Dishonored: The Brigmore Witches – nỗi ghê sợ từ phù thủy
Một bản mở rộng chuẩn mực cho fan Dishonored nói riêng và game hành động lén lút nói chung.
Daud vốn không phải kẻ yếu bóng vía, càng không phải kẻ thiếu bản lĩnh; gã là tay sát thủ lão luyện đã đâm nhát đâm chí mạng vào tim Nữ hoàng Jessamine Kaldwin của Dunwall và tẩu thoát, đem theo cô công chúa nhỏ run rẩy Emily ở trường đoạn mở đầu của siêu phẩm năm 2012 Dishonored. Mặc dù vậy, ở lần chạm trán đầu tiên với một phù thủy Brigmore – những mụ đàn bà gầy guộc kì dị mang đầy phép thuật hắc ám – sẽ là điều dễ hiểu nếu như Daud, cũng như chính bạn vậy, buột miệng thốt lên một tiếng kêu ghê sợ. Những mụ phù thủy biết di chuyển tức thì chẳng khác gì Daud và có tiếng thét kinh hoàng này có lẽ là kẻ thù đáng sợ nhất từng xuất hiện trong tựa game hành động lén lút nổi tiếng của Arkane, càng đáng sợ hơn nữa khi cầm đầu chúng lại là kẻ mà bất cứ ai cũng phải e dè ở thế giới của Dishonored: Mụ họa sĩ điên Delilah.
Delilah cùng các “chị em” của mụ trú ngụ trong ngôi biệt thự đổ nát Brigmore, nơi ở cũ của một gia đình thời cổ xưa vốn đã bị vỡ nợ từ thế hệ trước. Tâm hồn mục rữa ẩn đằng sau khuôn mặt vẫn còn rất đẹp của mụ có thể được thấy rõ qua cấu trúc đổ nát bên trong và những dòng nước vẩn đục bẩn thỉu chạy quanh nơi mụ sống, một dinh cơ biệt lập xinh đẹp được bao quanh bởi màu xanh của cây cỏ. Song nếu muốn “ghé thăm” nơi đây, trước hết bạn cần phải hoàn thành 2 nhiệm vụ khác trong mạch truyện của Daud, nối tiếp những diễn biến của bản DLC đầu tiên đã ra mắt vào tháng 4 vừa qua, The Knife of Dunwall.
Ở nhiệm vụ thứ nhất, Daud thâm nhập vào nhà tù khét tiếng Coldridge – không lâu sau khi Corvo Attano, nhân vật chính diện của Dishonored, trốn thoát khỏi đây. Rất nhiều game thủ (bao gồm cả người viết bài) ắt hẳn đã tự hỏi rằng liệu có phải Arkane đã cạn ý tưởng rồi nên mới phải lôi ra “xào lại” một địa điểm cũ như vậy, nhưng không, đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới. Ở lần trở lại này bạn sẽ có cơ hội khám phá những cánh cung khác của nhà ngục, lựa chọn trả tự do cho ai, giữ ai lại trong buồng giam và thậm chí là được chứng kiến cuộc hành hình (hay một cuộc giải cứu ngoạn mục mà bạn là “diễn viên chính”, nếu như bạn có ý định định can thiệp) những lính canh chịu trách nhiệm trong vụ vượt ngục của Corvo. Bản thân Coldridge cũng đã đổi thay một cách đáng kể: Con mương chạy dưới chân nhà tù đã bị rút cạn tới đáy, an ninh trong tù được siết chặt với đông lính gác hơn và bổ sung thêm những cỗ máy chết người,… nhằm đề phòng một Corvo thứ 2. Bộ sưu tập kĩ năng phong phú của Daud – ngoài Blink, Bend Time,… đã khá quen thuộc còn có Summon Assassin (triệu hồi một sát thủ để đánh lạc hướng kẻ địch) và Pull (kéo kẻ địch lại gần bằng trường lực) – càng khiến cho mọi thứ trở nên khác biệt, đem tới một góc nhìn khác về một địa điểm đã không còn xa lạ gì với các fan của Dishonored.
* Trailer Dishonored: The Brigmore Witches
Nếu như Coldridge là “bổn cũ” thì Drapers Ward, bối cảnh của màn chơi thứ 2, lại là địa điểm mới toanh và có thể được xem là cột trụ quan trọng trong cốt truyện của bản DLC này. Drapers Ward có nghĩa là “ Khu Phố Vải”, được chia ra làm nhiều khu vực nhỏ có liên quan mật thiết đến nhau, từ khu bến cảng rộng lớn của Dunwall cho tới hệ thống cống ngầm ẩm thấp nằm bên dưới một nhà máy dệt may. Ở chính giữa khu phố là hai dãy buôn bán sầm uất nhất – nhưng nay đã tiêu tán gần hết do cơn bão dịch bệnh quét qua Dunwall – ngăn cách nhau bởi một con kênh cạn nước, cũng là ranh giới phân định lãnh thổ của hai băng nhóm kình địch trong vùng: Hatters và Eels.
Hatters là những gã trai ăn vận bảnh chọe với bốt cao cổ, áo gi-lê màu mè và đặc biệt luôn đội mũ chóp cao, trong khi Eels là lũ cướp biển ngổ ngáo với vũ khí chính là những lưới móc câu sắc bén. Hai băng nhóm này thường xuyên “bày binh bố trận” trên đường phố và tranh đấu nảy lửa hòng bảo vệ phạm vi sống của chúng. Giúp bên nào, chống bên nào hay đơn giản chỉ là làm “khán giả”… tùy bạn, mặc dù đến cuối màn chơi, bạn sẽ không thể cứ đứng ở vị trí trung lập mãi nữa mà sẽ phải đi theo một phe theo đúng kịch bản. Nhưng hãy luôn nhớ trong đầu rằng dù bạn có tốt với chúng đi nữa thì chúng cũng sẽ không nương nhẹ với một kẻ thứ ba lạ hoắc chẳng biết từ đâu tới. Vậy nên tốt nhất hãy xem những cuộc giao tranh ồn ã của chúng như những tấm bình phong để tiếp tục nhiệm vụ của mình mà không bị phát hiện.
Video đang HOT
Trước mỗi màn chơi, game thủ có thể mua những vật dụng cần thiết như phi tiêu tẩm thuốc mê, bom khói, dùng những mẫu thiết kế tìm được ở màn chơi trước để nâng cấp trang bị cho mình và thú vị nhất là mua những “đặc ân” (favor) sẽ giúp ích rất nhiều trong nhiệm vụ tiếp theo. Về cơ bản thì các “đặc ân” này sẽ tiết lộ cho người chơi thông tin về những nơi có tích trữ đạn dược hay thậm chí là cả rune (một loại vật phẩm trong game). Song cũng có những favor đắt tiền hơn sẽ thay đổi đáng kể cách bạn tiếp cận mỗi màn chơi, ví dụ như khoác lên mình Daud một bộ quần áo ngụy trang để dễ bề trà trộn vào pháo đài Coldridge, hay phá bỏ một khoảng hàng rào bao quanh dinh thự Brigmore để khuyến khích phong cách chơi lén lút.
Sự kết hợp giữa mua bán, nâng cấp và “đặc ân” càng củng cố thêm tầm quan trọng của tiền tệ trong trò chơi, khi mà không đủ tiền để “đầu tư” vào thứ mình cần, cơ hội thành công của bạn sẽ giảm đi rất nhiều. Như vậy, bạn sẽ có động lực “càn quét” khắp mọi ngõ ngách để tìm tiền vàng, thảo mộc, dầu cá voi, nữ trang… và trò chơi trở nên hấp dẫn hơn như một hệ quả tất yếu.
Sức hút khổng lồ của Dishonored năm ngoái phần lớn đến từ việc bạn có thể hoàn thành các màn chơi theo rất nhiều cách khác nhau (mặc dù phần thưởng thì vẫn dành cho những ai đến được cái đích cuối cùng mà tay không cần “nhúng chàm” hoặc không để lại bất kì dấu vết gì). Với The Brigmore Witches, Arkane cũng chẳng mạo hiểm thay đổi công thức chiến thắng này, tiếp tục đem tới cho game thủ hàng loạt lựa chọn chơi đa dạng, từ kiểu “ồn ào” nhất (quét sạch cả một vùng dân cư rộng lớn bằng khí độc) cho tới những kế hoạch thử thách hơn, rắc rối hơn nhưng nhân từ hơn, không khiến những người xung quanh bị thương. Ngoài việc quyết định sẽ chơi như thế nào, bạn cũng nên bỏ ra chút thời gian tìm kiếm các Rune – dùng để nâng cấp các kĩ năng của Daud lên tầm cao hơn – và các miếng bùa được đẽo từ xương cá voi Bone Charm, vốn khi đeo sẽ kích thích một số tính năng đặc biệt có lợi cho Daud như di chuyển nhanh hơn khi kiếm đang tra trong vỏ, siết cổ kẻ địch dứt khoát hơn, mana hồi lại nhanh hơn…
Sau màn ra mắt đình đám hồi cuối năm ngoái của Dishonored, đã có nhiều người tin rằng Arkane sẽ trở nên lười nhác trong khâu thiết kế và những bản DLC trong tương lai, nếu được trình làng, cũng sẽ chỉ là những hậu bản ăn theo để kiếm chác thêm chút lợi nhuận từ lượng fan ngày một đông đảo thêm của trò chơi này. Đó là niềm tin hoàn toàn có cơ sở, bởi trong quá khứ đã có không ít những nhà phát triển cho ra lò những bản mở rộng kém chất lượng “bám đuôi” một sản phẩm thành công, như Devil May Cry với Vergil’s Downfall hay Sleeping Dogs với 2 DLC nhạt nhòa Nightmare in North Point và Year of the Snake. Thực tế, Arkane đã có thể làm vậy và chắc cũng ít ai trách họ vì điều đó, nhưng không, những gì đã diễn ra cho thấy đây hoàn toàn không phải một cái kết được chuẩn bị vội vã, cẩu thả cho câu chuyện thần thoại của Dishonored.
The Brigmore Witches không chỉ có kết cấu bền vững không kém gì “cha đẻ” của nó, với những bối cảnh sáng tạo và đầy tính nghệ thuật, mà cấu trúc ấy còn rất sâu, với những sự thêm thắt, tinh chỉnh thông minh, hợp lí trước mỗi màn chơi, những nhiệm vụ phụ rất đặc trưng cùng hàng loạt những nhánh rẽ lối chơi để tới được cái đích cuối cùng. Và quan trọng hơn hết, trái ngược với khi trải nghiệm Dishonored, giờ đây game thủ đã có thể cảm nhận được rõ ràng sức mạnh và nỗi ghê sợ tỏa ra từ một nhân vật phản diện thực thụ. Rộng lớn hơn và tâm huyết hơn The Knife of Dunwall, The Brigmore Witches chính là tấm gương tiêu biểu nhất cho các hãng phát triển không chỉ muốn tiếp tục khai thác một sản phẩm game bom tấn, mà còn muốn đào sâu hơn và làm giàu thêm giá trị của nó nữa.
Lưu ý: Cần có bản Dishonored gốc cài sẵn trong máy để chơi. Nên chơi trọn vẹn tựa game gốc và DLC The Knife of Dunwall trước để nắm được cách điều khiển nhân vật cũng như cốt truyện của trò chơi.
Theo VNE
Game online Nhật chật vật tại Việt Nam
Nhật Bản là cường quốc về game trên thế giới nhưng về mảng game online thì có một sự khác biệt và nhất là ở những thị trường như Việt Nam.
Nhắc tới game online cộng đồng người chơi biết đến nhiều nhất là các tựa game gắn mác "made in China" hoặc "made in Korea", chứ không nhiều người biết đến những tựa game Nhật Bản tại Việt Nam. Thật vậy, nhắc tới game Nhật Bản thì đa số người chơi Việt nghĩ ngay đến những tựa game đình đám như Final Fantasy, Street Fighter, Metal Gear Solid, Resident Evil, Devil May Cry... nhưng khi hỏi về game offline chắc không nhiều người có thể kể tên ra ngoài Final Fantasy XI, Final Fantasy XIV hay khó khăn lắm là Fantasy Star Online.
Final Fantasy IV: A Realm Reborn là một MMO hiếm hoi của Nhật được biết rộng rãi.
Điều này cho thấy MMO là mảng không phải là mũi nhọn của quốc gia này, khác hẳn với người láng giềng Hàn Quốc. Tuy nhiên ít ai biết rằng đã có 2 game online Nhật phát hành tại VN là webgame Dòng Máu Anh Hùng và Đại Chiến Mỹ Nữ. Đó là hai tựa game online "made in Japan" hiếm hoi trong thị trường mà game Trung Quốc đang thống trị hiện giờ.
Dòng Máu Anh Hùng mang trong mình những nét đặc trưng của "học thuyết chơi game" phong cách xứ sở hoa anh đào cùng với một đội ngũ vận hành đầy nhiệt huyết. Không ngừng cải thiện, nâng cấp và quảng bá hình ảnh đến người chơi Việt. Nhưng game lại không gây được nhiều tiếng vang dù là sản phẩm đầu tiên của Nhật cập bến VN từ 2011. Kể cả khi game có những tính năng mang tính đột phá điển hình là định luật "sinh - lão - bệnh - tử". Có lẽ việc nhân vật sẽ chết khi tuổi cao gây cho người chơi Việt vốn quen với việc auto, cào thẻ là thành Boss một số sự phiền hà nhất định.
Sự khác lạ cũng là "cái tội" khiến game thủ xa lánh ?
Ban đầu, với cốt truyện sâu sắc và đồ họa Chibi đầy cuốn hút, ĐCMN dễ dàng tìm được cho mình đông đảo người chơi đam mê văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, do tự bó hẹp mình trong phân khúc game thủ này, ĐCMN không phát triển được cộng đồng và dần dần trở thành một tựa game "không phổ cập" với đại chúng.
Manga, Anime có thể hút giới trẻ Việt nhưng game online Nhật thì chưa chắc.
Cùng với đó, game bị nhiều người chơi chê rằng "đồ họa quá đơn giản". Những nét vẽ như tranh mực tàu phong cách manga/anime không đem tới cho người chơi cảm giác thật mà như đang đọc một cuốn truyện tranh. Kiểu đồ họa này không dễ dàng được ủng hộ rộng rãi nên đã khiến game mất đi một số lượng người chơi đáng kể.
Thể loại MMO dàn trận tactics được người Nhật yêu thích nhưng với Việt Nam vẫn còn xa lạ.
Có thể nói người Việt rất ưa chuộng truyện tranh nhưng không phải bất kỳ tựa game nào do Nhật sản xuất đều sẽ thành công tại đây. Do sự khác biệt về "định nghĩa chơi game", game do Nhật sản xuất có lối chơi tương đối khó nắm bắt, buộc người chơi phải rèn luyện để chiến thắng nhưng lại không hỗ trợ auto, điều này trái với thói quen cố hữu của người chơi VN. Tuy nhiên, cái hay của game Nhật chỉ dành cho những ai có thể vượt qua thử thác, vì các nhà làm game Nhật luôn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mỗi khi phát triển game với cơ cấu chơi chặt chẽ, vận hành trơn tru và cả những ý tưởng độc đáo đến kỳ quặc của người Nhật.
Theo VNE
Game thẻ tướng hấp dẫn sắp sửa lộ diện Blade Fantasia - Sự bất ngờ của thể loại game thẻ tướng. Một tin rất vui dành cho những người sử dụng các thiết bị di động nền tảng iOS. Mới đây NSX Capcom đã cong bố một trailer thú vị về một tựa game thẻ tướng ấn tượng được mang tên Blade Fantasia, môt phiên bản game nhập vai kết hợp thẻ...