Đình trệ hoạt động đi lại trên tuyến đường bộ nhộn nhịp nhất nối Canada-Mỹ
Hoạt động vận tải trên tuyến đường bộ nhộn nhịp nhất nối Canada với Mỹ đã bị đình trệ trong ngày 8/2 sau khi các lái xe tải Canada chặn các làn đường để yêu cầu chính phủ nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19.
Xe chở hàng lưu thông tại khu vực cửa khẩu Detroit, Michigan (Mỹ), giáp giới với Windsor (Canada) ngày 18/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, Bộ trưởng An ninh công cộng của Canada, ông Marco Mendicino, cho biết ông đã liên lạc với Thị trưởng thành phố Windsor và các nhà lập pháp địa phương về sự việc này tại cầu Ambassador, nối Detroit, bang Michigan (Mỹ), với Windsor, bang Ontario (Canada). Ông cho biết chính quyền địa phương sẽ tiếp tục nỗ lực để sớm nối lại vận tải qua cầu Ambassador, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế.
Khoảng 60 nhóm doanh nghiệp và tổ chức tại Mỹ và Canada, trong đó có Phòng Thương mại Canada, đã kêu gọi chính quyền nhanh chóng giải quyết tình trạng này và các tài xế xe tải hành động có trách nhiệm để giảm thiểu tối đa thiệt hại kinh tế.
Ước tính, 75% lượng hàng hóa xuất khẩu của Canada có điểm đến là Mỹ và mỗi ngày có khoảng 40.000 lượt du khách và xe tải với tổng giá trị hàng hóa vận chuyển là khoảng 323 triệu USD/ngày đi qua cây cầu Ambassador. Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất xe Canada kêu gọi chấm dứt ngay việc phong tỏa, nhấn mạnh “sự chậm trễ kéo dài ở cầu Ambassador có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động sản xuất ô tô – vốn sử dụng hàng chục nghìn nhân công Canada”.
Những người lái xe đề nghị chính phủ bỏ quy định về tiêm chủng bắt buộc vaccine phòng COVID-19 khi tham gia giao thông xuyên biên giới. Họ đã bắt đầu phong tỏa các đường phố ở thủ đô Ottawa từ ngày 28/1. Kể từ đêm 6/2, cảnh sát Ottawa đã dần giành lại quyền kiểm soát, thu giữ hàng nghìn lít nhiên liệu và di dời một xe bồn chở dầu.
Hiện một số tỉnh của Canada đang bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến đại dịch COVID-19. Thủ hiến Quebec Francois Legault thông báo từ nay đến 14/3 sẽ mở cửa dần các văn phòng, doanh nghiệp, quán bar và các hoạt động xã hội, đồng thời dỡ bỏ hạn chế về số lượng khách mà một gia đình được phép đón tiếp. Trong khi đó, Tỉnh trưởng tỉnh Saskatchewan, Scott Moe cho biết yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc xét nghiệm COVID-19 đối với các doanh nghiệp, nơi làm việc và các địa điểm công cộng khác sẽ được dỡ bỏ vào ngày 14/2.
Bắt giữ nghi phạm tấn công mạng bằng mã độc đòi tiền chuộc tại Mỹ và Canada
Sau gần 2 năm phối hợp điều tra với cơ quan chức năng Mỹ, cảnh sát Canada ngày 7/12 thông báo đã bắt giữ một công dân nước này tình nghi liên quan đến các vụ tấn công mạng bằng mã độc đòi tiền chuộc tại hai nước.
Theo Sở cảnh sát tỉnh bang Ontario của Canada, đối tượng bị bắt giữ là Matthew Philbert, 31 tuổi, liên quan nhiều vụ tấn công bằng mã độc đòi tiền chuộc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và cá nhân ở Canada cũng như các vụ tấn công mạng tại Mỹ. Đối tượng bị cáo buộc các tội danh gian lận, tiếp cận trái phép các hệ thống máy tính.
Tại Mỹ, đối tượng bị cáo buộc các tội danh gian lận và âm mưu lừa đảo.
Philbert bị bắt giữ sau 23 tháng điều tra phối hợp giữa cảnh sát Canada và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Đầu năm 2020, FBI đã liên hệ với cảnh sát Canada đề nghị giúp đỡ điều tra các vụ tấn công mạng bằng mã độc.
Trong một báo cáo công bố ngày 6/12, Cơ quan an ninh viễn thông (CSE) của Canada cho biết số vụ tấn công mạng bằng mã độc đòi tiền chuộc trên toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng tới 151% so với năm 2020 và tin tặc ngày càng trở nên táo tợn. Theo CSE, trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến ngày 16/11/2021, cơ quan này đã ghi nhận 235 vụ tấn công bằng mã độc đòi tiền chuộc tại Canada. Hơn 50% số nạn nhân là các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng.
Năm 2021, chi phí trung bình khắc phục hậu quả của mỗi vụ tấn công này trên phạm vi toàn cầu tăng hơn gấp đôi lên 2,3 triệu CAD (1,8 triệu USD).
Canada giải cứu 39 thợ mỏ đang bị mắc kẹt dưới lòng đất Chủ sở hữu mỏ Totten tại thành phố Subdury, tỉnh bang Ontario (Canada) ngày 27/9 cho biết 39 thợ mỏ đã bị mắc kẹt dưới lòng đất trong ít nhất 24 giờ sau khi một hệ thống vận chuyển ra vào của mỏ này bị hỏng, dẫn đến lối ra chính bị bịt lại. Tuy nhiên, theo đại diện của chủ mỏ trên,...