‘Định vị GPS’ ngay bên trong cơ thể để điều trị ung thư
Các nhà nghiên cứu Học viện công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đang nghiên cứu ReMix, một hệ thống “định vị GPS” ngay bên trong cơ thể có thể xác định các vị trí cấy ghép bằng cách sử dụng tín hiệu không dây công suất thấp.
Ảnh: ENGADGET
Nghiên cứu do giáo sư Dina Katabi từ phòng thí nghiệm Trí tuệ và khoa học máy tính MIT (CSAIL) đứng đầu đã thử nghiệm trên động vật và chứng minh có thể “định vị GPS” ngay bên trong cơ thể.
Nhóm đã cấy một dấu nhỏ lên mô động vật và để theo dõi chuyển động của nó, họ sử dụng một thiết bị không dây phản ánh tín hiệu radio và một thuật toán đặc biệt để xác định chính xác vị trí của điểm đánh dấu.
Kết quả là điểm đánh dấu không cần truyền bất kỳ tín hiệu nào mà vẫn phản ánh được tín hiệu truyền qua thiết bị bên ngoài cơ thể, cho biết cả nhịp tim, hơi thở và chuyển động mà không cần pin hoặc bất kỳ nguồn năng lượng bên ngoài nào khác.
Thí nghiệm đã cho thấy ReMix dễ dàng theo dõi các vị trí cấy ghép và các vùng cấp thuốc cụ thể trong cơ thể với độ chính xác ở mức centimet, qua đó có thể hỗ trợ liệu pháp proton, một loại điều trị ung thư liên quan đến việc bắn phá các khối u với các chùm proton được điều khiển bằng nam châm.
Video đang HOT
Hạn chế duy nhất của ReMix là vẫn còn bị nhiễu bởi các phản ứng sinh hóa bên trong cơ thể người. Trên thực tế, các phản ứng này còn gây nhiễu mạnh hơn 100 triệu lần so với tín hiệu của kim loại.
Để khắc phục điều này, nhóm nghiên cứu đã thiết kế thêm một thiết bị bán dẫn nhỏ gọi là “diode” để lọc ra các tín hiệu liên quan đến da. Ví dụ, nếu da phản chiếu ở tần số F1 và F2, diode sẽ tạo ra sự kết hợp mới của các tần số đó như F1 – F2 và F1 F2. Khi tất cả các tín hiệu phản ánh trở lại hệ thống, hệ thống chỉ chọn các tần số kết hợp và lọc ra các tần số ban đầu đến từ da của bệnh nhân.
Tiến sĩ Deepak Vasisht, thành viên nghiên cứu, cho biết: “Với ReMix, nếu một khối u di chuyển trong quá trình hóa trị, các bác sĩ sẽ nhận được tín hiệu ngay để xác định vị trí của khối u trong thời gian thực tốt hơn, có thể tạm dừng điều trị hoặc điều khiển chùm tia vào đúng vị trí để đối phó với chuyển động.
Nhờ đó, nó nên được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm trị liệu proton, khuyến khích nhiều ứng dụng của công nghệ hơn để cắt giảm chi phí điều trị, mang đến các phương pháp rẻ tiền, ít xâm lấn và ít tốn thời gian, vì liệu pháp proton rất tốn kém do chi phí lắp đặt phần cứng.”
ReMix được phát triển với sự hợp tác từ Bệnh viện đa khoa Massachusetts (MGH). Hiện nhóm nghiên cứu vẫn đang tìm cách kết hợp dữ liệu không dây với công nghệ quét MRI để nâng cao hơn nữa tính chính xác của hệ thống trước khi công bố chính thức.
LIÊN HOA
Theo tuoitre
Em bé ung thư xin lỗi mẹ trước khi qua đời
"Mẹ ơi, con xin lỗi vì điều này", bé Charlie Proctor 5 tuổi người Anh thì thầm trước khi qua đời trong vòng tay mẹ.
Bé Charlie Proctor qua đời cuối tuần trước sau hơn hai năm chiến đấu với u nguyên bào gan. Để lưu giữ ký ức về em bé, mẹ Charlie là Amber Schofield đã chia sẻ khoảnh khắc cuối cùng bên con trai.
Theo People, ngày 11/11, Amber đăng tải bài viết trên trang cá nhân, kể rằng Charlie đã ra đi trong vòng tay cô. "Đêm qua, lúc 23h14 phút, người bạn thân nhất của tôi, thế giới của tôi, Charlie, đã trút hơi thở cuối cùng. Trái tim của chúng tôi đau nhói. Thế giới đã mất đi một cậu bé phi thường".
Charlie nằm bên mẹ trước khi ra đi mãi mãi. Ảnh: Charlie's Chapter.
Trước đó vài giờ, Amber thông báo với bạn bè sức khỏe Charlie đang xấu đi. "Con không còn trông giống Charlie nữa", bà mẹ mô tả. "Con gầy đến mức tôi nhìn thấy mọi cái xương trên cơ thể nhỏ bé. Đứa con của tôi đâu rồi".
Không chỉ sụt cân, Charlie còn buồn bã và mệt mỏi. "Con không biết làm gì nữa" trở thành câu cửa miệng của cậu bé.
Những giờ cuối cùng, Charlie rất kích động. "Con nằm, ngồi rồi lại nằm, sau đó muốn ra ghế và sofa. Đến một lúc, con quay sang tôi và nói khẽ: 'Mẹ ơi, con xin lỗi về điều này'", Amber nghẹn ngào nhớ lại. "Không đứa trẻ nào đáng phải chịu đựng những cảm xúc như Charlie. Không bố mẹ nào đáng phải chứng kiến con mình chết dần chết mòn".
Kết thúc bài viết, Amber tâm sự cô rất nhớ Charlie và hy vọng các bố mẹ sẽ trân trọng thời gian bên đứa con của mình. "Hãy ôm chặt đứa con của mình, âu yếm và hôn chúng thật nhiều. Bạn không biết mình may mắn đến thế nào đâu". Bên cạnh những dòng chia sẻ, Amber đăng tải tấm ảnh vợ chồng cô bên Charlie.
Bức ảnh cuối cùng của Charlie bên bố mẹ. Ảnh: Charlie's Chapter.
U nguyên bào gan là dạng ung thư hiếm gặp khởi phát ở gan và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em từ lúc sơ sinh đến khoảng ba tuổi. Báo Manchester Evening News cho biết Charlie được chẩn đoán ung thư từ tháng 2/2016.
Sau phẫu thuật, bệnh của Charlie tái phát. Bố mẹ em quyết định gây quỹ để đưa con đến Mỹ ghép gan. Nhiều ngôi sao như ca sĩ Pink và Ellen DeGeneres hưởng ứng, nhưng cuối cùng gia đình vẫn không có đủ tiền đưa bé sang Mỹ điều trị.
Minh Nguyên
Theo VNE
Bộ Y tế không cấp phép 'thuốc Trung Quốc làm từ thịt người' lưu hành ở Việt Nam Cục Quản lý Dược khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành "thuốc Trung Quốc làm từ thịt người". Ảnh minh họa Tổ chức Tiêu chuẩn Nigeria xác nhận có dược phẩm của Trung Quốc lưu hành trên thị trường Nigeria chứa thành phần thịt người. Các thuốc này ở dạng viên con nhộng được quảng cáo...