Định vị 4 ngôi làng đẹp ở Tây Bắc, đến đây để hòa mình vào bức tranh nguyên sơ của núi rừng
Đến thăm những bản làng ở Tây Bắc bạn sẽ được hòa mình vào bức tranh nguyên sơ của núi rừng.
Tây Bắc Việt Nam lâu nay đã gây ấn tượng với nhiều du khách khi sở hữu khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là một trong những điểm đến “đi mãi không chán” của nhiều người, thậm chí cả khách nước ngoài. Vùng đất này gắn liền với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như SaPa, Mộc Châu, Mù Cang Chải, Mai Châu…
Nơi đây không chỉ sở hữu những thửa ruộng bậc thang, hay những đỉnh núi mây mù che phủ mà những ngôi làng nguyên sơ, mang đậm tính dân tộc địa phương cũng vô cùng hấp dẫn du khách. Dưới đây là 4 ngôi làng đẹp ở Tây Bắc mà bạn không thể bỏ qua.
Bản Hang Táu (Mộc Châu, Sơn La)
Ảnh: Nguyễn Hồng Dương.
Hang Táu là một trong những địa điểm du lịch mới nổi một vài năm gần đây. Bản làng được nhiều người người gọi là “làng nguyên thủy” bởi ở đây có 2 không: không sóng điện thoại và không điện. Ở đây có bãi cỏ xanh, những căn nhà gỗ của người H’Mông tạo thành cụm biệt lập, được bao bọc bởi núi rừng.
Ảnh: Trần Hà Bảo Ngân, Nguyễn Thị Linh Chi.
Đây là ngôi làng của một số người H’Mông sinh sống. Nơi đây là một khu canh tác, sản xuất nông nghiệp rộng chừng 1ha, với khung cảnh như một thảo nguyên thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc. Nơi đây cách trung tâm thị trấn Mộc Châu khoảng 18 km, đường đi khá lắt léo nên vì vậy cần tay lái cứng điều khiển hoặc bạn có thể đi xe ôm.
Bản Tả Van (SaPa, Lào Cai)
Video đang HOT
Tả Van được mệnh danh là một trong những bản làng đẹp ở Việt Nam mà du khách không nên bỏ qua khi đến SaPa. Bản Tả Van thuộc xã Tả Van, huyện SaPa, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Đường sá ở đây hơi có chút khó đi nên cần người tay lái vững hoặc đi cùng người dân địa phương nhưng khi đến Tả Van thì công sức bạn bỏ ra cho hành trình này không phí chút nào.
Ảnh: @thtrz_, @_lethuhang
Không quá náo nhiệt, sầm uất như trong thị trấn, bản Tả Van mang trong mình vẻ đẹp bình yên, nguyên sơ của miền núi cao. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang và nghe tiếng suối chảy đến vui tai.
Ảnh: @ins.thuy, @andylee26.
Đặc biệt ở đây vào mùa lúa chín cả Tả Van vàng rực rỡ. Ngoài ra, bạn còn có thể khám phá nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây, dạo bước trên con đường mòn men theo dòng suối Mường Hoa âm ỉ trăm năm.
Bản Cu Vai (Trạm Tấu, Yên Bái)
Ảnh: @vedugx, @hnt002.
Cu Vai được mệnh danh là bản làng nằm trên mây nhờ địa thế nằm trên đỉnh một ngọn núi, quanh năm mây mù bao phủ. Nhìn từ trên xuống, bản làng trông rất bằng phẳng dù địa hình nằm trên đỉnh núi. Bản làng không quá lớn nhưng lại rất dễ đi bởi chỉ có con đường chính thẳng tắp. Cả ngôi làng có khoảng hơn 50 ngồi nhà chạy dọc hai bên đường chính. Nhờ nằm ẩn mình như vậy mà nơi đây vẫn giữ được những nét đặc sắc của văn hóa người Mông.
Bản Cát Cát (SaPa, Lào Cai)
Là một địa điểm đã quá quen thuộc với du khách khi đến với SaPa, bản Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. So với nhiều bản làng khác thì bản Cát Cát gần với thị trấn hơn, chính vì vậy mà lúc nào cũng có đông đảo du khách đến đây.
Ảnh: @nm.jsy.
Nơi này có những ngôi nhà sàn của người H’mông, có những homestay xinh xinh, có quán cà phê view núi đồi và có cả con suối thơ mộng. Bản Cát Cát ngày nay được đầu tư du lịch nhiều nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có của núi rừng Tây Bắc.
Về miền đất "nghe núi kể chuyện, nghe suối tâm tình"
Sau chặng đường gần 240km từ thành phố Việt Trì, vượt qua Khau Phạ- một trong "tứ đại đỉnh đèo", chúng tôi đến xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ngọc Chiến hiện ra tựa bức tranh cổ tích, nguyên sơ, nên thơ, có lẽ đó cũng là nguyên do nhiều người gọi nơi đây là miền đất "nghe núi kể chuyện, nghe suối tâm tình".
Cổ tích của núi rừng Tây Bắc
Chúng tôi đến bản Lướt, xã Ngọc Chiến lúc trời đã nhá nhem. Tháng 10 ở vùng cao, trời bao giờ cũng tối nhanh hơn dưới xuôi. 5 giờ chiều, hoàng hôn đã khuất núi, sương đã bảng lảng khắp bản làng.
Sản phẩm chong chóng gió khổng lồ của Đoàn Thanh niên xã Ngọc Chiến
Đặt chân tới Ngọc Chiến, chúng tôi bị cuốn hút bởi "bản giao hưởng" của gió, của suối và những chiếc guồng nước ở các bản Khua Vai, Mường Chiến, bản Lướt và bản Phày. Bước qua những tảng đá xếp dài và cầu tre bắc ngang suối Chiến, ngồi bên chiếc chòi nhỏ, ngắm nhìn guồng nước lớn quay đều, tiếng nước suối chảy róc rách, hương cốm thơm... Cảm giác bình yên đến lạ!
Tối trải nghiệm đầu tiên của chúng tôi ở Ngọc Chiến là tắm suối khoáng nóng, nó giúp xua tan mệt mỏi, căng thẳng sau chặng đường gần 240 cây số, qua toàn đèo núi. Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến Lò Văn Xây cho biết: Xã hiện có 13 khu khoáng nóng. Trong đó, tại bản Lướt và bản Nà Tâu đã hình thành điểm du lịch cộng đồng với các dịch vụ tắm khoáng nóng kết hợp nghỉ dưỡng, trải nghiệm hoạt động văn hóa, ẩm thực truyền thống.
Hầu hết các bản làng của Ngọc Chiến nằm trong các thung lũng, bao quanh là những cánh rừng, là những đỉnh núi quanh năm mây phủ, đem đến khí hậu mát mẻ ở mức 23 độ C. Nếu như mùa xuân, Ngọc Chiến ngập trong sắc hoa anh đào, thì đến đầu hè, núi đồi sẽ phủ kín sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra (táo mèo). Vào mùa lúa chín, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những dải lụa vàng mênh mông chạy dọc chân trời. Đặc biệt, đến bản vùng cao Nậm Nghẹp, còn có thể săn mây và thăm khu rừng nguyên sinh với những gốc sơn tra và gốc chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Cổng chào vào các bản ở Ngọc Chiến đều là những tác phẩm nghệ thuật.
Ngọc Chiến còn được biết đến là vùng đất của những công trình với kiến trúc "xanh" độc đáo mà bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Đó là những ngôi nhà truyền thống mái lợp pơ mu, những chong chóng khổng lồ, chiếc cổng chào độc lạ, bức tường nhà kết bằng đá... Cán bộ và bà con Ngọc Chiến gọi đây là những công trình "0 đồng" - bởi xuất phát từ chủ trương của xã, nhưng kinh phí thực hiện 100% của nhân dân.
19 chiếc cổng chào của 15 bản ở Ngọc Chiến là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo hiếm thấy. Chúng được tạo nên từ những vật liệu bình dị, thân thuộc trong thiên nhiên và do nhân dân tự làm. Nếu như cổng chào của bản Chom Khâu được làm bằng gỗ, thì cổng chào ở bản Pú Dảnh lại có mái lợp ngói đỏ và dùng những viên sỏi cuội ở suối để gắn tên của bản; cổng chào bản Đông Xuông lại được viết bằng chữ phổ thông và chữ Thái... Ngoài việc để nhận diện bản, cổng chào còn là ranh giới giữa các bản, là niềm tự hào của bà con và trở thành điểm check-in thu hút du khách khi tới tham quan bản.
Ngọc Chiến còn có nhiều công trình "0 đồng" khác như: Bốn nhà thờ tâm linh, gồm: Nhà thờ cây Sa Mu nghìn năm tuổi, nhà thờ tổ Đon Hó của người Thái Trắng; Nhà thờ Xủ Công tâm linh bản Lướt, Nhà thờ cây đa Xí Tu bản Phày; khu chong chóng khổng lồ của Đoàn thanh niên; 15 sân vận động với diện tích từ 1.500m2 trở lên phục cụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ của nhân dân; hơn 2.200 cột điện thắp sáng ở tất cả các bản...
Một góc cánh đồng bản Lướt, xã Ngọc Chiến.
Sản vật riêng có ở Ngọc Chiến
Trong chuyến công tác ở Ngọc Chiến, chúng tôi được thưởng thức món cá nướng rất ngon và lạ miệng. Thịt cá mềm và thơm. Nhìn qua tưởng "cái rô, cái diếc" dưới xuôi. Hỏi đồng bào Thái ở đây mới biết, đó là "cá chép gù"- đặc sản riêng có ở Ngọc Chiến. Chị Hằng- Chủ homestay Pơ mu ở bản Lướt giới thiệu chắc nịch: Khách xa đến đây, nhất định phải thử một lần món cá chép gù nướng!
Dòng suối Chiến, nơi khởi đầu cho ra giống cá chép gù tự nhiên ở Ngọc Chiến.
Tối đó, bên chái nhà sàn, trong không khí se lạnh, chúng tôi đã có một buổi tối đáng nhớ, đó là thưởng thức món chép gù nướng, cùng vị rượu thơm ngâm từ những trái sơn tra cổ thụ 300-500 tuổi.
Chị Hằng cho biết, trước đây người dân đánh bắt cá chép gù trên dòng suối Chiến, sau thấy tiềm năng kinh tế nên đã phát triển các mô hình thủy sản. Sở dĩ có tên chép gù vì cá có phần lưng võng xuống. Mà chỉ duy nhất nơi đây nuôi được loại cá này. Thân mình dài và dày, xương cá rất mềm nên thực khách có thể ăn được cả xương mà không sợ hóc.
Cá chép gù có phần lưng rất độc đáo.
Một ngày ở Ngọc Chiến có đủ bốn mùa: Sáng xuân, trưa hạ, chiều thu, tối đông. Cánh đồng Mường Chiến uốn lượn theo con suối Chiến thơ mộng, bao bọc bởi những dãy núi cao trùng điệp. Trước khi phát triển mô hình đưa cá chép gù nuôi ở lòng hồ thủy điện Nậm Chiến, đồng bào Thái chủ yếu "trên cấy lúa, dưới nuôi cá".
Nếu như các nơi khác nông dân chỉ cấy lúa thuần túy thì ở Ngọc Chiến, ruộng lúa còn là nơi thả cá. Cấy lúa được một đến hai tuần, để nước xăm xắp khoảng 20cm rồi thả cá. Trung bình 1.000m 2 ruộng thả 3kg cá chép giống. Về nguồn thức ăn, trong thời gian ba tháng thả cá, người dân không phải đầu tư bất cứ loại thức ăn nào. Cá tự kiếm bèo, cỏ, rong, rêu, phù du, nhện, châu chấu... trên ruộng lúa để ăn. Không những thế, cá bơi, kiếm thức ăn còn có tác dụng sục bùn giúp cây lúa mau lớn, cá cũng tìm diệt các loại côn trùng gây hại cho cây lúa. Như vậy mô hình trên lúa dưới cá là làm một lần mà được nhiều tác dụng.
Những cọn nước lớn này luôn thu hút đông du khách đến check-in
Chép gù mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với cá chép thường. Đối với cá trọng lượng trên 1kg có giá 200 nghìn đồng/kg; cá to từ 4- 5kg phải nuôi 3-4 năm mới đạt trọng lượng như thế, còn nếu nuôi thả tự nhiên chỉ từ 300- 500gram được bán với giá 350-500 nghìn đồng/kg. Cá chép gù con càng nhỏ (dưới 1kg) ăn càng ngon, loại này muốn ăn phải đặt trước mới có.
Anh Nguyễn Ngọc Báu, du khách đến từ Phú Thọ chia sẻ: Đến với Ngọc Chiến, ngoài được tắm suối khoáng nóng, chúng tôi còn được thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương như xôi nếp tan, gà đen nướng... Đặc biệt, lần đầu tiên tôi được thưởng thức món cá chép gù thịt rất chắc, thơm, ngọt và xương cá mềm, chấm với chẩm chéo của đồng bào dân tộc Thái rất thơm ngon, hấp dẫn.
Ông Lường Văn Xiên- Giám đốc HTX Du lịch cộng đồng Ngọc Chiến cho biết: Tháng 7/2022, một số hộ trong xã đã liên kết thành lập HTX Thủy sản Ngọc Chiến với mục tiêu phát triển mô hình, tăng sản lượng cá chép gù nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Với tiềm năng hiện có, Ngọc Chiến đang xây dựng và phát triển 4 loại hình du lịch gồm: Du lịch cộng đồng; du lịch tắm khoáng nóng kết hợp với nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái, trải nghiệm; du lịch văn hóa và tâm linh. Đồng thời, triển khai kết nối các tuyến "Yên Bái - Mù Cang Chải - Ngọc Chiến"; "Sơn La - Mường La - Ngọc Chiến" và "Ngọc Chiến - Mù Cang Chải - Lai Châu - Sa Pa - Lào Cai - Hà Nội".
Sáng tạo trong cách giới thiệu các điểm du lịch ở bản làng xã Ngọc Chiến
"...Về xem cây cổ thụ nghìn tuổi/ Về xem nhà lợp gỗ pơ mu/... Về xem vườn hoa nở bốn mùa/ Về Mường Chiến nghe đàn tính tẩu/ Về nghe điệu hát Thái ngọt ngào... Ai thích du lịch về Ngọc Chiến/ Cứ tưởng thiên đường chốn Mường Tiên" lời ca trong trẻo của ái nữ người Thái âm vang giữa núi rừng, giữa tiếng thì thầm của dòng suối Chiến như mời gọi du khách thêm lần nữa trở lại.
Hoa sơn tra bung nở đẹp mê hoặc giữa núi rừng Tây Bắc Hoa sơn tra phủ trắng khắp các thung lũng, triền núi và ôm trọn các bản làng ở vùng cao Sơn La đã hút hồn du khách khi ghé thăm. Cứ mỗi độ tháng 3 về, khắp các rẻo cao Tây Bắc như Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái hay huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại được phủ trắng bởi thảm...