Disneyland Thượng Hải “cấm cửa” mỳ ăn liền và sầu riêng
Công viên giải trí Disneyland ở thành phố Thượng Hải của Trung Quốc sẽ nới lỏng quy định cấm mang thức ăn từ bên ngoài vào, ngoại trừ mỳ ăn liền và những món ăn “nặng mùi” như sầu riêng.
Tờ People Daily của Trung Quốc ngày 11/9 đưa tin, theo quy định mới của Disneyland Thượng Hải, khách tham quan được phép mang thức ăn và đồ uống từ bên ngoài vào công viên, miễn là các loại thực phẩm này không cần phải hâm nóng hoặc làm lạnh và “không có mùi nồng” như sầu riêng. Dưa hấu nguyên quả và món đậu phụ thối cũng bị cấm cửa.
Theo trang web của Disneyland Thượng Hải, công viên này sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp an ninh theo quy định của pháp luật, như kiểm tra tất cả hành lý cá nhân và yêu cầu tất cả du khách phải đi qua máy dò kim loại.
Công viên Disneyland Thượng Hải trước đây không cho phép mang đồ ăn hoặc đồ uống có cồn từ bên ngoài vào, ngoại trừ thức ăn cho trẻ em với một “lượng vừa phải”, đồ ăn vặt dạng khô hoặc trái cây. Tuy nhiên, tháng 3 vừa qua, một sinh viên Trung Quốc đã nộp đơn kiện Disneyland Thượng Hải liên quan tới quy định này. Vụ kiện đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc.
Cộng đồng mạng Trung Quốc chỉ trích Disney phân biệt đối xử với du khách châu Á, bởi các công viên giải trí ở châu Âu và Mỹ đều cho phép du khách mạng đồ ăn bên ngoài vào.
Công viên chủ đề Disneyland ở Thượng Hải khai trương vào tháng 6/2016, với tổng kinh phí đầu tư 5,5 tỷ USD. Đây là công viên chủ đề thứ 6 của Disney trên thế giới và là công viên chủ đề thứ 3 ở châu Á./.
Theo bnews.vn
Người Cơ Tu làm hồi sinh du lịch ở Đà Nẵng
Nét văn hóa quyến rũ của người Cơ Tu vùng thấp ở Đà Nẵng sau bao năm mai một đang đứng trước cơ hội hồi sinh, khi người địa phương bắt tay "làm" du lịch.
Video đang HOT
Cảnh sắc hút hồn du khách ở Hòa Bắc.Ảnh: Hoàng Sơn
Hồi sinh văn hóa bản địa
Sau nhiều lần, chúng tôi mới có dịp gặp ông Đinh Văn Như, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Giàn Bí, để hỏi về mô hình homestay đầu tiên ở xã miền núi Hòa Bắc, H.Hòa Vang. Những ngày này, ở 2 thôn Giàn Bí và Tà Lang, người ta đang tất bật sửa lại 2 nhà gươl (nhà cộng đồng Cơ Tu) chuẩn bị đón khách.
Khu lưu trú thơ mộng trong rừng tre của ông Như
"Thai nghén nhiều năm, giờ này có thể nói rằng văn hóa bản địa người Cơ Tu có thể hồi sinh và phô ra với bạn bè thập phương", ông Như mở đầu câu chuyện. Ông bảo, trời phú cho mảnh đất Hòa Bắc (cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 30 km về phía tây) vô vàn cảnh đẹp. Khoảng 250 hộ Cơ Tu quần cư, nhưng rồi văn hóa bản địa dần mai một do sinh kế. Các điệu hát lý, các bài đánh cồng chiêng, điệu múa tâng tung da dá... ít người còn nhớ. Những nghề đan lát, dệt thổ cẩm... cũng mất hút.
Tháng 9.2018, chính quyền H.Hòa Vang thành lập Tổ hợp tác du lịch cộng đồng sinh thái 2 thôn Giàn Bí, Tà Lang. Ông Như được bầu làm tổ trưởng và bắt tay khôi phục "từng tí một". Ông Trương Như Huy, cán bộ văn hóa xã, kể việc đầu tiên mà mọi người nghĩ đến chính là trang phục. Trong thôn, hiếm hoi lắm mới có một bộ đồ thổ cẩm, là của các già làng. Thế rồi chiếc áo thổ cẩm với nhiều hoa văn đặc trưng được đưa vào trường học. Gần 120 bộ đồ thổ cẩm được học sinh tiểu học mặc đến trường. Thấy các em nâng niu, những người làm văn hóa tiếp tục vận động thêm 70 bộ đồ cho học sinh THCS.
Phụ nữ Cơ Tu đã tự làm ra sản phẩm truyền thống để bán cho du khách
Qua rồi những ngày đầu gian nan. Năm 2017, UBND H.Hòa Vang thậm chí mua cồng chiêng tặng những thôn không có. Với những ngành nghề thủ công mất dấu, như dệt may, ông Huy và ông Như đứng ra vận động 20 chị em học nghề. UBND xã cũng thuê khách sạn, "bao" tiền ăn cho phụ nữ Cơ Tu xuống phố đi học may gia công đồ lưu niệm, trang phục...
Người "mở đường"
Là người Cơ Tu sinh ra và lớn lên bên dòng Cu Đê, ông Đinh Văn Như hiểu rõ cộng đồng của mình ngại thay đổi, nhất là trong chuyện làm kinh tế. Khi cấp trên đưa mô hình du lịch sinh thái cộng đồng về, ông đã vất vả vận động. Ông bảo, cư dân bản địa vốn quen chân qua những cánh rừng, đồi nương... Nghe "thằng Như" làm homestay đón khách nước ngoài về ở, già làng Bùi Văn Siêng thở dài: "tao sợ nó đi tù mất thôi!". Ngay vợ và mẹ của ông Như cũng ngăn cản. Nhưng ông vẫn quyết làm.
Người Cơ Tu (Hòa Bắc) trình diễn hát múa tạo sự chú ý của du khách.Ảnh: S.X
Năm ngoái, gia đình ông chỉ dựng 5 chòi lá ven suối, ấy thế mà có đến 300 đoàn khách về thăm thú. Nhiều người trong thôn nhờ thế mà bán được mớ rau rừng, con gà, con cá... Du khách thích thú vì được tắm suối, ăn những món Cơ Tu dân dã và dọ hỏi ông có cách gì để ở lại qua đêm, đốt lửa trại. Ông Như tiếc lắm. Nhưng nhà cửa, giường chiếu không có, sao đón khách? "Nhỡ họ ở lại có việc gì thì không hết tội với Yàng. Nhận thấy khách tự phát đông, tôi xin ý kiến của xã, huyện. Được sự ủng hộ, tôi mạnh dạn làm phương án vừa bảo tồn văn hóa, vừa làm du lịch", ông kể.
Cái "cơ sở" mà ông Như tin là sẽ hấp dẫn du khách, chính là bản sắc văn hóa Cơ Tu đặc sắc, là cảnh đẹp thiên nhiên hiếm có với những cái tên như suối Mơ, vũng Bột, khe Đương. Và cả bài học mà ông "gom" được từ những chuyến ra bắc "quan sát" người Mông, người Thái làm du lịch. Nhưng ông cũng lo vì ở làng này, từ xưa tới giờ chưa ai vay quá... 50 triệu đồng, chứ nói gì đến khoản vay gấp 10 lần như ông đang "liều". Già Siêng từng nói "thằng Như bị con ma ám". Vợ ông cật vấn "Khách nào lên trên núi này?". Hết cách, ông nói "cứng": "Không thành công thì... mình làm nhà để ở".
Ông Trương Thanh Nhân, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, cho biết địa phương cử chuyên gia hỗ trợ xây dựng homestay và hỗ trợ khoản vay không lãi để ông Như yên tâm làm thí điểm. "Anh Như là người tiên phong mở đường cho mô hình này nên sẽ có những khó khăn. Nhưng với lượng khách đổ về như hiện nay, mô hình của anh sẽ khởi sắc", ông Nhân nói.
Học tiếng Anh để đón khách quốc tế
Hôm chúng tôi đến, ông Như đang tất bật ốp tre, nứa lên sàn của khu homestay. Ông muốn tạo cảm giác thân thiện, để du khách cảm nhận được sự mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên khi đến Hòa Bắc. Ông cũng tính mở thêm một số công trình để khách tham quan, mua sắm...
UBND xã Hòa Bắc khi thực hiện đề án du lịch sinh thái cộng đồng đã chọn ra 45 hộ dân tham gia tổ hợp tác. Các hộ này chia thành 8 nhóm chuyên phục vụ du khách, được tập huấn nghiệp vụ với 8 "chuyên ngành" khác nhau. Du khách trải nghiệm sông suối, ngắm cảnh, chèo bè tre vượt sông, nếu cao hứng có thể bằng rừng khám phá thì đã có nhóm trekking lo liệu. Về ăn uống, đã có nhóm chuyên ẩm thực. Trải nghiệm nghề truyền thống có nhóm đan lát, dệt thổ cẩm...
Nối gót ông Như, nhiều thanh niên Cơ Tu nhận ra vận hội mới nên đã tự chọn những lớp học liên quan đến du lịch, học nấu ăn. Chính ông Như cũng tự mình trang bị vốn liếng tiếng Anh để giao tiếp với khách nước ngoài. Ông đưa người em đi học du lịch 6 tháng, 2 người khác cũng đang theo học cao đẳng du lịch. Học xong, sẽ có việc làm...
Tiếp xong đoàn khách từ TP.HCM ra đặt tour, ông quay sang chúng tôi mắt sáng lên: "Khách đến đông, rồi thôn này sẽ như một thành phố thu nhỏ".
Những cảnh báo sớm
Sau khi cùng lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng kiểm tra thực tế du lịch cộng đồng tại Hòa Bắc, chuyên gia tư vấn dự án Dương Minh Bình đánh giá cao tiềm năng du lịch bản địa, dự báo sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị.
Tuy nhiên, TP cần có chế tài khi lượng du khách đến đây ngày càng tăng; không sử dụng máy hát, loa thùng phá vỡ không gian tĩnh lặng... Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó giám đốc Sở Du lịch, cũng lưu ý phân khúc khách du lịch đến từ châu Âu, Mỹ...; trong đó hạn chế xây nhiều khu lưu trú và phải tách biệt với không gian sinh hoạt cộng đồng của người dân.
Hoàng Sơn
Theo thanhnien.vn
Những thầy tu hàng ngày trèo lên tu viện cheo leo ở Gruzia Tại làng Katskhi cạnh thị trấn Chiatura, phía tây Gruzia, tồn tại một nhà thờ Chính Thống giáo nhỏ, nằm trên đỉnh cột đá cao chót vót. Cách thủ đô Tbilisi của Gruzia khoảng 200 km về phía tây, cột đá Katskhi nổi bật vì đứng sừng sững giữa một khu vực bằng phẳng. Ở trên đỉnh cột đá tự nhiên này là...