Dispatch chỉ ra quan niệm sai lầm nhất suốt bao năm qua của khán giả về rating phim Hàn
Rất nhiều khán giả phim Hàn sẽ phải ngã ngửa khi biết sự thật về quan niệm sai lầm này của họ.
Xưa nay, giữa nhiều khán giả phim Hàn (ngay cả người Hàn Quốc) vẫn tồn tại một quan niệm về rating hay tỉ suất người xem của phim truyền hình, đó là rating 1% của một bộ phim phát trên đài cáp trả phí ( tvN, jTBC, OCN,…) có thể tương đương với rating 3 – 5% nếu như được chiếu trên một đài công cộng (đài truyền hình mặt đất) miễn phí như KBS, MBC hay SBS. Điều này xuất phát từ suy nghĩ một bộ phim rating khoảng 3% của đài cáp đã được coi là hit, trong khi với các đài công cộng, muốn là hit thì rating phải trên 10% – 15%, phim nào 3% thì sẽ được gắn mác “bom xịt”.
Trong khi rating 3% đã được xem là hit với đài cáp thì với các đài công cộng lại được xem là “ế”
Thành thử, theo suy nghĩ của nhiều người, cùng một phim, nếu chiếu trên đài cáp mà được rating 3% thì khi chiếu trên đài công cộng, rating sẽ là 15%, tức là gấp 5 lần. Vậy cũng theo cách tính này, những phim đài cáp có rating lên tới gần 20% như Goblin mà được chiếu trên ba đài lớn thì cả Đại Hàn Dân Quốc từ trẻ tới già, từ nam tới nữ đều xem Goblin không thiếu một ai! (Nghe qua là đã thấy hơi sai).
Rating “Goblin” của đài cáp tvN lên tới gần 20%, điều đó không có nghĩa là nếu phim được chiếu trên đài công cộng, rating sẽ lên tới gần… 100%
Tuy nhiên, quan niệm này lại hoàn toàn không đúng sự thật. Năm 2013, trang tin Dispatch từng làm rõ vấn đề chênh lệch rating giữa các hệ thống đài truyền hình thông qua cuộc trao đổi với ông Kim Ki Hoon, giám đốc trụ sở chính của TNmS – một trong hai công ty phân tích rating của Hàn Quốc, bên cạnh AGB Nielsen.
Xin ông cho biết, liệu phương pháp thu thập dữ liệu rating của các đài cáp và các đài công cộng có khác nhau hay không?
Không. Mỗi khán giả tham gia cuộc điều tra rating đều được ghi lại quá trình họ xem phim, từ đó tính toán và đưa ra kết quả rating theo từng vùng miền, thế hệ và nghề nghiệp. Tất nhiên, nhóm khán giả được chọn tham gia khảo sát ở mỗi đài là khác nhau. Ở các đài công cộng, có khoảng 3.000 khán giả sinh sống tại 16 thành phố của Hàn Quốc tham gia khảo sát, trong khi ở các đài cáp, dữ liệu sẽ được thu thập trên các khách hàng đăng kí trả phí. Vì vậy, sự khác biệt sẽ không lớn. Hiện tại, lượng người dùng của đài cáp đã chiếm 75% lượng người dùng đài công cộng.
Vậy có đúng là rating 3% trên đài cáp tương đương với 15% trên đài công cộng?
Câu trả lời là không. Suy nghĩ này là do một phim đài cáp có rating 3% đã được nhận định là hit. Thật ra, rating 3% trên đài cáp không khác nhiều so với rating 3% trên đài công cộng. Để tính được một chương trình đài cáp có thể có rating bao nhiêu nếu chiếu trên đài công cộng, bạn có thể nhân rating của nó với 1,33. Ví dụ, rating một tập của Grandpa Over Flowers là 5,7% thì sẽ tương đương với 7,7% (5,8% x 1,33) nếu phát trên một đài công cộng. Công thức này cũng là do lượng người dùng của đài cáp đã chiếm 75% lượng người dùng đài công cộng (tức là lượng người dùng đài công cộng gấp 100/75 ~ 1,33 lần đài cáp).
Có phải công thức quy đổi rating đài cáp sang đài công cộng đang bị làm quá hay không?
Các đài cáp bắt đầu tính rating từ năm 2000. Thời điểm đó, chỉ có 10% người dùng đài công cộng đăng kí sử dụng đài cáp nên nếu quy đổi, bạn sẽ nhân rating đài cáp với 10. 1% đài cáp lúc đó tương đương 10% đài công cộng. Tuy nhiên, tình hình bây giờ đã khác. Giờ lượng người dùng đài cáp đã chiếm tới 75% lượng người dùng đài công cộng, ngoài ra số hộ gia đình sử dụng dịch vụ trả phí như IPTV cũng chiếm hơn 90%. Do đó rating đài cáp và đài công cộng đã không còn khác nhau nhiều nữa.
Vậy thì bây giờ một chương trình đài cáp rating 1% đã không được xem là hit nữa.
Ngày nay, phim rating 1% đã không còn là hit lớn. Vài năm trước, lượng chương trình vượt qua 1% rất hiếm nhưng bây giờ, phải 4% – 5% mới được xem là tương đối cao.
Hiện tại, các đài cáp đã phát triển đủ để cạnh tranh với các đài công cộng, đặc biệt là các kênh thuộc hệ thống CJ như tvN hay Mnet. Vì có nhiều kênh cáp nên việc cạnh tranh là hoàn toàn khả thi. Một chương trình có thể được phát đồng thời trên nhiều kênh và được chiếu lại 5 – 6 lần. Nếu cộng tất cả rating lại thì một chương trình có độ hot tạm được của đài cáp có thể có rating hơn 10%. Do đó, có thể nói rằng một hit của đài cáp sẽ có lượng người xem cao hơn một chương trình có độ hot tạm được của đài công cộng.
Video đang HOT
Có phải bây giờ các khán giả của đài công cộng đã chuyển sang xem đài cáp?
Vào tháng 7/2013, nhiều phim chiếu lúc 10 giờ tối trên các đài công cộng có rating thấp dưới 10%. Tổng rating của ba đài lớn chỉ được khoảng 30%. So với mức trung bình trước đây là 40%, con số này đã giảm đến 10%. Vậy con số này đã đi đâu? Trong khi đó, rating chương trình của các kênh cáp như tvN, Dramanet đều đang tăng nhẹ. Điều này cho thấy đã có sự phân tán khán giả trên các kênh truyền hình. Sẽ khó có thể thống kê chính xác rằng sự thay đổi là bao nhiêu vì hiện tại, truyền hình cáp rất đa dạng, có tới hơn 200 kênh cáp đang hoạt động.
Điều gì đã khiến thị trường đài cáp phát triển?
Việc bắt đầu tính rating chính là yếu tố quyết định. Trong quá khứ, các chương trình đài cáp không được tính rating. Tuy nhiên, khi có số liệu rating thì các đài có thể thu lợi từ quảng cáo, vì các nhà quảng cáo làm việc dựa trên rating. Khi lượng quảng cáo tăng lên, các đài cáp sẽ lớn mạnh theo.
Nếu chỉ có con số rating cao thì có thể kéo theo nhiều hợp đồng quảng cáo hay không?
Không hẳn là như vậy. Không giống các đài công cộng, với các đài cáp, thị phần cũng là yếu tố quan trọng thu hút các nhà quảng cáo.
Thực tế, các chương trình có rating cao, ngay cả những chương trình thể thao được truyền hình trực tiếp, thì khi được chiếu lại cũng sẽ có rating cao. Trong khi đó, rating các chương trình của một kênh mới hoạt động sẽ thường thấp.
Có yếu tố ngoại cảnh nào ảnh hưởng tới rating đài cáp hay không?
Giống như các đài công cộng, rating đài cáp có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa phát hay ngày phát sóng trong tuần. Rating thường thấp vào mùa xuân và mùa thu, khi mọi người có xu hướng ra ngoài hoạt động nhiều hơn. Rating cao nhất là vào mùa đông và mùa hè. Sức ảnh hưởng của ngày phát sóng trong tuần cũng rất lớn. Hiển nhiên, rating ngày cuối tuần sẽ cao hơn ngày thường. Rating thứ Ba cũng thường cao hơn thứ Hai.
Vậy chiến lược phát sóng có tác động gì tới rating hay không?
Với các đài cáp thì chiến lược phát sóng có tác động tương đối. Thường thì sau khi phim hết, những đài này sẽ chiếu lại liên tục từ tập 1 đến tập 16. Ngay cả khi không có một thành tích rating tốt khi phim còn phát sóng từng tập, các đài vẫn có thể cải thiện lượng khán giả của phim nhờ vào chiến lược này.
Theo Trí Thức Trẻ
"Hoa Du Ký" và "Goblin": Có tương đồng nhưng vẫn đầy điểm khác biệt
Nhiều ý kiến cho rằng "Hoa Du Ký" đang có nhiều điểm giống với "Goblin". Vậy hai tác phẩm này giống và khác nhau đến thế nào?
Kể từ sau khi kết thúc phát sóng, Goblin đã trở thành "bộ phim nhà người ta" được báo chí và khán giả đưa ra làm chuẩn mực so với các phim cùng thể loại kỳ ảo. Cô Dâu Thủy Thần, Black hay gần đây là Hắc Kỵ Sĩ,... là những phim từng được đặt lên bàn cân với bom tấn đài tvN.
Ngay ở thời điểm hiện tại, sự giống nhau giữa Goblin và bộ phim đang lên sóng Hoa Du Ký cũng được nhiều fan hâm mộ quan tâm. Dù không phủ nhận cả hai tác phẩm thực sự có những tình tiết tương đồng, việc chỉ ra điểm khác biệt giữa chúng cũng không phải là chuyện quá khó khăn.
Mô-típ tình yêu thần linh - người thường; nữ chính có thể triệu hồi nam chính bất kì lúc nào
Ji Eun Tak chỉ cần tạo khói là Kim Shin sẽ xuất hiện ngay
Đây có lẽ chính là điểm giống nhau lớn nhất giữa Goblin và Hoa Du Ký. Cả hai nữ chính, Ji Eun Tak (Kim Go Eun) của Goblin và Jin Sun Mi (Oh Yeon Seo) của Hoa Du Ký, đều có thể gặp được nam chính chỉ trong nháy mắt, chỉ khác nhau về hình thức liên lạc mà thôi. Nếu như Ji Eun Tak chỉ cần tạo khói (thổi nến, dùng bật lửa, nướng mực,...) thì Jin Sun Mi chỉ cần gọi tên Son Oh Gong (Lee Seung Gi) là anh sẽ xuất hiện bên cô ngay lập tức.
Tam Tạng chỉ cần gọi tên Ngộ Không là anh sẽ vượt mọi không gian mà bay tới ngay lập tức
Rất có thể trong tương lai, tình tiết này sẽ được các nhà làm phim Hàn Quốc áp dụng nhiều bởi vì nó quá được lòng các chị em phụ nữ: Nữ chính từ nhỏ đã cô đơn, bị mọi người, thậm chí ruột thịt, hắt hủi (đây là kiểu nữ chính "đặc sản" của phim Hàn), nay cô đã có nam chính ở bên làm người hùng, bảo vệ cô khỏi mọi hiểm nguy, cô thích gì là được nấy. Đã vậy, nam chính là tài phiệt đã là gì, giờ nam chính phải là thần tiên, vượt xa giới hạn của người trần mắt thịt!
Khác với Ji Eun Tak, Jin Sun Mi không chỉ là người yêu của thần linh, mà còn nắm giữ vận mệnh lớn
Điểm khác biệt giữa hai mối tình thần linh - người thường này có lẽ nằm ở vai trò của nữ chính. Nếu như Ji Eun Tak chỉ là cô dâu của Yêu tinh, có khả năng nhìn thấy ma quỷ, không có ảnh hưởng trực tiếp gì tới nhân loại thì Jin Sun Mi lại mang trong mình dòng máu Tam Tạng; ngoài khả năng đẩy lùi ma quỷ, cô còn nắm giữ vận mệnh giải cứu thế giới.
Sự ràng buộc số mệnh giữa nam chính và nữ chính
Ji Eun Tak là người được sinh ra để rút gươm cho Kim Shin
Trong Goblin, Ji Eun Tak là cô dâu của Kim Shin (Gong Yoo), người có thể nhìn thấy thanh gươm nghìn năm trên người anh và cũng là người được sinh ra để rút thanh gươm ấy ra, giải thoát cho Kim Shin. Trong Hoa Du Ký, Jin Sun Mi được "xúi dại" giải thoát Son Oh Gong khỏi Hoa Quả Sơn, vì thế mà mang dòng máu Tam Tạng. 25 năm sau gặp lại, cô lại ràng buộc anh bằng chiếc vòng kim cô.
Jin Sun Mi lại trói buộc Son Oh Gong bằng vòng kim cô và một nụ hôn
Giống như Kim Shin, Son Oh Gong cũng muốn vứt bỏ thứ đồ vật này ra khỏi người và tìm mọi cách để thuyết phục Jin Sun Mi giúp anh làm điều đó. Thế nhưng, sự ràng buộc giữa nam chính và nữ chính ở hai tác phẩm này vẫn có quá nhiều điểm khác biệt.
Trước hết, Ji Eun Tak không giống như Jin Sun Mi tự tay đeo vòng cho Son Oh Gong, cô không phải là người đâm gươm vào ngực người yêu rồi được người yêu cầu xin rút gươm ra.
Hơn nữa, nếu như Jin Sun Mi trở thành người có ràng buộc với Son Oh Gong vì cô phạm tội giải thoát anh ta, thì việc Ji Eun Tak được chọn làm cô dâu của Kim Shin khá "random". Ji Eun Tak dường như ngẫu nhiên được chọn, rồi nhờ vậy mà sở hữu khả năng nhìn thấy ma quỷ, khác với Jin Sun Mi có khả năng này ngay từ trước khi có ràng buộc với Son Oh Gong.
Khác với Jin Sun Mi do phạm tội mà bị ràng buộc với Son Oh Gong, Jin Eun Tak dường như chỉ ngẫu nhiên được chọn làm cô dâu của Kim Shin, là cách thần linh thách thức tính kiên nhẫn của Yêu tinh (thần bắt anh chờ tới 1000 năm liền!)
Một điều nữa đó là sau khi rút gươm, Kim Shin sẽ tan biến, còn về phía Son Oh Gong thì có vẻ anh vẫn sẽ sống "nhăn răng" nếu như được mở vòng. Nói tan biến là vậy nhưng cuối cùng, Kim Shin cũng chỉ bị đày ải tới hoang mạc tuyết, đi bộ 9 năm trời rồi lại được Ji Eun Tak triệu hồi chỉ bằng một lần thổi nến (hẳn là trong 9 năm ấy, cô không thổi nến lần nào!).
Cặp đôi nam - nam sống chung nhà nhưng là oan gia
Cặp đôi Yêu tinh - Thần chết
Goblin làm mưa làm gió một phần không nhỏ là nhờ cặp đôi Yêu tinh Gong Yoo - Thần chết Lee Dong Wook. Cặp đôi này thậm chí còn được yêu thích ngang ngửa cặp chính. Sang tới Hoa Du Ký, khán giả lại có dịp bấn loạn vì một mối tình nam - nam hài hước khác, đó là giữa Tôn Ngộ Không và Ngưu Ma Vương. Cả hai cặp đôi đều vì dòng đời đưa đẩy mà thành người một nhà, nhưng lại rất hay kèn cựa nhau.
Cặp đôi Ngộ Không - Ma Vương
Khác với Yêu tinh và Thần chết từng không biết mối quan hệ của họ trong kiếp trước, cả Tôn Ngộ Không lẫn Ngưu Ma Vương không hề bị mất trí nhớ suốt hàng trăm, hàng nghìn năm qua. Những sự kiện trong quá khứ giữa hai nhân vật này vẫn chưa được hé lộ, nhưng có lẽ nó sẽ không "cẩu huyết" giống như giữa Kim Shin và Wang Yeo.
Đều có gấu bông "linh vật"
Nhìn thấy gấu bông "Tôn Lục Không", điều mà khán giả nghĩ tới đầu tiên có lẽ chính là những chú gấu bông Yêu tinh từng cháy hàng nhờ sức hút của Goblin. Không có sự khác biệt nào trong việc sử dụng gấu bông linh vật ở đây. Cả hai linh vật đều đáng yêu như nhau, và đều mang cùng một mục đích: Tăng lợi nhuận bán hàng cho nhà tài trợ và cho nhà sản xuất.
Đội quân gấu bông "Goblin"
Đội quân gấu bông "Hoa Du Ký"
Đón xem Hoa Du Ký vào thứ Bảy - Chủ Nhật hàng tuần trên đài tvN.
Theo Trí Thức Trẻ
"Thần chết" Lee Dong Wook sẽ là nam chính phim mới của biên kịch có phim hay nhất năm 2017 Một năm sau "Goblin", Lee Dong Wook chính thức trở lại cùng vai chính trong phim mới của biên kịch "Secret Forest". Im ắng suốt một năm kể từ sau thành công của Goblin, "Thần chết" Lee Dong Wook cuối cùng cũng chịu trở lại cùng một dự án y khoa đang rất được chờ đợi mang tên Life (tạm dịch: Cuộc Sống)....