văng tục 9 câu, đã cảnh báo nội dung nhưng chưa có tâm?
Thời gian gần đây, Đ.Mixi vướng phải nhiều tranh cãi xung quanh những phát ngôn, cử chỉ của mình trên sóng livestream. Theo đó, streamer này thường xuyên văng tục, chửi bậy.
Những năm gần đây, streamer trở thành một trong những nghề hot, mang lại sự nổi tiếng và thu nhập khủng ở Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản thì Streamer là những người phát sóng trực tiếp (streaming) khi chơi trò chơi điện tử. Việc phát trực tuyến có thể được thực hiện qua các nền tảng trực tuyến như Twitch và YouTube hay Facebook.
Công việc của streamer gần giống với một bình luận viên bóng đá, khác biệt ở chỗ họ bình luận cho game và trò chơi điện tử. Thông thường, một streamer sẽ kiếm thu nhập từ các nguồn sau: Donate – người xem ủng hộ tiền trực tiếp cho streamer; quảng cáo – các loại quảng cáo thụ động như trên Youtube, quảng cáo Google ads xuất hiện ngẫu nhiên trên web đã phát streaming; số lượt người đăng ký kênh;…
Một khi đã nổi tiếng, streamer sẽ có lượng người hâm mộ lớn và sức ảnh hưởng cao trên mạng xã hội. Nhờ vậy, họ có thể được các nhãn hàng mời đóng quảng cáo.
Đ.Mixi – Streamer có đến 3,6 triệu người theo dõi
Đ.Mixi là một trong những streamer nổi tiếng nhất hiện nay. Được biết, anh là thành viên trong nhóm “ tứ hoàng streamer”.
Trang fanpage của anh chàng có tới 3,6 triệu lượt theo dõi và hơn 2,4 triệu lượt like. Kênh Youtube của Streamer này cũng có đến 3,9 triệu người đăng ký, mỗi video đạt từ 200 nghìn – 1,5 triệu lượt xem. Mới đây nhất Đ.Mixi còn ra mắt MV đạt top 1 trending trên Youtube và có tận 15 triệu lượt xem chỉ trong vòng 5 ngày.
Đ.Mixi trong một buổi livestream.
Được biết, nhờ sự nổi tiếng mà hiện tại Đ.Mixi có thu nhập cực khủng. Trong một video gần đây, Đ.Mixi vô tình hé lộ mức thu nhập từ tiền donate của mình lên tới hơn 100 triệu đồng mỗi tháng (chưa kể thu nhập từ kênh YouTube, hợp đồng quảng cáo,…).
Nổi tiếng vì sự hài hước, cách nói chuyện dí dỏm, đáng yêu nhưng điều khiến Đ.Mixi được nhiều người ngưỡng mộ là bởi anh có 1 gia đình cực kỳ hạnh phúc bên vợ và hai con trai nhỏ. Trong các buổi livestream, nam streamer cũng nhiều lần khoe vợ con.
Tuy nhiên thời gian gần đây, Đ.Mixi vướng phải nhiều tranh cãi xung quanh những phát ngôn, cử chỉ của mình trên sóng livestream. Theo đó, streamer này thường xuyên văng tục, chửi bậy. Cứ 10 câu thì có đến 9 câu Đ.Mixi nói tục. Đáng nói là người hâm mộ của anh chàng này ở nhiều độ tuổi, từ thanh niên trưởng thành cho đến những cô cậu học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường,…
Chính điều này khiến Đ/Mixi bị chỉ trích bởi nhiều người cho rằng, ngôn từ của anh có thể khiến trẻ nhỏ bắt chước theo, gây tâm lý không tốt.
Cảnh báo nội dung 18 nhưng có cũng như không?
Video đang HOT
Sau khi Đ.Mixi bị chỉ trích, nhiều người hâm mộ của nam streamer cho rằng: Đ.Mixi đã có cảnh báo cho người xem trong mỗi video. Cụ thể là dòng: Stream có sử dụng những từ ngữ không phù hợp với các cháu nhỏ, vui lòng chuyển kênh khác khi chưa đủ 18 tuổi.
Dòng cảnh báo của Đ.Mixi.
Tuy nhiên không ít người sau đó phản bác: Đ.Mixi có tâm nhưng cái tâm… chưa tới! Cụ thể nhiều video trên kênh Youtube của anh chàng không hề cài đặt giới hạn độ tuổi. Dù những video đó đều có ngôn từ tục tĩu. Không chỉ vậy, các clip ngắn được cắt ra từ những buổi livestream của Đ.Mixi được đăng tải trên Facebook cũng có mật độ nói bậy dày đặc và chẳng hề có dòng cảnh báo nào!
Hiện tại, rất nhiều bậc phụ huynh đang tỏ thái độ phản đối với Đ.Mixi bởi họ lo sợ, con em mình sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Chị Điệp. (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ : “Con mình năm nay học cấp 2, thích xem Youtube lắm. Mình hay nghe cháu kể về anh Đ. nào đó. Hôm trước mình ngồi xem thử một video của “anh Đ.” cùng con thì hoảng hốt quá. Nguyên một clip toàn chửi bậy. Sau đó, mình yêu cầu con không được xem nữa”.
Cùng cảm xúc với chị Điệp, anh Hoàng (quận Cầu Giấy) bày tỏ: “Tôi hay chơi game nên cũng biết cậu này, cũng hay xem các clip nữa. Fan của Đ. có nhiều cấp 2, cấp 3 lắm. Cứ đọc phần bình luận sẽ thấy, nhiều em vào xem rồi học cách nói chuyện của thần tượng, rất nguy hiểm. Mà cậu Đ. này cũng có con nhỏ, nếu chẳng may cháu bé nghe thấy bố nói chuyện tục như vậy thì sao?”.
Bố mẹ hãy bảo vệ con khỏi những nội dung không phù hợp trên Youtube
Hiện tại, dư luận đang chia thành 2 luồng tranh cãi. Một luồng yêu cầu các streamer, đặc biệt là Đ. Mixi cần phải thay đổi nội dung các clip livestream để phù hợp với thuần phong mỹ tục, tránh gây tác động tiêu cực đến giới trẻ, trẻ vị thành niên.
Luồng còn lại cho rằng gia đình, đặc biệt là các phụ huynh nên có cách để kiểm soát việc theo dõi YouTube của con em mình, nhất là trẻ em. Các streamer không đáng nhận về chỉ trích khi bản thân họ không làm nội dung cho đối tượng đó.
Vì vậy bố mẹ cần phải có các biện pháp để bảo vệ trẻ nhỏ trước những nội dung không phù hợp. Nếu có con nhỏ (dưới 12 tuổi), bố mẹ có thể bảo vệ con khỏi các nội dung nguy hiểm trên Youtube bằng cách thiết lập một tài khoản gia đình, tạo tài khoản Gmail và lập kênh Youtube đi kèm.
Tài khoản gia đình sẽ cho phép bố mẹ tạo danh sách phát các video được phê duyệt và đăng ký các kênh thân thiện với gia đình. Nếu con bạn xem video trên tài khoản này, chúng sẽ hiển thị trong danh sách lịch sử bên trái để bạn có thể theo dõi. Để giữ tài khoản gia đình an toàn, bố mẹ có thể thiết lập một số lớp bảo mật như:
- Tắt tùy chọn tìm kiếm và tạm dừng lịch sử xem.
- Bật chế độ an toàn/chế độ hạn chế.
- Khóa chế độ an toàn bằng cách sử dụng các thông tin đăng nhập.
- Gắn cờ các video có nội dung không phù hợp.
- Tắt chế độ tự động phát trên Youtube.
Ngoài ra bố mẹ có thể cho con sử dụng app Youtube Kids – toàn bộ các nội dung đều được chọn lọc bởi ban biên tập của Google. Giao diện ứng dụng này khá thân thiện, dễ sử dụng và không có quảng cáo trong quá trình xem. Không chỉ vậy, bố mẹ có thể quản lý ứng dụng bằng mật khẩu và quản lý thời gian xem kênh Youtube của con bằng chế độ hẹn giờ.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất là bố mẹ cần sát sao hơn trong việc quản lý những nội dung con xem bằng một số biện pháp như: Kiểm tra máy tính, điện thoại của con một cách ngẫu nhiên; đảm bảo bật chế độ hạn chế trên mọi ứng dụng và trình duyệt mà con bạn sử dụng.
Nói chuyện thẳng thắn với con về những việc chúng cần làm khi thấy những nội dung xấu trên Youtube, đồng thời đưa ra hậu quả, hình phạt nếu con cố xem. Ngoài ra bố mẹ cần biết tên và mật khẩu tài khoản Youtube của con.
PewPew lên tiếng sau phát ngôn: "Streamer cần thay đổi, không thể cứ nói những thứ mình thích..."
PewPew đã có những chia sẻ về vấn đề "streamer cần thay đổi, không phát ngôn tục tĩu trên livestream".
Đoạn phóng sự có tiêu đề "Streamer - Tự do và trách nhiệm" được phát sóng trên chương trình Tiêu điểm - VTV24 đang thu hút nhiều sự chú ý cũng như ý kiến phản hồi từ cộng đồng.
Cụ thể, phóng sự này đề cập đến chuyện ngoài việc bình luận game, những câu chuyện đời sống ngoài lề được các streamer đưa vào một cách duyên dáng, gần gũi cũng là yếu tố giúp người xem giải trí. Tuy nhiên, "khi không được kiểm soát, ngôn từ của những câu chuyện này có thể vượt quá ngưỡng tự do ngôn luận, để rồi các video stream với ngôn từ tục tĩu, chửi thề xuất hiện tràn lan trên MXH, gây ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, tuổi vị thành niên - đối tượng chiếm phần lớn khán giả của các video stream" - trích từ phóng sự.
Cũng trong phóng sự, theo luật sư Nguyễn Đức Hùng, các hành vi chửi bới, xúc phạm lẫn nhau trên Internet diễn ra khá phổ biến. Và đây là hành vi vi phạm pháp luật, với mức xử phạt đến 10 - 20 triệu đồng. Đặc biệt với hành vi thường xuyên, liên tục, chúng ta cần những mức phạt cao để răn đe.
Phóng sự cũng phỏng vấn nhiều chuyên gia, phụ huynh cũng như học sinh để đưa ra nhận xét rằng các streamer cần phải thay đổi nội dung để phù hợp "thuần phong mỹ tục". Đặc biệt, PewPew - một trong những streamer đầu tiên và rất nổi tiếng của Việt Nam cũng xuất hiện trong video. PewPew muốn nghề streamer được ghi nhận bởi xã hội, để các bạn trẻ có đam mê sẽ theo đuổi nghề này.
PewPew chia sẻ: "Nó phải thay đổi. Thứ nhất là tiết chế, rồi hạn chế, với những bạn làm nghề này thật sự viral thì phải bỏ hẳn, không thể nói những thứ mình thích. Nó là bài toán đánh đổi. Mình muốn được là chính mình rồi xã hội cứ nhìn mình thế này? Hay mình phải lùi lại một chút để xã hội chấp nhận mình hơn? Mình muốn có được ghi nhận, muốn có tương lai tốt cho nghề thì mình phải thay đổi. Ở đây không phải thay đổi bản thân, mà thay đổi cho tốt hơn, cho phù hợp hơn".
Sau khi đoạn phóng sự được phát sóng, mạng xã hội nhận về rất nhiều ý kiến. Người hết sức đồng tình, cho rằng streamer nói chung nên xem lại cách làm nội dung để không làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục cũng như có tác động tiêu cực đến giới trẻ, trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận cho rằng gia đình, đặc biệt là các phụ huynh nên có cách để kiểm soát việc theo dõi YouTube của con em mình, nhất là trẻ em. Các streamer không đáng nhận về chỉ trích khi bản thân họ không làm nội dung cho đối tượng đó.
Dưới đây là một số bình luận từ cộng đồng:
"Mỗi độ tuổi sẽ nhận thức khác nhau về mọi chuyện. Người trước với người sau luôn có khoảng cách lớn, đừng đánh đồng".
"YouTube là mạng xã hội mở cho nên những năm gần đây họ đã phát triển, phân chia thành các danh mục khác nhau như âm nhạc, trò chơi, ẩm thực... Đặc biệt riêng trẻ em còn được ưu ái mảng riêng là YouTube Kids. Trên YouTube Kids có rất nhiều video, chương trình hay bổ ích cho các cháu, các em. Vậy thì tội gì không cho các cháu nhỏ sử dụng mạng xã hội đấy? Mà cứ phải lôi YouTube, streamer ra để chỉ trích?"
"Thời đại 4.0 MXH như con dao 2 lưỡi, việc các cháu, các em chưa có nhận thức thì phải có sự kiểm soát tốt của bậc phụ huynh. Môi trường sống ngoài đời cũng tồn tại nhiều tác nhân ảnh hưởng không tốt đến các em chứ không riêng gì trên Internet".
"Nên văn hoá đi các bạn. Nói chuyện nhảm rồi chửi tục mà cũng gọi là giải trí thì chịu cách suy nghĩ của các bạn rồi. Là người nổi tiếng có ảnh hưởng đến xã hội thì những hành động và lời nói phải chuẩn mực, lành mạnh không thì hỏng hết".
"Ủng hộ việc cần chấn chỉnh cách nói năng và cả nội dung của nhiều streamer".
Riêng về PewPew, anh cũng có lên tiếng về chủ đề này sau khi đoạn phóng sự được lên sóng. PewPew cho rằng:
"Một số bạn nói mình dìm bạn A bạn B bạn C. Thế mình cũng không nói gì xong tới 1 ngày 1 cái bóp băng thông live trên các platform chẳng hạn thì bao nhiêu streamer đang hành nghề, bao nhiêu supporter làm trong các đội streamer, bao nhiêu talent house, bao nhiêu nhà đầu tư rót vốn, bao nhiêu platform đang đổ tiền để streamer có thu nhập thì sao?
Cả phóng sự làm để nói streamer chưa đẹp! Lên thời sự giữa trưa bao nhiêu gia đình xem họ sẽ chia sẻ nhau, quyết định góc nhìn về nghề nghiệp này, lĩnh vực này. Các hãng tài trợ gia đình, sản phẩm đại trà, nước uống, quần áo... streamer muốn làm việc với tầm đó hay là sẽ chỉ game, giải đấu... tại sao không phải là streamer quảng cáo bỉm sữa, nồi niêu xoong chảo, điều hoà máy lạnh.
Anh Karik hát bài Ức Chế năm 2012 - 2013 thì phải. Chia sẻ về Rap. Và giờ có chương trình King Of Rap và Rap Việt trên TV năm 2020. Chả có gì tự dưng. Chả có gì không có lí do. Thế nhé. Và hi vọng mọi người tiếp tục ủng hộ các streamer, nhiều người làm streamer, nhiều hãng tài trợ".
Ảnh: Internet
Chuyện tình vợ chồng Độ Mixi: Nàng cầm cưa tán đổ bằng được, chốt về chung nhà sau 3 tháng quen Độ Mixi (tên thật là Phùng Thanh Độ, sinh năm 1989) là một trong 'Tứ hoàng streamer' có cuộc sống viên mãn nhất hiện nay với 1 vợ, 2 con, nhà 7 tầng, xe 4 bánh. Ít ai biết rằng, cái tên Độ Mixi được ghép từ Phùng Thanh Độ và biệt danh của vợ mình (Nguyễn Trang), trong đó Mixi nghĩa là...