Djokovic và tầm vóc vĩ đại của ‘Big 3′
Kỷ lục 20 Grand Slam do Novak Djokovic, Rafael Nadal và Roger Federer cùng nắm giữ sẽ tồn tại ít nhất thêm một thế hệ các tay vợt nữa.
Chiến thắng của Djokovic ở Wimbledon tạo nên sự kiện lịch sử của quần vợt khi lần đầu tiên có ba người cùng chia sẻ kỷ lục số lượng Grand Slam. Trong hai năm liên tiếp, Nadal và Djokovic lần lượt san bằng kỷ lục 20 Grand Slam của Roger Federer – người thiết lập kỷ lục này ở Australia Mở rộng 2018 khi 36 tuổi.
Djokovci trên đường thành tay vợt hay nhất lịch sử. Ảnh: Wimbledon
Khoảnh khắc hiện tại thuộc về Djokovic, người đã đoạt cả ba Grand Slam năm nay. Tay vợt Serbia san bằng kỷ lục của hai đàn anh và đang trên đà vượt lên. Có rất ít khả năng Federer đoạt thêm Grand Slam cho tới khi treo vợt. Nadal thì luôn là ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu Roland Garros và cũng sẽ tham dự Mỹ Mở rộng. Nhưng một thập kỷ qua, “Rafa” không thắng ở Australia Mở rộng và Wimbledon.
Nếu Djokovic đoạt tiếp Mỹ Mở rộng, anh không những làm được điều mà cả Federer và Nadal đều chưa làm được là đoạt bốn Grand Slam cùng năm, mà còn tái lập kỳ tích của Rod Laver từ 1969. “Tôi không nghi ngờ trong vài năm tới, Djokovic sẽ trở thành tay vợt nam giàu thành tích nhất Grand Slam. Vì thế, cậu ấy sẽ là tay vợt nam hay nhất mọi thời đại”, Tim Henman – chủ nhân 11 danh hiệu ATP bình luận trên BBC sau trận chung kết Wimbledon hôm 11/7.
Video đang HOT
Djokovic thay thế dần vị trí của Federer và Nadal trong việc kéo dài “tuổi thọ” của nhóm “Big 3″. Ba tay vợt vĩ đại đã thống trị làng banh nỉ gần hai thập kỷ, kể từ lần đầu Federer đoạt Grand Slam năm 2003. “Cách đây 10 năm, 20 Grand Slam là con số được xem như viễn tưởng”, Brad Gilbert, cựu tay vợt Mỹ từng huấn luyện Roddick, Murray và Nishikori, bình luận trên ESPN . “Khi Federer cân bằng kỷ lục 14 Grand Slam của Pete Sampras năm 2009, tôi đã đùa rằng sẽ có ngày cậu ấy đoạt 20 danh hiệu. Nhưng tôi rất hoài nghi điều đó. Vậy mà bây giờ chúng ta có ba người làm được”.
Djokovic đoạt 8 trong 12 giải Grand Slam gần nhất. Ảnh: Wimbledon
Những người đứng sau “Big 3″ có bản thành tích khiêm tốn hơn nhiều. Andy Murray và Stan Wawrinka chỉ có ba Grand Slam. Trong nhóm tay vợt dưới 30 tuổi, chỉ Dominic Thiem sở hữu một danh hiệu. Kỷ lục của “Big 3″, vì thế, sẽ còn tồn tại ít nhất qua một thế hệ nữa của quần vợt, nếu không muốn nói là sẽ kéo dài 50 năm.
Federer, Nadal và Djokovic đã thay đổi kỳ vọng của giới chuyên môn và người hâm mộ, năm này qua năm khác. Những tay vợt vĩ đại của thế hệ trước như Sampras, Agassi, Edberg, Becker, Lendl hay McEnroe đều có những thất bại nặng nề, nhiều lần thua sớm ở Grand Slam và bế tắc trong việc tìm cách thích nghi với các mặt sân khác nhau.
Khi “Big 3″ xuất hiện, họ gần như chiến thắng ở mọi nơi và kéo dài thói quen đó hàng thập kỷ. Những giới hạn của thế hệ trước được “Big 3″ vượt qua để thiết lập hàng tá kỷ lục mới. Trong khi thế hệ đàn em không thể bắt kịp họ vì những hạn chế lặp lại của thời Sampars, Lendl. Stefanos Tsitsipas thua ngay vòng một Wimbledon chỉ hai tuần sau khi vào chung kết Roland Garros. Daniil Medvedev thất bại suốt ba tháng của mùa đất nện và sân cỏ, dù vừa vào chung kết Australia Mở rộng. Dominic Thiem đoạt Mỹ Mở rộng 2020 nhưng sa sút thảm hại mùa này và cũng chưa từng thành công ở mặt sân cỏ. Khả năng thích nghi và duy trì sự ổn định kém của nhóm Next-Gen càng cho thấy tầm vóc vĩ đại của “Big 3″.
“Big 3″ thắng 8 và không thua lần nào khi gặp các tay vợt đang dưới 30 tuổi ở chung kết Grand Slam. Ảnh: Tennishead
Định luật cũ của làng banh nỉ là ‘Bạn không thể thắng tất cả’ không áp dụng cho Djokovic, Nadal và Federer. Họ thực sự đã thắng tất cả các Grand Slam, trên mọi mặt sân mà không cần thay đổi quá nhiều lối chơi. Federer đã vào bán kết Grand Slam 23 lần liên tiếp, gấp đôi kỷ lục của thế hệ trước. Huyền thoại Thụy Sĩ cũng là người duy nhất năm lần vô địch liên tiếp Mỹ Mở rộng và Wimbledon. Nadal đã đoạt 13 danh hiệu Roland Garros, gấp đôi kỷ lục trước đó. Djokovic thì là người duy nhất vô địch tất cả Grand Slam và Masters 1000 hai lần.
Cả Federer, Nadal và Djokovic đều đoạt các danh hiệu lớn khi ngoài 30 tuổi – khác biệt rõ rệt với thế hệ trước. Quần vợt không thay đổi, chỉ “Big 3″ tự tiến hóa và thích nghi với sự khắc nghiệt mới: bề mặt sân ngày càng nhanh, các giải đấu ngày càng nhiều và các tài năng trẻ xuất hiện mỗi tuần. “Big 3″ chơi hay hơn thế hệ tiền bối và cho tới lúc này, ở cuối sự nghiệp, họ vẫn hay hơn thế hệ đàn em.
“10 năm qua là hành trình đáng kinh ngạc với chúng tôi”, Djokovic nói về “Big 3″ sau khi giành chức vô địch Wimbledon thứ sáu hôm 11/7. “Mọi thứ vẫn chưa dừng lại ở đây. Tôi cảm thấy ổn hơn lúc nào hết. Tuổi tác chỉ là con số. Tôi của hiện tại là phiên bản hoàn thiện nhất trong sự nghiệp”.
Djokovic tin sự tiến bộ của bản thân được thúc đẩy bởi hai đàn anh Federer và Nadal. Việc Federer và Nadal tiếp tục theo đuổi các kỷ lục đã giữ “Big 3″ ở lại với mức độ cạnh tranh cao nhất. Vài năm nữa, đây có thể vẫn là lý do để Djokovic đứng một mình trên đường đua của ba người hay nhất mọi thời đại.
Osaka rút khỏi Roland Garros
Một ngày sau khi bỏ họp báo sau trận, tay vợt số hai thế giới Naomi Osaka quyết định không thi đấu vòng hai Roland Garros, hôm 31/5.
"Tôi nghĩ giờ là lúc tốt nhất để rút khỏi Roland Garros", Naomi Osaka viết trên Twitter hôm 31/5. "Điều đó tốt cho giải đấu, cho các tay vợt khác và cho bản thân tôi. Từ giờ, mọi người có thể hoàn toàn tập trung vào quần vợt ở Paris. Tôi không muốn trở thành kẻ gây rắc rối. Nhưng tôi cũng không bao giờ coi thường sức khỏe tinh thần hoặc xem nhẹ thuật ngữ này"'.
Osaka có bảy danh hiệu WTA, bốn trong số đó là Grand Slam. Ảnh: WTA
Sau chiến thắng ở vòng một, Osaka từ chối dự họp báo với lý do bảo vệ sức khỏe tinh thần trước những câu hỏi nhàm chán và có thể gây tổn thương từ truyền thông. Ban tổ chức Roland Garros lập tức phạt cô 15.000 USD và cảnh báo đuổi khỏi giải nếu tái diễn hành động này. Các nhà tổ chức Wimbledon, Mỹ Mở rộng và Australia Mở rộng cũng đưa ra cảnh báo tương tự, yêu cầu Osaka đổi ý.
"Tôi đã bị trầm cảm một thời gian dài từ Mỹ Mở rộng 2018", Osaka chia sẻ thêm. "Tôi gặp nhiều khó khăn để đối phó với căn bệnh này. Người thân đều biết tôi sống nội tâm. Tôi thường đeo tai nghe khi vào sân để giúp giảm bớt chứng lo âu. Quần vợt và truyền thông đối xử tốt với tôi. Tôi muốn xin lỗi các nhà báo tuyệt vời, những người đã bị tôi làm tổn thương. Nhưng tôi thực sự lo lắng mỗi khi phát biểu trước các bạn và thế giới. Vì vậy, tôi nghĩ tốt hơn là tự lo cho bản thân, bằng cách bỏ qua họp báo. Tôi đã thông báo trước điều này vì cảm thấy các quy tắc đã lỗi thời".
Với việc Osaka rút lui, đối thủ của cô ở vòng hai là Ana Bogdan - tay vợt ngoài top 100 WTA, không cần thi đấu vẫn vào vòng ba. Osaka là hạt giống đầu tiên trong top 5 hạt giống dừng bước ở Roland Garros. Đất nện là mặt sân sở đoản của tay vợt Nhật Bản. Thành tích tốt nhất của cô tại Paris là tới vòng ba. Cả bốn Grand Slam mà Osaka có được tới lúc này đều diễn ra trên sân cứng, ở Australia và Mỹ. Theo lịch thi đấu đã công bố, giải tiếp theo Osaka góp mặt là Berlin Mở rộng, khởi tranh 14/6. Đây là một trong những sự kiện khởi động cho Wimbledon - nơi Osaka cũng chỉ có thành tích tốt nhất là vòng ba.
Hành động rút khỏi Roland Garros của Osaka nhận được sự ủng hộ của nhiều ngôi sao. Hai huyền thoại Billie Jean King và Martina Navratilova chia sẻ bài viết của cô trên Twitter và động viên tay vợt 23 tuổi. Đồng nghiệp Coco Gauff cho biết cô ngưỡng mộ Osaka vì hành động dũng cảm. Tay golf kỳ cựu Phil Mickelson hay nhà vô địch nhảy sào Johnson Thompson đều lên tiếng bảo vệ Osaka.
Federer lần đầu thắng ở Roland Garros sau hai năm Hạt giống số tám Roger Federer thắng dễ Denis Istomin 6-2, 6-4, 6-3 ở vòng một Roland Garros, hôm 31/5. Ở trận đấu thứ tư trong vòng 16 tháng, và là trận đầu tại Grand Slam sau 487 ngày, Federer cống hiến nhiều pha bóng đẹp mắt, đặc biệt từ cú thuận tay và bỏ nhỏ. Trước đối thủ Istomin, chủ nhân 20...