DmC nhận điểm số đánh giá 9/10
DmC, một tựa game thuộc về series Devil May Cry nổi tiếng nhưng lại có gì đó rất “lạ”, rất không “thuần” chất “quỷ khốc” như những người tiền nhiệm, mà lại cho chúng ta thấy một phong cách chiến đấu có phần chậm rãi và uy lực hơn qua những đoạn trailer gameplay được Ninja Theory tung ra trong năm 2012 vừa qua. Điều đó khiến một bộ phận không nhỏ những fan trung thành, những tín đồ đã quá quen thuộc với chất cuồng loạn trong từng combo nhanh đến kinh hồn của Dante và người anh em Vergil không khỏi lo lắng về tương lai của dòng game. Liệu những đứa con của Sparda có làm người hâm mộ thất vọng đến lần thứ 2?
Thất bại từ cái nhìn đầu tiên?
Đã có 3 bài review khẳng định là không.
Vào ngày 31/12/2012, cộng đồng mạng đã xôn xao khi LEVEL, một tạp chí của Thụy Điển, là nơi đầu tiên trên thế giới công bố bài review về DmC mặc dù còn gần 2 tuần nữa mới đến ngày phát hành. Trái ngược với chiều ý kiến của phần đông các fan gạo cội, LEVEL đã cho tựa game mới nhất trong dòng DMC này điểm 9/10.
… hay ngược lại?
Video đang HOT
Theo LEVEL, game có thiết kế màn chơi rất đa dạng, luôn thay đổi phù hợp với diễn tiến của cốt truyện khiến ban biên tập của họ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Thậm chí họ còn tự tin cho rằng Ninja Theory làm tốt mặt cốt truyện hơn Capcom. Không chỉ có vậy, theo tạp chí này, “ cách bố trí nút điều khiển của DmC tốt hơn những đàn anh đi trước“. Và LEVEL hẳn cũng đã nghĩ đến các fan lâu năm khi cho hay, “ những người sống chết vì DMC sẽ thấy DmC quen thuộc đến lạ kì”. Kết lại, tờ tạp chí Thụy Điển bình luận, “ mọi thay đổi trong DmC so với những người tiền nhiệm đều là cải tiến, kết hợp giữa chất hành động của DMC với phong cách thiết kế màn chơi đầy hiện đại của tựa game mới nhất này“.
Số mới nhất của tạp chí LEVEL và đánh giá về DmC.
Gần một ngày sau bài viết mở đường của LEVEL, hai tạp chí Xbox 360 Magazine UK và Gamesmasters UK cũng đã công bố đánh giá của mình. Nổi tiếng là khắt khe trong việc chấm điểm, nhưng tạp chí Gamesmaster đã hào phóng tặng cho DmC con số 89/100. Tương tự, tạp chí Xbox 360 Magazine cũng tiếp bước của LEVEL, với điểm 9 chẵn. Nhưng theo Gamesmasters UK, tựa game này không phải là không có những thiếu sót. “ Cốt truyện của DmC tuy khởi đầu hấp dẫn, nhưng đuối dần về sau, và khâu lồng tiếng cũng không thể hiện được độ “trẩu tre” của Dante mới. Thêm nữa, game còn thiếu những giây phút đáng nhớ”.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều fan lâu năm của tựa game này không đồng tình với đánh giá tích cực về DmC. Họ lý giải rằng, đôi khi các nhà làm game cho phép một tạp chí hoặc trang web đăng tải review sớm, nếu, họ có đánh giá tốt về tựa game mới. Vậy chúng ta hãy cùng chờ xem, liệu những bài review kế tiếp có làm thỏa lòng người hâm mộ hay không. Nhưng xin hãy nhớ, review chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi. Người viết review không ít thì nhiều cũng sẽ đưa cảm tính của mình vào bài. Còn nếu bạn chỉ tin vào ý kiến của bản thân, hãy chờ đến ngày 15/1 (X360, PS3) hoặc 25/1(PC) để tự mình trải nghiệm thế giới mới cùng Dante.
Dưới đây là một video combo mang tính chất “ví dụ” của bản demo để độc giả đánh giá. Liệu chúng ta có thể hy vọng vào một kì True Style Tournament tiếp theo?
DmC Mad Combo.
Theo GameK
"Làm mới bản thân" Một trào lưu của các nhà làm game.
Làm mới những cái tên cũ có thể là bước đi sáng tạo, nhưng chưa hẳn đã hay.
Thời gian gần đây, chúng ta liên tục được nghe đến những dự án game "mới mà không mới", khi chúng đều là những cái tên quen thuộc nhưng lại tạm thời bỏ đi những yếu tố cũ mà mạnh dạn thay vào những điều mới mẻ: một nền đồ họa mới bóng bẩy hơn, một cái tên ngắn gọn hơn, lối chơi đơn giản hơn, những tính năng thời thương hơn nhằm "đánh sâu" vào túi tiền của các game thủ. Tuy nhiên, không phải bao giờ mới hơn cũng là tốt hơn, nên nhiều game "reboot" đã gặp phải những thất bại ê chề, thậm chí từ trước khi ra mắt.
DmC
Nếu bạn hỏi bất kì một fan kì cựu của anh chàng Dante hay Nero về phiên bản mới này, chắc chắn bạn sẽ nhận được những lời phàn nàn, chỉ trích rằng Ninja Theory và Capcom là những kẻ phá hoại. Sau bốn bản game đầu, vẫn còn vô số những điều bí ẩn trong cốt truyện của dòng game, vậy tại sao họ không làm một phiên bản giải thích những điều đó, mà thay vào đó là một "Dante thời trai trẻ" - một nhân vật bị các fan gọi là "con nghiện" còn nhiều hơn cả gọi bằng cái tên thật Dante? Hàng đống những câu hỏi xoay quanh Vergil, Sparda, Dante, Nero, Trish, Lady, chẳng hạn như việc Vergil biến thành Dark Knight, hay Nero là ai, nguồn gốc của Devil Arm là từ đâu? Ninja Theory sổ toẹt tất cả những thắc mắc này, và các fan của Devil May Cry có một phiên bản DmC chẳng ai thèm chào đón.
Supreme Commander 2
Ngài Chris Taylor có vẻ hơi quá tay với đứa con tinh thần của mình, khi cắt gọt mọi thứ đã khiến hai bản Supreme Commander đầu thành công. Chiến trường bị băm nát thành những mẩu bé tẹo, các binh đoàn đông nghìn nghịt bị tinh giảm, "sa thải" phần quản lý tài nguyên phức tạp đầy trí tuệ, sử dụng một cốt truyện khiến cho các fan phải vò đầu bứt tai vì chẳng hiểu thế nào, tất cả đều nhằm mục đích "nhồi nhét" Supreme Commander 2 cho vừa với phần cứng hạn hẹp của những hệ máy Console để hốt bạc nhiều hơn. Tuy nhiên, tất cả những chỉnh sửa này hoàn toàn đi ngược với những gì mà Total Annihilation và Supreme Commander ngày xưa đã có. Doanh số thảm hại, những lời chê trách cùng với sự mất lòng tin của các fan hâm mộ là một kết quả không thể nào tránh khỏi với ngài Chris Taylor.
Fable 3
Lại một lần nữa, dòng game Fable được cách tân. Với bối cảnh đặt nơi một xứ sở đầy những cỗ máy hơi nước hòa lẫn cùng phép thuật, khói thuốc súng và những lưỡi thép lạnh, người chơi lại mong chờ vào một câu chuyện cổ tích nơi Fable 3. Tuy nhiên, game thủ đều phải thất vọng bởi Fable 3 không mang lại những gì mà họ muốn. Fable 3 là một sự "cải lùi" khác của ngành công nghiệp game, với những tính năng được quảng cáo thật kêu bằng ngôn từ hoa mĩ hóa ra lại chỉ là "bình cũ, rượu cũ", lại đi cùng một cốt truyện kì dị, kết thúc một cách cụt ngủn mà chẳng ai hiểu đầu cua tai nheo như thế nào. Nếu không nhờ vào gameplay quen thuộc cùng những lựa chọn thiện - ác được giữ lại, đây sẽ chẳng còn là Fable. Với Fable 3, phải chăng phù thủy Peter Molyneux đã "cạn MP", hay đơn giản là ông cảm thấy các game thủ quen thuộc của Fable từ các phiên bản đầu tiên đã đủ lớn để không cần đến những câu chuyện thần tiên?
Command & Conquer 4
Để tạm kết thúc chuỗi dài những phiên bản "cách tân" đầy thất bại của ngành công nghiệp game, người viết xin được đặt C&C 4 vào vị trí này. Thất bại của C&C 4 không khác gì với Supreme Commander 2, khi "mạnh tay" vứt bỏ những yếu tố cũ và thay bằng những "sáng tạo" mới. Điều đáng buồn (hay buồn cười?) là thất bại này đã được báo trước ngay từ khi EA tiết lộ về những ý tưởng mới này và nhận hàng loạn phản hồi tiêu cực từ các fan. Tất cả những hứa hẹn của EA rằng "sẽ lắng nghe góp ý của fan hâm mộ trong quá trình phát triển" đều chỉ là hứa suông, đẩy dòng game này đến với thất bại nặng nề nhất trong suốt 16 năm tuổi của mình.
Tất nhiên, những sự cách tân trong ngành công nghiệp game không phải chỉ dẫn đến những thất bại cho các nhà phát triển hay "thảm họa" cho game thủ, mà còn có cả những thành công. Tác giả xin hẹn một dịp khác để vinh danh những cái tên mang lại niềm vui mới cho giới game thủ chúng ta.
Theo diễn đàn Game8
DmC: Vergil tiếp tục xuất hiện trong gameplay mới Chỉ còn khoảng hơn 2 tuần nữa là tựa game xứng đáng với danh hiệu "trò chơi gây tranh cãi nhất 2012" sẽ chính thức ra mắt, đúng vậy chúng ta đang nói đến DmC: Devil May Cry của Capcom. Nhưng dù những mâu thuẫn giữa ủng hộ/chê bai có gay gắt thế nào đi nữa, một điều không thể phủ nhận rằng...