DJ có tiếng ở Hà Nội và cuộc chơi thâu đêm suốt sáng
Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 6 Hà Nội thường gặp cảnh trong giờ nghỉ, một học viên trầm ngâm ngồi ôm cây đàn ghi ta gảy bập bùng trước hiên nhà khu cai nghiện.
DJ có tiếng ở Hà Nội và cuộc chơi thâu đêm suốt sáng (ảnh minh họa)
Hỏi ra mới biết cậu trai đàn hay hát hay giỏi ấy trước khi nhập trại cai nghiện đã từng là một DJ (Disc Jockey – người chỉnh nhạc) có tiếng trong một số vũ trường ở Hà Nội và Sài Gòn. Sau nhiều năm quay cuồng trong ảo giác của ma túy, trong đèn màu, rượu mạnh và tiếng nhạc chát chúa, đích đến của cậu trai được “dân chơi” một thời mệnh danh là “linh hồn của vũ trường” ấy nay là trại cai nghiện.
1. Huy kể lại, anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc. Cha là giáo viên dạy nhạc nên anh được cha truyền cho niềm đam mê âm nhạc, được làm quen với các loại nhạc cụ từ bé. Ngay từ khi lên lớp 4, ngoài giờ học chính khóa, anh đã được cha đưa vào học lớp sơ cấp âm nhạc tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.
Sáng học ở lớp, chiều ở nhà được cha kèm cặp, Huy tiến bộ trông thấy. Suốt bảy năm học sơ cấp âm nhạc, cậu bé luôn đạt điểm ưu. Tốt nghiệp sơ cấp, cậu học tiếp 4 năm hệ trung cấp và 2 năm hệ cao đẳng âm nhạc.
Năm 13 tuổi, cậu còn từng được tuyển vào đội guitar tứ tấu chuyên đi biểu diễn nghệ thuật phục vụ cho các Hội nghị lớn tại các điểm biểu diễn ở Hà Nội. Huy nhớ lại: “Có lẽ đó quãng thời gian đáng nhớ nhất trong suốt 13 năm học nhạc của tôi. Có những khi để biểu diễn chỉ một bài, chúng tôi đã tập luyện miệt mài trong 3 tháng. Nghệ thuật không như học văn hóa. Nếu có niềm đam mê, người học lớp trung cấp có thể đánh bài của giáo trình đại học”.
Năm 1996, Huy ra trường. Cậu xin đi làm ở những quán cà phê, quán hát nhạc “sống” để kiếm sống, cũng là cách thỏa mãn nhu cầu được sống với âm nhạc.
Niềm đam mê ghi ta với Huy dường như không có giới hạn, tháng 9/1998, Huy xin sang Nhật du học ngành cầu đường trong dự án của một công ty, thế nhưng thực chất của việc sang nước ngoài này theo Huy kể, chỉ là “muốn được tiếp cận với những tay ghi ta nổi tiếng của Nhật Bản”. Một năm vừa học kỹ thuật cầu đường, vừa bỏ tiền túi đi học thêm tại những câu lạc bộ guitar ở Nhật, Huy học hỏi được rất nhiều tính kỷ luật và khắt khe trong công việc của người Nhật.
Trở về Việt Nam với những kiến thức học được, Huy tích cực tham gia thiết kế nhạc cho những sự kiện. Huy được nhiều người đánh giá là một tay ghi ta cự phách, thường xuất hiện trong những sự kiện đòi hỏi trình độ guitar cao và khả năng độc tấu. Anh liên tục được mời biểu diễn ở các trường, công ty, nhà hàng.
Ước mơ mua được các nhạc cụ đắt tiền để lập một ban nhạc riêng, trong một lần được bạn rủ đến vũ trường, Huy lần đầu được tiếp xúc với các tay DJ và biết đây là một nghề có thể kiếm ra tiền. Anh quyết định rời Hà Nội để vào Sài Gòn đầu quân chơi nhạc cho những quán bar, vũ trường. Và vũ trường, sàn nhảy đã biến một tay chơi đàn ghita thuần túy thành một tay chỉnh nhạc cự phách, nhưng cũng kèm điều kiện nghiệt ngã: phải dùng ma túy để có sức chỉnh nhạc.
2. Huy nhớ lại, những ngày đầu mới đặt chân đến Sài Gòn, anh chơi cho một quán bar. Sau vài tháng, anh đã được mọi người trong giới chỉnh nhạc vũ trường đánh giá cao vì có sức khỏe tốt, có thể chỉnh nhạc suốt đêm mà không biết mệt. Thời gian ấy, thu nhập mỗi tháng của anh có thể lên tới 12 triệu. Huy định sau khi gom góp được một món tiền, thì sẽ bỏ nghề DJ để thực hiện ước mơ lập ban nhạc riêng.
Video đang HOT
Một thời gian sau đó, phong trào “dân chơi” tìm đến các sàn nhảy vũ trường đã lan từ miền Nam ra đến ngoài Bắc. Nhận thấy ở Hà Nội đã có “sân chơi” cho mình thử sức, Huy rời Sài Gòn về Hà Nội.
Vài năm làm DJ, nếu ngày đầu tiên vào nghề, Huy có thể thức trắng vài đêm mà không cảm thấy mệt mỏi, thì nay có thể chỉ một đêm thiếu ngủ cũng khiến anh rã rời. Ở các công việc khác, người ta làm ngày ngủ đêm nhưng trong nghề DJ thì ngược lại, ban đêm chính là ban ngày. Huy cho biết, ở các sàn nhảy, người DJ thường phải làm việc liên tục từ 21h hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Từ năm 2004, Huy tìm đến ma túy để giải quyết vấn đề thức đêm không mệt, đặc biệt là thường dùng các loại ma túy tổng hợp như thuốc lắc, tài mà…
Thông thường, khi chơi heroin, các con nghiện thường chọn không gian tĩnh để “thưởng thức”, còn các con nghiện ma túy tổng hợp lại cần nhạc sôi động để quay cuồng trong ảo giác. Huy ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập. Ban ngày, trước khi vùi đầu vào giấc ngủ, Huy thỏa mãn cơn nghiện bằng cách hít heroin. Khi màn đêm buông xuống, để có sức làm việc, Huy lại tìm đến những viên thuốc lắc. Cứ như thế, hết ngày đến đêm, Huy triền miên trong các cơn nghiện.
Càng hút càng hăng, Huy làm việc điên cuồng không biết mệt. Huy công khai giở thuốc ra “phê” ngay giữa vũ trường. “Các con nghiện đều tập trung về sàn nhảy nên các loại ma túy ở đây cũng đa dạng. Hầu hết các loại ma túy gây nghiện tôi đều đã được dùng”, Huy nhớ lại.
Đêm lao vào cuộc vui chỉnh nhạc cho dân chơi lắc lư, hát hò, rú rít… Ngày Huy lại vùi đầu vào giấc ngủ, chẳng có thời gian tập nhạc cổ điển như ngày xưa. Nhờ nghề DJ, Huy đã đủ tiền mua những nhạc cụ ngày xưa mình mơ ước, nhưng khi mua về thì nay cũng chỉ xếp xó nhà. Lúc này, điều quan trọng nhất với Huy là những liều ma túy để thỏa mãn cơn nghiện, là chiếc dàn chỉnh nhạc giúp Huy có tiền hút hít.
3. Những vũ trường nơi Huy làm việc đã lọt vào tầm ngắm của các trinh sát phòng chống tệ nạn ma túy. Một đêm giữa tháng 5/2009, khi Huy đang tai đeo tai nghe, tay liến thoắng quay đĩa, cùng với hàng trăm “dân chơi” khác trong vũ trường lắc lư theo tiếng nhạc, miệng rú rít kích động do ảo giác ma túy thì công an ập vào kiểm tra hành chính. Kết quả xét nghiệm các đối tượng ở đây cho thấy hàng chục “dân chơi” sử dụng chất ma túy, trong đó Huy là một trong những con nghiện có thâm niên dùng ma túy trái phép lâu nhất. Huy bị buộc phải đi cai nghiện.
Không còn ma túy, không còn tiếng nhạc, không còn đèn màu, rượu mạnh và những váy ngắn lả lơi hàng đêm, chàng trai có giấc mơ trở thành một nhạc công nổi tiếng ngày nào, nay đã nhận ra mình chỉ là một con nghiện thân tàn ma dại. Huy kể: “Ngày đầu mới nhập trại, khi vẫn chưa dứt được cơn nghiện thì vẫn còn than thân trách phận, chửi bới cuộc đời. Thế nhưng khi đã dứt cơn nghiện, đã có thể đi lao động, ăn ngủ điều độ thì những suy nghĩ như thế nay đã không còn. Tự mình đã đưa mình vào con đường nghiện ngập, nên mình không trách ai được. Điều quan trọng là phải dứt nghiện hoàn toàn để làm lại từ đầu, bắt đầu một cuộc sống mới”.
Trả lời câu hỏi anh có thấy môi trường ở những tụ điểm chơi bời như vũ trường, quán bar cũng là nơi có thể dễ khiến người ta sa ngã hay không? Huy cho biết: “Không phải cứ ai làm nghề DJ là dính đến ma túy. Thế nhưng nếu thời gian quay trở lại, tôi chắc chắn sẽ không làm nghề DJ, hay làm việc ở vũ trường”.
Theo Xahoi
Gặp người bác sĩ trại giam 'kê đơn thuốc' giúp phạm nhân quay về nẻo thiện
Trong 35 năm khám chữa bệnh, BS - Thượng tá Phạm Hùng Sơn đúc kết: "Tôi không thể nhớ hết những buồn, vui gắn bó với nghề, nhất là công việc bác sĩ trong trại giam".
Bác sĩ - Thượng tá Phạm Hùng Sơn hiện đang công tác tại phòng Khám chữa bệnh Tổng cục Thi hành án Hình sự và hỗ trợ Tư pháp (Bộ Công an)
Chữ duyên với "nghề" bác sĩ trong trại giam
Chúng tôi gặp Bác sĩ, Thượng tá Phạm Hùng Sơn (SN 1959, quê xã Yên Chính, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) hiện đang công tác tại phòng Khám chữa bệnh Tổng cục Thi hành án Hình sự và hỗ trợ Tư pháp (Bộ Công an) sau khi anh vừa hoàn thành một ca khám bệnh cho một chiến sĩ trong đơn vị. Tiếp chúng tôi trong màu áo trắng của người thày thuốc, anh tươi cười bảo, có lẽ cái duyên với nghề và cả sự đam mê, quyết tâm đã giúp anh đi trên con đường mình đã trọn suốt 35 năm qua.
Sau khi tốt nghiệp cấp trường cấp 3 huyện Ý Yên (Nam Định), anh Sơn được tuyển dụng vào trường An ninh E1171. Anh nhớ lại: "Hồi đó, tôi ước mơ sẽ phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành một sỹ quan an ninh góp phần bé nhỏ của mình trong lực lượng công an nên đã phấn đấu thi đỗ vào học và cũng để cha mẹ an lòng". Do yêu cầu của ngành lúc đó, anh Sơn được cử đi học Y khoa tại trường Y sỹ Thái Bình, sau đó chuyển sang Cục cảnh sát Trại giam công tác (lúc đó là cục C24 thuộc Tổng cục Cảnh sát nhân dân) và nhận công tác tại trạm Xuân Phước (Phú Khánh, nay là tỉnh Phú Yên).
Cũng bắt đầu từ đó, anh trở thành người cán bộ bác sĩ trong trại giam. Những bệnh nhân của anh, không chỉ có các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ và giáo dục quản giáo trong trại mà còn hàng ngàn lượt phạm nhân đang nỗ lực cải tạo tại đây để trở về cộng đồng. Anh tâm sự: "Nhiều năm làm công tác y tế tại các trại giam, tôi thấy ở môi trường này thật khó khăn, phức tạp, đặc biệt là lĩnh vực y tế, bởi tính đặc thù của công việc. Hàng nghìn bệnh nhân như vậy nên bệnh tật rất nhiều, tỷ lệ mắc bệnh cao, nặng, nguy cơ lây nhiễm cũng không hề nhỏ, nhất là các bệnh như lao phổi, viêm gan, HIV/ AIDS... Trong đó cũng không ít những trường hợp phạm nhân khỏe mạnh nhưng giả bệnh để chống đối, trốn lao động cải tạo. Nếu không có lương tâm, trách nhiệm, trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ và thâm niên công tác thì rất khó có thể đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, phải có quan điểm rõ ràng".
Dừng một lát, anh nói tiếp: "Ở môi trường trại giam, mình cũng là một người cán bộ, tuy không trực tiếp giáo dục và định hướng cho phạm nhân cải tạo hàng ngày nhưng bất kỳ khi nào các bệnh nhân là phạm nhân được đưa đến ngồi đối diện với tôi để mong qua cơn đau, mong tìm được nguyên nhân khiến họ khổ sở và lao lực suốt thời gian qua, tôi đều dành thời gian để nói chuyện và an ủi họ trước khi làm công tác chuyên môn. Các phạm nhân ấy, có người là học sinh, sinh viên, thậm chí kỹ sư và cũng có cả những người từng là đồng nghiệp bác sĩ như tôi nữa, họ lầm đường lạc lối và vi phạm pháp luật. Một phút hồ đồ và thiếu suy nghĩ đã khiến họ phải trả giá, nhưng lúc đó tôi chỉ coi họ là bệnh nhân của mình, không phân biệt đối xử mà trái lại, ngoài việc tận tình khám chữa bệnh, tôi vẫn bảo anh em y sĩ phải khích lệ tinh thần mới đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, góp phần tích cực trong công tác giáo dục cải tạo trại các trại giam".
Từng có 20 năm công tác tại trại giam Thanh Xuân, Thượng tá Sơn bảo kỉ niệm nghề của anh có lẽ gắn bó chủ yếu tại đơn vị này. Từ năm 2010, anh Sơn lại được điều về công tác tại Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp - Bộ công an với nhiệm vụ theo dõi, bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, chiến sỹ cơ quan Tổng cục và theo dõi tình hình y tế các đơn vị thuộc Tổng cục.
Thượng tá Sơn giãi bày: "Đã tròn 35 năm học tập công tác, rèn luyện trong ngành công an với cả những vui, buồn, trăn trở, bao khó khăn vất vả phải cố gắng để vượt qua, để tồn tại, công tác tốt, giữ được phẩm chất của một bác sỹ, một người sỹ quan công an nhân dân".
Những kỉ niệm không thể nào quên
Trên khuôn mặt có phần sạm đen vì sương gió, Thượng tá Sơn vẫn nhớ như in kỉ niệm tại trại giam Xuân Phước. Khi ấy, vừa nhận nhiệm vụ tại đây một thời gian ngắn thì đơn vị nằm trong vùng nước lụt. Khắp các trại giam nước ngập lênh láng đến đầu gối...
"Hôm đó, tôi cùng anh em cán bộ sơ tán một số phạm nhân tại một số buồng giam bị ngập lên chỗ cao hơn. Đến tối thì vừa đói, vừa mệt về đến phòng thì có một trường hợp viêm ruột thừa cấp. Lúc này là thời điểm nước sông chảy siết, không có phương tiện nào có thể qua sông được, đơn vị hoàn toàn cách ly với bên ngoài mà tình huống rất cấp bách. Quên cả đói và mệt, tôi bảo với anh em nếu không phẫu thuật cắt ruột thừa cho phạm nhân này thì nguy cơ tử vong là rất cao. Nhìn vẻ mặt đau đớn của bệnh nhân và nước lụt cuồn cuộn chảy trước mặt mà xin ý kiến chỉ đạo từ Tổng cục thì sợ không kịp (lúc ấy phương tiện liên lạc không phổ biến, mỗi lần xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên mất tới 6 tiếng đồng hồ), tôi quyết định cùng một đồng chí y sĩ và hai phạm nhân giúp việc tại bệnh xá cắt ruột thừa cho phạm nhân đó ngay trong đêm. Tôi vẫn còn nhớ bệnh nhân của mình tên Quyết đã cầm chặt lấy tay tôi khi đưa lên giường bệnh. Tuy hiểu rằng ngoài sự đan đớn, tôi biết phạm nhân ấy đặt niềm tin vào mình nên càng quyết tâm thực hiện ca mổ. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, ca mổ tuy khó nhưng đã thành công. Khi phạm nhân Quyết thiếp đi, tôi mới thở phào nhẹ nhõm nhìn đồng hồ đã hơn 2h sáng", Thượng tá Sơn nhớ lại.
Sau 7 ngày nằm trên giường bệnh, phạm nhân Quyết ra viện và dần hồi phục sức khỏe, tiếp tục lao động cải tạo tại trại giam. Mùa lũ sau đó, lại có một ca viêm ruột thừa xảy ra tại trại giam Xuân Phước nhưng lần này bằng kinh nghiệm đã có và sự tự tin, Thượng tá Sơn lại cùng anh em giải quyết thành công không có gì khó khăn.
Một lần khác, có một phạm nhân bị cấp cứu phải chuyển đi bệnh viện, do lúc đó gấp quá, lại là ban đêm nên không kịp tạm ứng tiền ở đơn vị, mà bệnh viện yêu cầu phải đóng 1 số tiền theo quy định. Khi đó, anh em không biết xoay sở ra sao, Thượng tá Sơn đã cùng một đồng chí cảnh sát bảo vệ tên Hưng bàn tính tới lui mà chưa có biện pháp giải quyết. Sau cùng, anh Sơn đã quyết định bán chiếc áo "Natô" của mình ngay ở cổng viện để lo tiền viện phí cho phạm nhân nọ. Tuy lúc đó thời tiết mùa đông giá rét nhưng khi ca cấp cứu an toàn, phạm nhân qua cơn hiểm nghèo, Thượng tá Sơn bộc bạch: "Lòng tôi thấy thanh thản, không hề tiếc nuối".
Trong công việc khám chữa bệnh tại trại giam của mình, thời kỳ công tác tại trại giam Thanh Xuân, anh Sơn cho biết anh giáp mặt không biết bao nhiêu tay "anh chị giang hồ cộm cán". "Ngoài đời không biết họ oai hùng như thế nào nhưng khi vào đến bệnh xá, có bệnh và mong muốn được chữa khám, tôi đều thấy họ là những bệnh nhân "ngoan ngoãn" của mình. Họ cũng là con người, cũng có lúc ốm yếu và bị bệnh tật quật ngã. Những lúc ấy, tôi thường tâm sự và kể chuyện ngoài đời cho họ biết, lắng nghe những câu chuyện của họ. Hóa ra, ai cũng có hoàn cảnh cả, mỗi số phận, mỗi con người khi trở thành một tay anh chị, không phải ai trong số họ ban đầu cũng là người xấu", anh Sơn tâm sự.
Tuy nhiên, anh Sơn cũng cho hay, việc chấp hành hình phạt tù tại các trại giam vẫn có nhiều phạm nhân nhận thức và ý thức cải tạo yếu kém, vi phạm nội quy, quy chế trại giam, lười lao động nên tìm cách giả vờ bị bệnh để trốn tránh. Thượng tá Sơn cho biết: "Nếu bác sỹ chuyên môn và nghiệp vụ hạn chế rất dễ bị phạm nhân đánh lừa. Từ đó tạo điều kiện cho nhiều phạm nhân khác bắt chước để lừa dối cán bộ trại giam trốn tránh lao động, gây mất trật tự trong trại. Song với tôi, trong suốt thời gian công tác tại trại đã phát hiện rất nhiều trường hợp phạm nhân như thế. Bằng tình cảm người thầy thuốc chân tình, trách nhiệm và cương quyết, nắm chắc đối tượng qua công tác nắm tình hình phạm nhân bằng nghiệp vụ của người cảnh sát, do vậy không có phạm nhân nào dối trá, giả bệnh tật, góp phần ổn định trật tự trong trại giam".
Trong số các trường hợp "cáo bệnh trốn việc" mà bác sĩ Sơn nhớ nhất, có lẽ là trường hợp phạm nhân Định (quê ở Hà Nội). Định trước là một tay giang hồ khét tiếng. Khi bị bắt, Định cũng vỗ ngực xưng "đại bàng" và là thành phần cộm cán trong trại vì vi phạm nội qui, qui chế trạm giam, nhiều lần bị kỷ luật trong nhà giam riêng. Khi bị phạt, Định tuyệt thực không ăn nhiều ngày liền, dù đã được cán bộ trại giam yêu cầu, động viên cho ăn nhưng phạm nhân này vẫn nhất quyết từ chối. Khi phạm nhân này được chuyển lên bệnh xá, qua việc thăm khám, động viên, khích lệ từ lúc phạm nhân không trả lời, vô cảm, đến khi được khơi dậy giá trị cuộc sống, tình cảm với gia đình, công lao của cán bộ trại để có tương lai tốt đẹp cho cá nhân, mà phạm nhân đã "rưng rưng" và tự nguyện đề nghị được ăn để tiếp tục cải tạo.
Cũng sau lần ấy, Định "hồi tâm chuyển ý" hẳn, phạm nhân này đã nỗ lực rất nhiều trong việc lao động cải tạo và hăng hái tham gia nhiều phong trào trong trại giam. Sau này gặp lại bác sĩ Sơn khi được ra tù, anh ta tâm sự: "Nếu ngày ấy không có ban giám thị và "thầy" thì không biết tương lai của "em" sẽ thế nào".
Niềm vui bên gia đình
Khi được hỏi về mái ấm gia đình của mình, Thượng tá Sơn vui vẻ cho biết, nhiều năm gắn bó với công việc, có những chuyến đi dài đằng đẵng mới về phép nhưng anh luôn tin tưởng vào mái ấm của mình bởi đó là hậu phương vững chắc và là động lực cho mọi công việc của anh. Vợ là giáo viên Anh văn tại 1 trường chuyên của huyện, 2 con thì ngoan học giỏi, Thượng tá Sơn bảo có khi anh cũng chỉ cần như vậy là quá đủ rồi. Năm nay, con gái thứ 2 bước vào năm thứ 3 Đại học, còn cậu con trai cả Phạm Kim Hùng cũng khiến vợ chồng anh rất đỗi tự hào. Hùng đạt được nhiều thành tích trong học tập: 2 năm liền đoạt giải Nhất Toán quốc gia, 2 lần đoạt giải Olympic Toán quốc tế tại Hy Lạp và Mexico. Với thành tích và những tấm huy chương vàng Hùng đã đựơc nhận vào học tại trường đại học Stanford Hoa Kỳ, một trong những trường đại học danh tiếng chuyên về đào tạo công nghệ thông tin tại Mỹ.
Hiện cậu con trai cả của anh Sơn đã đã tốt nghiệp và trở về Việt Nam để góp phần nhỏ của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành công nghệ thông tin của nước nhà. Trước đó, Hùng đã từ chối mức lương hàng chục ngàn đôla Mỹ để trở về nước thực hiện hoài bão riêng của mình. "Đó là quyết định của con nhưng quả thực tôi rất vui và xúc động khi con trai mình đã có một quyết định đúng đắn", anh Sơn tâm sự.
Tâm sự về chuyện nghề, chuyện đời, anh bảo nghề bác sĩ trong trại giam không có chuyên môn nghiệp vụ tốt và thường xuyên trau dồi, khó có thể giúp người khác khỏi bệnh và khỏe mạnh, dù đó có là anh em đồng nghiệp của mình hay các phạm nhân đi chăng nữa. Thế nhưng, điều quan trọng với bất kỳ ai là bác sĩ trong trại giam với những bệnh nhân "đặc biệt" của mình thì người ấy phải có trách nhiệm và lòng vị tha rất lớn, bởi điều đó quyết định cho cả mục tiêu chung của toàn đơn vị nhằm giáo dục, hướng những con người lầm lỡ về nẻo thiện và trở lại cộng đồng.
Theo Zing
Bão táp cuộc tình ở "lò luyện người" của cặp đôi giang hồ khét tiếng Sống trong "cơn cuồng phong" của cái chết trắng, anh Kỷ nhiều lần muốn thoát khỏi nhưng không thể. Số phận anh phần nào cũng may mắn khi thoát án tù ở nước bạn. Hạnh phúc mỉm cười sau những bước chân lầm lỡ của chị Huyền và anh Kỷ Nhấp miếng trà nóng, anh Kỷ nhìn xa xăm như nhớ lại khoảng...