Định vị lại đạo luật gốc của đất nước
Chiều 15.11, Quốc hội thảo luận cho ý kiến vào Dự thảo sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992. Tại phiên thảo luận đã có những ý kiến đề nghị thành lập tòa án Hiến pháp và nghiên cứu nhất thể hóa chức danh chủ tịch nước và tổng bí thư cho phù hợp với xu thế chung của thời đại.
ĐB Bế Xuân Trường: Cần bổ sung nội hàm của chế định Chủ tịch nước cho đầy đủ. Ảnh: HOÀNG LONG
Đây là phiên thảo luận toàn thể đầu tiên của Quốc hội về vấn đề này nên các ý kiến thảo luận khá phân tán ở tất cả những điều mà ban soạn thảo đưa ra.
Nghiên cứu nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước
Với các ý kiến góp ý ở chương “chủ tịch nước”, một số vị đại biểu đã đề nghị làm rõ vai trò của chủ tịch nước, mối quan hệ giữa chủ tịch nước và tổng bí thư nghiên cứu nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, làm rõ mối quan hệ giữa chủ tịch nước với Quân ủy Trung ương.
ĐB Bế Xuân Trường (Bắc Cạn) phát biểu: Điều 94 khoản 5 quy định chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang, đồng thời là chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh. “Nhưng Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt, đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương, điều này đã được ghi trong Điều lệ Đảng. Như vậy nội hàm của Chủ tịch nước với lực lượng vũ trang là gì?” – ĐB Trường đặt câu hỏi.
Chưa hết, ĐB Trường cũng cho rằng quy định chủ tịch nước là chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh nhưng trong nội hàm lại không đủ, chỉ xác định chủ tịch nước có trách nhiệm tổng động viên, huy động lực lượng, phương tiện khi có chiến tranh xảy ra. “Cái quan trọng nhất bây giờ để huy động được lực lượng, phương tiện cho chiến tranh phải được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ từ trong thời bình. Ngạn ngữ có câu “Lo giữ nước từ khi nước còn thịnh vượng”. Vì vậy theo ĐB Trường cần bổ sung nội hàm của chủ tịch nước cho đầy đủ.
Cùng chung quan điểm này, ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cũng đề nghị làm rõ hơn vai trò của chủ tịch nước trong việc thống lĩnh lực lượng vũ trang, trong việc điều hòa phối hợp công tác với các cơ quan lập pháp và hành pháp. “Cũng chưa rõ vai trò của chủ tịch nước trong việc giám sát các chức danh do chủ tịch nước giới thiệu, QH bầu và phê chuẩn. Dường như vai trò của chủ tịch nước chỉ là hợp thức hóa các thủ tục hành chính trong các công việc được Hiến pháp quy định” – ĐB Tiến nói.
Cần lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp?
Video đang HOT
Có khá nhiều ý kiến ĐB bày tỏ sự cần thiết phải thành lập một cơ quan bảo vệ Hiến pháp. ĐB Phùng Đức Tiến đề nghị thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp để giúp QH xem xét kết luận tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương ban hành.
Cùng chung quan điểm này, ĐB Phạm Thị Mỹ Lệ (Bình Phước) cho rằng cần thành lập hội đồng Hiến pháp hoặc có thể thành lập hẳn một cơ quan tách rời khỏi QH như tòa án Hiến pháp giữ vai trò là cơ quan bảo vệ Hiến pháp. Cũng theo ĐB này thì mô hình tòa án Hiến pháp đã được nhiều nước áp dụng và đã phát huy hiệu quả.
Không tán thành nhưng cũng không phản đối, ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) bày tỏ sự băn khoăn về mô hình này vì đây là vấn đề rất mới đối với nước ta. “Tôi đề nghị Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới nhằm đề xuất với QH thảo luận thành lập cơ quan này theo hướng là một cơ quan có chuyên môn cao, hoạt động thường xuyên, quy tụ những chuyên gia pháp luật đầu ngành, có phẩm chất đạo đức trong sáng, trung thành với nhân dân, với tổ quốc Việt Nam… Có như vậy, cơ chế bảo vệ Hiến pháp, cơ chế bảo hiến mới có quy định hiệu quả trên thực tế, đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi qua thực tiễn” – ĐB Nghĩa phát biểu.
Tuy nhiên không phải ĐB nào cũng đồng tình với quan điểm này, ĐB Nguyễn Thanh Nam (Cà Mau) và một số ĐB khác lại cho rằng việc thành lập một cơ quan độc lập bảo vệ Hiến pháp là không cần thiết. “Thực tiễn trong thời gian qua đã chứng minh sự vận hành cơ chế, bảo vệ Hiến pháp hiện nay đang phát huy hiệu quả, Hiến pháp luôn được bảo vệ theo đó tiếp tục phát huy cơ chế hiện có. Tăng cường năng lực của các cơ quan này, không nên thành lập hội đồng Hiến pháp” – ĐB Nam phát biểu.
Cũng tại phiên thảo luận, các ĐB đã nêu nhiều ý kiến khác nhau về quy định các thành phần kinh tế và vai trò của kinh tế nhà nước quyền con người và quyền công dân vai trò, chức năng của HĐND các cấp…
Hôm nay (16.11), QH tiếp tục thảo luận về vấn đề này. Phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp trên VTV1.
Theo laodong
Những phần mềm bảo mật tốt nhất năm 2012
Có thể bảo vệ máy tính trước những mối đe dọa đến mức nào và không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất hệ thống? PC World Mỹ phối hợp cùng AV-Test.org thực hiện đợt "sát hạch", đánh giá 14 bộ phần mềm bảo mật
Nhanh, gọn và hiệu quả hơn
Xét tổng thể, 14 bộ phần mềm bảo mật (PMBM) phiên bản 2012 đều có khả năng bảo vệ tốt máy tính trước virus, spyware, trojan horse và một số mã độc khác (gọi chung là malware). Tuy nhiên, việc chọn ra những ứng viên sáng giá nhất, đảm trách bảo vệ máy tính trong "thế giới phẳng" còn phụ thuộc vào một số tiêu chí quan trọng không kém là tính dễ dùng và ít chiếm tài nguyên hệ thống.
TREND MICRO-TITANIUM INTERNET SECURITY 2012: Cơ chế bảo vệ tốt và có thêm một vài tính năng đáng giá.
Tốc độ quét nhanh, gọn nhẹ, ít ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống và giao diện thân thiện là những điểm nổi bật ở các bộ PMBM 2012. Bitdefender và Eset đã có sự cải tiến đáng kể về giao diện người dùng trong khi Webroot với phiên bản mới Webroot SecureAnywhere Essentials 2012 tốc độ nhanh và dễ dùng. Một thực tế cho thấy cơ chế bảo vệ của phần mềm chống virus phiên bản cũ có thể hiệu quả với những mã độc đã nhận dạng (dựa trên CSDL).
Tuy nhiên với lượng biến thể và số malware "mới toanh" xuất hiện ngày càng nhiều thì cơ chế bảo vệ này đã không còn hiệu quả. Việc ứng dụng điện toán đám mây giúp cơ chế bảo vệ của các bộ PMBM 2012 hiệu quả hơn so với phiên bản 2011. So sánh các chương trình, các tập tin nghi vấn với CSDL nhận dạng (CSDLND) trực tuyến nhằm xác định tốt hơn các mối đe dọa mới nhất. Sự kết hợp tính năng điện toán mây và phương pháp phân tích hành vi sẽ đem lại cho các PMBM khả năng phát hiện malware tốt hơn ngay cả khi chúng chưa được cập nhật trong CSDLND.
Kết quả nhận được là tỷ lệ phát hiện, ngăn chặn hoàn toàn malware theo thời gian thực đạt 95% cao hơn 9,8% so với phiên bản 2011.
Bảo mật đám mây
Mối đe dọa từ malware ngày càng lớn khi có đến hàng trăm biến thể mới xuất hiện mỗi ngày và hàng ngàn malware "mới toanh" xuất hiện mỗi năm. Chẳng hạn trong năm 2009, số lượng malware được tạo ra nhiều hơn so với 20 năm trước cộng lại. Thực tế này đòi hỏi cơ chế bảo vệ của PMBM phải thay đổi để theo kịp tốc độ gia tăng chóng mặt của các mối đe dọa hiện nay.
AVAST INTERNET SECURITY 2012: Tốc độ quét nhanh, giao diện thân thiện, dễ sử dụng với người dùng phổ thông
Ngoài phương pháp phát hiện malware dựa trên CSDLND truyền thống và phương pháp phân tích hành vi, các bộ PMBM còn được bổ sung thêm khả năng nhận diện malware dựa trên điện toán đám mây. Chẳng hạn Trend Micro Titanium và Webroot SecureAnywhere hoàn toàn dựa trên điện toán đám mây để phân tích, đánh giá tập tin và các hoạt động trực tuyến của chúng nhằm ngăn chặn các mối đe dọa, trong khi một số bộ PMBM khác sử dụng điện toán đám mây như là phương thức bảo vệ tăng cường.
Kỹ thuật phát hiện malware dựa trên cách thức, hành vi malware hoạt động sau khi lây nhiễm trên máy tính kết hợp cùng việc so sánh các tập tin nghi vấn với CSDLND trực tuyến tỏ ra hiệu quả trong việc phát hiện và ngăn chặn những mối đe dọa mới chưa có trong CSDLND, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ nhận dạng nhầm (false position). Về hình thức, mỗi hãng bảo mật đều giới thiệu những công nghệ riêng như với Symantec là "Quorum", công nghệ này đánh giá danh tiếng (reputation) tập tin, ứng dụng theo thời gian thực hoặc với Trend Micro là cơ chế quét thông minh Smart Scan tận dụng hạ tầng mạng bảo vệ thông minh Smart Protection Network.
Đánh giá tổng quan
Nhìn chung các bộ PMBM phiên bản 2012 đều có cơ chế bảo vệ toàn diện, có khả năng phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ malware mạnh mẽ, thể hiện qua những điểm số đạt được hơn kém nhau không đáng kể (tham khảo Bảng xếp hạng 10 bộ PMBM hàng đầu 2012 trong bài). Do đó, tính dễ dùng và ít chiếm tài nguyên hệ thống là những tiêu chí quan trọng, ảnh hưởng đến vị trí trong bảng xếp hạng.
AVG INTERNET SECURITY 2012 Kết quả thử nghiệm tốt tuy nhiên giao diện người dùng khá rối ,chưa tiện dụng.
Phần mềm tốt nhất: G-Data InternetSecurity 2012
Giao diện chưa thực sự xuất sắc nhưng G-Data InternetSecurity 2012 giữ vị trí quán quân với khả năng phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ các thành phần malware đang hoạt động dựa trên CSDLND lẫn thời gian thực. Bộ phần mềm này cũng ít chiếm tài nguyên và ít ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống.
Bảo vệ tốt nhất: Bitdefender Internet Security 2012
Vượt qua G-Data trong việc phát hiện, loại bỏ hoàn toàn các thành phần malware đang hoạt động (active) lẫn chưa hoạt động (inactive) và có mức phí sử dụng hấp dẫn. Tuy nhiên Bitdefender là bộ phần mềm có tốc độ quét chậm nhất trong các bộ PMBM
BITDEFENDER INTERNET SECURITY 2012: Đứng đầu trong việc phát hiện, loại bỏ hoàn toàn các thành phần malware, giao diện đơn giản, dễ dùng với cả người dùng phổ thông lẫn am hiểu kỹ thuật.
Tốc độ nhanh nhất: Webroot SecureAnywhere Essentials 2012
So với Webroot Internet Security 2011, phiên bản 2012 với thiết kế hoàn toàn mới, ít ngốn tài nguyên hệ thống, dễ dùng và có tốc độ quét nhanh. Mặc dù kết quả thử nghiệm khá tốt nhưng vẫn chưa đủ để đưa bộ phần mềm này vào "top 10" trong bảng xếp hạng.
Giao diện thân thiện: Bitdefender Internet Security 2012
Ngoài cơ chế bảo vệ hiệu quả, Bitdefender phiên bản 2012 đã có những thay đổi lớn cải thiện đáng kể giao diện tương tác, phù hợp với cả người dùng phổ thông lẫn am hiểu kỹ thuật.
Theo VNE
Triều Tiên bổ nhiệm nhân sự Hội đồng Quốc phòng Ngày 14/4, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nước này đã bổ nhiệm các thành viên mới của Hội đồng Quốc phòng (NDC) để củng cố quyền lực nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vỗ tay khi tham dự lễ khai trương bức tượng của cha và ông mình vào ngày 13/4. Theo...