Djokovic còn gần một tuần để tạo nên kỷ lục
Danh hiệu Grand Slam thứ 21 đang chờ Novak Djokovic, nhưng anh cần được sự cho phép của Bộ trưởng Di trú Australia Alex Hawke.
Chiều 11/1, Novak Djokovic bước đến sân trung tâm Rod Laver Arena để có buổi tập kín với huấn luyện viên Goran Ivanisevic. Anh hít thở bầu không khí trên sân tập ở Melbourne, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những rắc rối về thị thực.
Djokovic vui vẻ trong buổi tập hôm 11/1. Ảnh: Reuters.
Djokovic hy vọng mọi chuyện thuận lợi
Chứng kiến tay vợt số một thế giới được phép rời khách sạn dành cho người tị nạn và trở lại sân tập với tinh thần quyết tâm cao nhất, người hâm mộ có thể hình dung anh sẽ góp mặt ở chung kết Australian Open ngày 30/1.
Chiến thắng vào đêm đó sẽ mang lại cho Djokovic danh hiệu thứ 10 tại Melbourne Park và là Grand Slam thứ 21, đưa anh lên đỉnh cao mới khi vượt qua Roger Federer và Rafael Nadal, những người sở hữu 20 danh hiệu. Anh sẽ là tay vợt nam duy nhất làm được điều này và giúp anh trở thành tay vợt vĩ đại nhất của quần vợt nam.
Đó là thành tích xoay quanh việc chính phủ Australia không trục xuất Djokovic khỏi đất nước.
Trong bối cảnh áp lực trong nước và quốc tế, Bộ trưởng Di trú Alex Hawke phải cân nhắc xem có nên quyết định hủy bỏ visa của Djokovic hay không. Nếu thị thực bị hủy, anh có thể bị cấm nhập cảnh Australia trong 3 năm.
Mọi mối quan tâm lúc này đổ dồn về Hawke. Ông phải đối mặt với một trong những quyết định quan trọng nhất trong 14 tháng làm việc. Không có thời hạn cuối để Bộ trưởng Hawke ra quyết định về thị thực của Djokovic. Và theo người phát ngôn của Bộ Di trú, Hawke không vội vàng.
“Bộ trưởng Hawke đang xem xét liệu có nên hủy bỏ thị thực của Djokovic hay không. Theo đúng quy trình, Bộ trưởng Hawke sẽ xem xét kỹ lưỡng vấn đề. Vì vấn đề đang diễn ra, với lý do pháp lý, không thích hợp để bình luận thêm”, người phát ngôn cho biết hôm 11/1.
Tuy nhiên, với việc Australian Open chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là bắt đầu, áp lực khiến ông Hawke phải đưa ra quyết định sớm đang gia tăng.
Kết quả xét nghiệm PCR gây tranh cãi của Djokovic khi quét mã QR. Ảnh: Rothenberg.
Việc cân nhắc của ông Hawke có thể trở nên phức tạp bởi thông tin mới được đưa ra hôm 11/1 về tuyên bố du lịch của Djokovic.
Các tài liệu do hội đồng công bố cho thấy ngôi sao quần vợt đã điền vào tờ khai du lịch Australia rằng anh không đi du lịch trong 14 ngày trước chuyến bay đến Melbourne. Tuy nhiên, các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy Djokovic ở Belgrade, Serbia ngày 25/12/2021 và sau đó ở Tây Ban Nha ngày 31/12/2021, trước khi đến Australia ngày 5/1.
Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm PCR của anh cũng bị nghi ngờ. Nhà báo Ben Rothenberg của New York Times đã công bố hình ảnh khi quét mã QR trên giấy xét nghiệm PCR của Djokovic cho kết quả âm tính với Covid-19. Kết quả này được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Ít giờ sau, kết quả xét nghiệm của Djokovic được sửa lại thành dương tính.
Theo Sở Nội vụ, các hình phạt được áp dụng nếu đưa thông tin sai lệch và gây hiểu lầm, bao gồm cả khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu Djokovic bị trục xuất, anh có thể phải đối mặt với lệnh cấm nhập cảnh Australia trong vòng 3 năm.
Video đang HOT
Những quan điểm trái chiều
ABC News cho biết Thủ tướng Serbia Ana Brnabic và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã có các cuộc điện đàm xung quanh vấn đề của Djokovic. Các chính trị gia Australia cũng có những nhận định riêng.
Nghị sĩ Đảng Tự do và là cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp John Alexander đã thúc giục đồng nghiệp cho phép Djokovic ở lại để thi đấu Australian Open. Thượng nghị sĩ Alex Antic đã viết thư cho Bộ trưởng Hawke, đề nghị ông không dùng quyền lực cá nhân để hủy bỏ thị thực của Djokovic.
Trong khi đó, Nghị sĩ Đảng Tự do Julian Simmonds cho biết visa của tay vợt người Serbia nên bị hủy một lần nữa vì anh chưa được tiêm phòng.
“Chắc chắn tôi sẽ ủng hộ việc visa bị hủy. Điều đó sẽ cho người dân Australia thấy mọi người đều có chung quy tắc và không có chỗ cho hành vi đạo đức giả dù bạn là người nổi tiếng hoặc vận động viên thể thao”, ông Simmonds nói.
Djokovic sẽ nhận áp lực lớn nếu được dự Australian Open. Ảnh: Reuters.
Trong khi Djokovic vẫn có tâm trạng tốt để tập luyện tại sân Rod Laver Arena, ở bên ngoài, người hâm mộ bắt đầu tẩy chay anh một cách rộng rãi. Những khán giả được phỏng vấn hầu hết thể hiện sự tiêu cực khi được hỏi về tay vợt số một thế giới.
“Tôi chỉ nghĩ Novak khá ích kỷ. Tôi không phải là người hâm mộ của anh ấy. Novak là tay vợt cừ khôi, nhưng người khá bình thường. Tôi sẽ tắt tivi khi anh ấy thi đấu tại Australia Open”, Dimita nói.
Các vận động viên quần vợt Carol và Julie cho biết những người chưa được tiêm phòng không được phép vào Australia, bất kể họ nổi tiếng như thế nào.
Trong khi đó, Farid và Saif cho biết sẽ rất vui khi được xem Djokovic thi đấu, nhưng tốt hơn nếu không có những tranh cãi.
“Dù điều gì xảy ra, nó đều không tốt cho Australia. Nếu cả thế giới đang tiêm vaccine, tại sao phải có ngoại lệ. Nó chỉ là kiểu lạm dụng hệ thống và bằng cách bạn nói bạn nhiễm Covid-19 để thoát khỏi việc tiêm phòng”, Farid nói.
Dù khán giả có theo dõi hay không, Djokovic vẫn kiên quyết với mục tiêu thi đấu ở Australian Open, giành chiến thắng để có danh hiệu Grand Slam thứ 21 huyền thoại.
Việc anh có thể thi đấu hay không vẫn đang được xem xét, trong khi Australian Open 2022 còn 5 ngày nữa là khởi tranh.
Djokovic bị đào xới chuyện quá khứ: Tin đồn lừa dối vợ, gây hấn trọng tài
Sau scandal bị trục xuất khỏi Úc, Novak Djokovic lại bị truyền thông đào xới chuyện quá khứ.
Australian Open 2022 đang tới gần, nhiều khả năng giải đấu không có sự góp mặt của ngôi sao lớn nhất Novak Djokovic. Nole trở thành tâm điểm tại Úc trong suốt những ngày qua, người hâm mộ muốn anh được nhập cảnh và thi đấu tại Úc, nhưng khán giả, người dân đất nước sở tại muốn điều ngược lại.
Nole từng bị nghi ngờ gian dối với vợ
Do chưa tiêm vaccine, tay vợt 34 tuổi người Serbia đang bị tạm "quản thúc" tại Úc. Đã được ban tổ chức miễn trừ y tế nhưng khả năng Nole bị trục xuất khỏi Úc vì chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine đang là rất lớn.
Trước quan điểm có phần cứng nhắc về vaccine, Nole đang rơi vào hoàn cảnh anh chưa bao giờ phải gặp khi đi thi đấu ở nước ngoài. Tay vợt vĩ đại nhất Australian Open với 9 chức vô địch nhưng lại đang bị đối xử như kẻ nhập cư trái phép khi vào Úc.
Nhân dịp này, tờ The Sun (Anh) tổng hợp những scandal của tay vợt Serbia trong quá khứ để thu hút người đọc.
Tin đồn gian dối vợ
Djokovic đã kết hôn với người yêu thời thơ ấu Jelena từ năm 2014 và cặp đôi có hai con; Stefan, bảy tuổi và Tara bốn tuổi. Nhưng không phải lúc nào mối quan hệ của họ cũng thuận buồm xuôi gió.
Vào năm 2019, có tin đồn cặp đôi sắp chia tay, bởi Jelena không tham gia cổ vũ bất cứ trận nào của Nole tại Wimbledon.
Cặp đôi khẳng định điều này là do con gái Tara của họ còn quá nhỏ để tham dự, nhưng lễ kỷ niệm 5 năm ngày cưới của họ vào ngày 10/7 cũng rất ảm đạm, nó trái ngược hoàn toàn với năm trước, khi Jelena đăng tải một thông điệp lãng mạn lên mạng xã hội: "Yêu thương, người đàn ông của cuộc đời em".
Chuyên gia quần vợt John McEnroe vào 7/2017, cho rằng Djokovic có phong độ kém là do "các vấn đề ngoài lề, liên quan tới gia đình".
Novak rất ngạc nhiên trước những bình luận đó, nhưng đã đưa ra một phản ứng lịch thiệp: "Anh ấy có quyền nói những điều anh ấy muốn nói. Tôi không nhất thiết phải phản bác. Đó là quyền của anh ấy."
Có quan hệ trên tình bạn với người yêu cũ
Djokovic cũng từng bị chỉ trích vì mối quan hệ bạn bè của anh với những phụ nữ khác, bao gồm cả ngôi sao nhạc pop người Serbia Natasa Bekvalac. Tin đồn về cặp đôi không chỉ là bạn bè bắt đầu lan truyền vào năm 2011, cả hai được nhìn thấy ở Ibiza trong cùng một mùa hè. Bekvalac luôn phủ nhận mọi ám chỉ về việc ngoại tình, nhưng điều đó vẫn không ngăn được tin đồn.
Bị đồn có quan hệ tình cảm với người yêu cũ Deepika Padukone
Djokovic sau đó cũng được đồn đoán có tình cảm với Lady Lee, nữ DJ được trả lương cao nhất Serbia, tên thật là Lidija Popovic. Tuy nhiên cô nàng DJ nhanh chóng phủ nhận tin đồn liên quan tới Djokovic.
Djokovic bị "soi" có mối quan hệ với nữ diễn viên Bollywood Deepika Padukone, được biết đến với cái tên Dippy, họ bắt gặp đi cùng nhau vào 3/2016 khi rời quán bar The Nice Guy ở Los Angeles trong một chiếc xe hơi màu đen, có tài xế lái. Sau đó Djokovic giải thích rằng Dippy là bạn của vợ, mặc dù Jelena không có ở đó.
Niềm tin kì lạ về sức khoẻ
Djokovic thường nói một số điều kỳ lạ về niềm tin của anh đối với sức khỏe. Ví dụ, vào năm 2010, anh tuyên bố rằng đã tự chẩn đoán mình bị dị ứng lúa mì bằng cách ấn một lát bánh mì vào bụng. Năm 2016, anh bắt đầu làm việc với huấn luyện viên người Tây Ban Nha Pepe Imaz, một người rất tin tưởng vào thiền định và sức mạnh của việc ôm cây.
Có niềm tin kì lạ vào những trò mê tín dị đoan
Khi Djokovic gặp các vấn đề về khuỷu tay vào 2017, anh đã chữa trị theo nhiều cách khác nhau và cuối cùng vấn phải chọn phẫu thuật thông thường. Tay vợt số 1 thế giới phải bật khóc vì thất bại trong việc giải quyết vấn đề thông qua thuốc tự nhiên.
Djokovic luôn là một người tin tưởng mạnh mẽ vào việc sử dụng các buồng hyperbaric - nơi cơ thể anh tiếp xúc với oxy tinh khiết ở áp suất cao hơn nhiều so với bình thường, và anh đã mang cả buồng máy di động lên xe tải khi tham dự US Open 2017.
Nhưng kể từ khi đại dịch bắt đầu, niềm tin bất thường của Djokovic càng trở nên nổi bật. Năm ngoái, anh đã tham gia vào các nguồn cấp dữ liệu trực tiếp trên Instagram cùng với bạn của mình, chuyên gia chăm sóc sức khỏe Chervin Jafarieh, người đại lý quỹ đầu cơ tự phong.
Djokovic bày tỏ thẳng thắn quan điểm: "Cá nhân tôi phản đối việc tiêm phòng và tôi không muốn bị ai đó ép phải tiêm vaccine để có thể đi du lịch".
Chiến thuật vào nhà vệ sinh "ngồi thiền"
Stefanos Tsitsipas là người bị chỉ trích mạnh mẽ trong năm 2021 vì sử dụng chiến thuật vào nhà vệ sinh, tuy nhiên Novak Djokovic mới là "ông trùm" của chiến thuật này.
Thường xuyên cự cãi với trọng tài
Một phân tích của Tạp chí Phố Wall đã khảo sát và báo cáo, Djokovic nghỉ vệ sinh trong các trận đấu tại các giải đấu lớn kể từ năm 2013.
Điều đó mang lại cho Djokovic, người đã giành được 78,6% số trận đấu trong sự nghiệp của mình tại các giải Grand Slam, tỷ lệ thành công lên tới 83,3% sau mỗi lần vào nhà vệ sinh.
Gây hấn với trọng tài
Djokovic nổi tiếng là tay vợt nóng nảy anh từng nhiều lần có những hành động quá khích trên sân và đôi co với các trọng tài.
Nóng nảy vô tình đánh bóng vào cổ trọng tài
Tại giải Rome Open 2020 anh đã "hét" vào ghế trọng tài khi đấu với Taylor Fritz, than vãn rằng vẫn cho trận đấu diễn ra dù trời mưa.
Vào năm 2020, Djokovic bị truất quyền thi đấu tại US Open sau khi đánh bóng vào trọng tài Laura Clark. Dù đây chỉ là một tai nạn, nhưng nó xuất phát từ hành động nóng nảy của Nole.
Tình tiết mới có lợi cho Djokovic trong vụ kiện "đòi lại" thị thực Novak Djokovic tuyên bố đã nhận được một lá thư từ cơ quan di trú Australia vài ngày trước khi đến Melbourne, nói rằng anh được tự do đi lại khi đến Australia. Trong các tài liệu của Tòa án Liên bang được công bố vào chiều nay (8/1, theo giờ Việt Nam), các luật sư của Novak Djokovic tuyên bố rằng anh...