Địu con 4 tuần tuổi đi dạo, về đến nhà mẹ thấy con đã tắt thở
Bà mẹ này không biết rằng việc địu con sai tư thế đã khiến chị không bao giờ được gặp con mình nữa.
Để dỗ cậu con trai Eric 4 tuần tuổi khóc liên tục mà chị Marianne Matthews, đến từ Anh, đã quyết định đặt con vào chiếc địu vải và đưa con đi dạo. Nhưng chị lại không bao giờ biết rằng hành động đó đã khiến mình không bao giờ được gặp con nữa. Chiếc địu vải chị mua trên mạng được làm bằng chất liệu co giãn để trẻ sơ sinh có thể thoải mái khi ở trong đó. Chị cũng đọc kĩ hướng dẫn trước khi địu con.
Chị Marianne kể: “Đó là đêm Giáng sinh năm 2013 và Eric khá bất ổn nên tôi cho con vào trong địu để chúng tôi đi dạo đến cửa hàng mua ít đồ dùng. Trên đường đi, Eric bắt đầu đói và tôi vừa đi vừa cho con bú. Sau khi mua xong, tôi quyết định về nhà. Tôi thấy Eric nằm im nên nghĩ rằng con đã ngủ thiếp đi. Tuy nhiên, khi về đến nhà, điều đập vào mắt tôi chính là Eric bị chảy máu mũi và đã tắt thở”.
Vì con khóc không ngừng mà chị Marianne đã quyết định biến một chiếc khăn co giãn mà chị đã mua trên mạng kèm theo những chỉ dẫn sơ sài của nó thành cái địu vải để địu con đi dạo (Ảnh minh họa).
“Tất cả mọi chuyện xảy ra quá nhanh chóng và lặng lẽ đến nỗi tôi đã không nhận ra Eric có điều gì đó bất thường, cho đến khi tôi phát hiện ra thì con đã xảy ra chuyện”, bà mẹ đau khổ nhớ lại.
Ngay lập tức, chị Marianne vội vàng đưa con đến bệnh viện, nhưng các bác sĩ tuyên bố đứa trẻ đã tử vong. Nhà nghiên cứu bệnh nhi khoa, Tiến sĩ Mary Malone, đã thực hiện khám nghiệm tử thi cho Eric công bố nguyên nhân cái chết của đứa trẻ là do bị ngạt thở – kết quả của việc đầu bé được đặt ở vị trí không hợp lý bên trong chiếc địu.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân gây ra cái chết của Eric là do bị ngạt thở – kết quả của việc đầu bé được đặt ở vị trí không hợp lý bên trong chiếc địu (Ảnh minh họa).
Chị Marianne chia sẻ: “Sự nguy hiểm của địu không hề được đề cập trong các lớp học tiền sản mà tôi đã từng học, hay trong bất kỳ quyển sách nào về nuôi dạy con. Thậm chí, các tác giả của những quyển sách đó còn khuyên rằng các bà mẹ nên địu em bé trong một chiếc địu vải, bởi đó một trong những lựa chọn an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và nó cho phép trẻ được ôm sát vào ngực của mẹ.
Tôi mong qua câu chuyện đau buồn của tôi sẽ làm bài học cho các bà mẹ khác. Xin đừng rời mắt khi đang địu con, đặc biệt là khi cho con bú. Đồng thời, các bạn hãy tìm mua những sản phẩm trẻ em từ các thương hiệu có uy tín và đi kèm với các hướng dẫn và cảnh báo rõ ràng”.
Tai nạn em bé ngạt thở do địu có thật sự phổ biến?
Mặc dù đây là câu chuyện đã cũ, nhưng thông điệp mà bà mẹ này gửi gắm thì luôn luôn mới. Vì nguyên nhân em bé tử vong do bị ngạt thở khi được cha mẹ địu phổ biến hơn nhiều so với mọi người nghĩ.
Cụ thể, một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Công nghệ Queensland (Úc) có sự tham gia của 800 gia đình cho thấy cứ trong 20 em bé thì sẽ có 1 bé gặp nguy hiểm hoặc vừa thoát khỏi cửa tử trong chiếc địu quen thuộc. Trong khi đó, 95% các cha mẹ được khảo sát trả lời rằng họ đã sử dụng hoặc có ý định sử dụng một chiếc địu trẻ em ngay từ khi con mới chào đời.
Vậy làm thế nào để địu con đúng cách và an toàn?
Để phòng tránh những tai nạn thương tâm về trẻ sơ sinh mà địu là nguyên nhân chính, Ủy ban Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc (ACCC) hướng dẫn các cha mẹ các bước đơn giản để giữ an toàn cho con khi địu:
Video đang HOT
- Tránh: Đặt bé nằm trong địu ở tư thế quá thấp khiến cằm chạm sát ngực bé sẽ gây tắc nghẽn đường thở.
- Tránh: Đặt bé vào địu với khuôn mặt áp sát vào vải địu hoặc cơ thể của người địu.
- Thường xuyên kiểm tra con để đảm bảo trẻ không bị trượt vào phía trong địu.
- Mẹ tránh cho con bú trong khi địu.
- Kiểm tra trọng lượng của trẻ so với trọng lượng tối đa của chiếc địu do nhà sản xuất quy định.
- Theo dõi các dấu hiệu hao mòn của chiếc địu và sửa chữa ngay.
Ngoài ra, cha mẹ tránh mua những chiếc đai được mô tả là giống như chiếc kén, đặt em bé trở lại tư thế của thai nhi. Vì tư thế thai nhi là tư thế cong tròn lưng, thai nhi không cần phải thẳng lưng để thở, nhưng em bé thì cần điều đó.
Nguồn: Rospa, Parents
Theo Helino
Cậu bé 6 tuổi tử vong sau khi ăn miếng bánh mì, bác sĩ chỉ phương pháp sơ cứu khi trẻ hóc dị vật ai cũng nên biết
Một cậu bé 6 tuổi đã ăn một miếng bánh mì được bán từ một nhân viên bán hàng, không lâu sau cậu bé bị ngạt thở và cuối cùng tử vong.
Theo báo cáo, 8h tối ngày 14/ 8, tại một cửa hàng ở tầng 1 Wanda Plaza (Hàng Châu, Trung Quốc). Một người cô dẫn các cháu trong đó có Tiểu Mạch (6 tuổi) đến đây để vui chơi, mua sắm. Lúc xảy ra sự việc, người cô của Tiểu Mạch đang chọn quần áo và Tiểu Mạch cùng 2 đứa trẻ khác đang chơi trong cửa hàng.
Người cô của Tiểu Mạch nói rằng đã nhìn thấy nhân viên bán hàng cho cháu trai ăn một miếng bánh, và Tiểu Mạch ăn xong bánh mì rất nhanh.
Tiểu Hoàng, một nhân viên bán hàng khác cho biết: "Bởi vì cậu bé nói muốn ăn bánh mì, đồng nghiệp của chúng tôi cũng tốt bụng, cho cậu bé một miếng. Miếng bánh mì khá to, nhưng cậu bé cho cả miếng bánh mì vào trong miệng và ăn".
Người cô của Tiểu Mạch nói rằng đã nhìn thấy nhân viên bán hàng cho cháu trai ăn một miếng bánh, và Tiểu Mạch ăn xong bánh mì rất nhanh.
Sau khi đứa trẻ ăn bánh mì, đột nhiên mặt biến sắc, giống như muốn nôn, tay của cậu bé khua múa, đại khái là rất khó chịu, không khiến mọi người động vào. Cô của đưa trẻ nói: "Chưa đầy một phút, Tiểu Mạch ngã xuống đất, đại tiểu tiện không tự chủ, đồng thời còn chảy máu mũi".
Những người có mặt tại hiện trường đã hoảng sợ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu. Cô của đứa trẻ cũng đang hồi sức tim phổi cho Tiểu Mạch theo lệnh từ xa của bác sĩ qua điện thoại nhưng không có tác dụng. Khoảng 20 phút sau, xe cấp cứu đến hiện trường, vừa sơ cứu vừa đưa đứa trẻ đến bệnh viện, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được mạng sống của Tiểu Mạch.
Theo phía bệnh viện, khi đứa trẻ được gửi đi, nhịp tim đã biến mất, bác sĩ đã đặt nội khí quản ngay lập tức. Trong quá trình đặt nội khí quản, thông qua một ống soi thanh quản thấy rằng có một miếng thức ăn bị kẹt bên trên khí quản. Chẩn đoán ban đầu có thể là thức ăn bị chặn lỗ khí quản gây nghẹt thở, và tử vong.
Nắm vững kỹ năng này có thể cứu những người xung quanh bạn
Thao bác sĩ Trần Kiếm Bình, Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương cho biết: Hiện nay có rất nhiều ca hóc dị vật, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Thời gian tốt nhất để cứu một người bị hóc dị vật là trong vòng 5 phút. Nếu cấp cứu không kịp thời, nghiêm trọng sẽ dẫn đến ngạt thở và tử trong thời gian rất ngắn.
Cách hiệu quả nhất để lấy dị vật đường thở là phương pháp "Sơ cứu Heimich". Đây cũng là phương pháp giải cứu thành công cao nhất.
Phương pháp sơ cứu Heimich?
Có 4 cách để thực hiện nghiệm pháp Heimlich, tùy thuộc vào tuổi tác và nhu cầu cấp cứu của người bị nghẹt thở. Cơ chế cơ bản với mỗi cách tiếp cận là như nhau: sử dụng lực tại cơ hoành để buộc dị vật tống xuất ra khỏi cổ họng.
1. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
- Đặt bé nằm trên cẳng tay, đảm bảo đầu bé thấp hơn ngực.
- Đặt cẳng tay trên đùi, hỗ trợ đầu của em bé bằng cẳng tay.
- Đảm bảo rằng miệng và mũi em bé không bị che lấp.
- Sử dụng cạnh lòng bàn tay kia đánh vào lưng của em bé giữa hai vai bốn lần. Lặp lại cho đến khi dị vật xuất hiện.
2. Người lớn hoặc trẻ bị bất tỉnh không có ý thức
- Đặt người bị nghẹt thở trên một mặt phẳng cứng
- Ngồi trên đùi người bị nạn, mặt hướng về phía họ
- Đặt tay này lên tay kia, và sau đó đặt cạnh lòng bàn tay lên cơ hoành của họ, ngay dưới xương sườn và phía trên rốn.
- Đẩy tay theo hướng đẩy vào và lên trên, tay này tựa vào tay kia.
- Tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra.
3. Người lớn hoặc trẻ em có ý thức
- Đứng đằng sau người đang nghẹt thở, cánh tay quấn quanh eo của họ.
- Nắm một tay lại. Sau đó đặt vị trí của ngón tay cái vào dạ dày của nạn nhân, bên dưới xương sườn và phía trên rốn. Tại đây bạn có thể cảm nhận thấy cơ hoành.
- Đặt bàn tay kia lên nắm tay và đẩy vào cơ này với một lực mạnh, vào trong và hướng lên trên.
- Tiếp tục đẩy cho đến khi dị vật được tống ra.
4. Thực hiện biện pháp Heimlich lên chính bản thân bạn
Nếu bạn bị nghẹt thở do dị vật trong khi chỉ có một mình, hoặc không có ai để giúp đỡ, hãy làm như sau:
- Nắm một tay lại, và với ngón tay cái hướng vào trong, đặt tại vị trí cơ hoành - dưới xương sườn và phía trên rốn.
- Đẩy theo hướng đi vào và lên trên cho đến khi dị vật bị trục xuất.
- Nếu không thể làm được nghiệm pháp này hoặc không hiệu quả trên một vật thể rắn, như trên bàn hoặc ghế. Đặt tay cạnh bờ cơ hoành để đẩy vào và lên trên. Di chuyển trước sau để tạo ra lực đẩy.
- Lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra ngoài.
Theo afamily
Chảy máu mũi ồ ạt do vỡ búi phình mạch máu Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn T. (29 tuổi, ở H.Gia Lâm, TP.Hà Nội) cấp cứu do đột ngột bị chảy máu mũi ồ ạt. Ảnh minh họa Ngay khi đến viện, kíp trực đã nhanh chóng xử trí cấp cứu, nhét gạc mũi cầm máu và bù dịch, nhưng tình...