Dinh thự xa hoa của tổng thống và nỗi khốn khổ của người dân Sri Lanka

Theo dõi VGT trên

Mỗi ngày trôi qua, người dân Sri Lanka càng thêm khốn khổ. Đa số họ ăn không đủ no, không có xăng để di chuyển, không đủ thuốc men để chữa bệnh.

Khi những người biểu tình xông vào dinh thự tổng thống hôm 10/7, họ chứng kiến một cảnh tượng choáng ngợp. Hồ bơi rộng. Những món nội thất xa xỉ. Phòng tập thể dục riêng. Đó dường như là một thế giới khác so với cuộc sống mà những người biểu tình phải chịu đựng những tháng qua.

Ở bên ngoài dinh thư, trong các con phố trên khắp Sri Lanka, những chiếc xe tuk-tuk xếp hàng dài chờ đổ xăng trông như những con trăn kim loại khổng lồ.

Những tài xế buộc phải dành nhiều ngày xếp hàng để có thể tiếp tục chạy xe. Với bình chứa xăng 8 lít, một chiếc xe tuk-tuk chỉ có thể chạy trong khoảng 48 giờ. Sau đó, những tài xế lại tiếp tục gia nhập vào đoàn người chờ mua xăng. Họ còn mang theo chăn gối, quần áo và nước để sinh hoạt trên xe.

Nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu từng mang đồ ăn và nước ngọt đến cho những người xếp hàng trong khu phố của họ. Nhưng gần đây, họ hiếm khi làm vậy, bởi chi phí thực phẩm, gas, điện, quần áo và phương tiện đi lại đã tăng vọt khi giá trị của đồng rupee giảm mạnh.

Nền kinh tế Sri Lanka đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng, lạm phát tăng cao kỷ lục lên gần 60% và chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Đa số người dân không mua được đủ đồ ăn, không thể mua thuố.c chữa bệnh, tr.ẻ e.m thì không được đến trường.

Theo BBC, đây là một cuộc khủng hoảng xảy ra ở mọi cấp độ, từ kinh tế vĩ mô đến cấp độ phân tử.

Tổng thống Gotabaya Rajapaksa ngày 9/7 đã chấp nhận từ chức trước sức ép từ các cuộc biểu tình.

Dinh thự xa hoa của tổng thống và nỗi khốn khổ của người dân Sri Lanka - Hình 1

Những hàng dài xe tuk-tuk chờ đổ xăng đã trở thành cảnh tượng quen thuộc ở Sri Lanka trong nhiều tháng qua. Ảnh: BBC.

Những bữa ăn thiếu dinh dưỡng

Trong các khu phố của tầng lớp lao động, các gia đình quây quần bên bếp lửa củi để chuẩn bị những bữa ăn đơn giản chỉ với cơm và cùi dừa khô (món dừa sambol).

Ngay cả món súp dhal, một món ăn cơ bản trong chế độ ăn của người Nam Á giờ đây cũng trở nên xa xỉ đối với người lao động Sri Lanka.

Các món thịt lại càng nằm ngoài tầm với của họ khi giá thịt đã tăng gấp 3 lần.

Cá tươi từng rất dồi dào với giá cả phải chăng. Nhưng giờ đây, tàu thuyền không thể ra khơi vì không có dầu diesel. Những ngư dân có thể ra khơi thì bán cá với mức giá cao ngất ngưởng cho các khách sạn và nhà hàng, nằm ngoài khả năng chi trả của hầu hết mọi người.

Đa số tr.ẻ e.m Sri Lanka hiện nay buộc phải ăn theo chế độ hầu như không có protein. Sữa bột, hầu hết là hàng nhập khẩu, hầu như không xuất hiện trên các kệ hàng trong nhiều tháng.

Video đang HOT

Liên Hợp Quốc mới đây đã cảnh báo về tình trạng suy dinh dưỡng và một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đất nước này.

Dinh thự xa hoa của tổng thống và nỗi khốn khổ của người dân Sri Lanka - Hình 2

Nhiều người Sri Lanka chuyển sang dùng củi thay cho gas giữa lúc nước này thiếu hụt nhiên liệu trầm trọng. Ảnh: BBC.

Cạn kiệt nhiên liệu

Do thiếu hụt ngoại hối nghiêm trọng, Sri Lanka không thể nhập khẩu nhiên liệu. Nguồn cung xăng dầu vốn đã khan hiếm trên quốc đảo này hiện nay hầu như cạn kiệt.

Trên thị trường chợ đen, nhiên liệu được bán với giá cao ngất ngưởng.

Các trường học hiện phải đóng cửa để tiết kiệm nhiên liệu. Học sinh và sinh viên phải học trực tuyến đến năm thứ 3 liên tiếp.

Không đủ tiề.n mua xăng, nhiều người lao động Sri Lanka đã cố gắng mua xe đạp để đi làm, nhưng tỷ giá hối đoái hiện nay khiến họ nhận ra ngay cả phương tiện di chuyển này cũng đã vượt quá tầm với của họ.

Những người may mắn mua được vé tàu xe thì thường phải di chuyển trên những chiếc xe buýt và tàu hỏa với lượng hành khách đông nghịt.

Trên những đoàn tàu, những người đàn ông trẻ tuổ.i bám víu vào thành tàu mặc nguy hiểm, trong khi đám đông ở bên trong toa thì chen chúc đến ngạt thở.

Dinh thự xa hoa của tổng thống và nỗi khốn khổ của người dân Sri Lanka - Hình 3

Những đoàn tàu ngày càng trở nên đông đúc. Nhiều người phải bám víu vào thành tàu. Ảnh: BBC.

Ngành y tế hết thuố.c

Ngành y tế Sri Lanka đã không còn đủ khả năng để cung cấp nhiều loại thuố.c.

Tại thành phố Anuradhapura, một thanh niên 16 tuổ.i bị rắn cắn đã chế.t sau khi cha anh tuyệ.t vọn.g chạy từ hiệu thuố.c này sang hiệu thuố.c khác để tìm kiếm loại thuố.c chống nọc độc mà bệnh viện công đã hết.

Hồi tháng 5, một đứ.a tr.ẻ 2 ngày tuổ.i bị vàng da đã qua đời sau khi cha mẹ em không thể tìm thấy một chiếc xích lô để đưa em đến bệnh viện.

Ngọn lửa phẫn nộ

Ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng chính sự co.i thườn.g của giới tinh hoa chính trị và tài chính đối với thường dân đã khiến đất nước lâm vào cảnh khốn cùng. Giờ đây, chính tầng lớp trung lưu và lao động là những người đang phải hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ này.

Đợt cắt điện tồi tệ hồi tháng 3 đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình lan rộng ở thủ đô Colombo. Khoảng thời gian đó, những đợt cắt điện kéo dài 13 giờ mỗi ngày đã khiến người dân Sri Lanka kiệt quệ trong những tuần nóng nhất trong năm.

Sự mệt mỏi đã làm bùng lên ngọn lửa phẫn nộ. Một đám đông hàng nghìn người đã đổ về vùng ngoại ô phía đông Colombo và biểu tình trước dinh thự của tổng thống.

Dinh thự xa hoa của tổng thống và nỗi khốn khổ của người dân Sri Lanka - Hình 4

Ngày 9/7, hàng nghìn người biểu tình vượt rào chắn của cảnh sát và xông vào dinh thự của tổng thống Sri Lanka ở thủ đô Colombo nhằm gây sức ép, yêu cầu nhà lãnh đạo từ chức. Ảnh: Reuters.

Trên mạng xã hội, các chính trị gia tỏ ra cảm thông. Họ đăng tải những bức ảnh về tình cảnh khó khăn của người dân và kêu gọi sự thay đổi.

Nhưng làm vậy chẳng khác nào thêm dầu vào lửa. Người dân cho rằng chính các chính trị gia là những người đẩy đất nước và nhân dân vào tình cảnh này.

Vậy mà giờ đây, cũng chính những nhà lãnh đạo bị cáo buộc đẩy Sri Lanka xuống vực thẳm khủng hoảng khẳng định chỉ có họ mới có thể vực dậy hòn đảo này.

Trên thực tế, các chính sách mà họ đưa ra đã vấp phải nhiều chỉ trích gay gắt.

Chẳng hạn, họ kêu gọi người dân ra nước ngoài làm người giúp việc, tài xế và thợ máy ở Trung Đông, với hy vọng lực lượng xuất khẩu lao động sẽ gửi thu nhập về nước.

Tuy nhiên, điều này có thể sẽ chỉ làm tăng thêm sự khốn khổ cho tầng lớp công dân dễ bị tổn thương nhất của Sri Lanka. Bởi lẽ, những người Sri Lanka nghèo không có hy vọng tìm được việc làm tại địa phương, buộc phải rời bỏ gia đình để đến các quốc gia khác sẽ nhận được rất ít sự bảo hộ ở nước ngoài.

Nguồn cơn dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn nghiêm trọng tại Sri Lanka

Đây là một trong những đợt biểu tình lớn nhất tại Sri Lanka trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đẩy hàng triệu người dân vào tình cảnh lao đao, khốn cùng suốt nhiều tháng qua.

Ngày 9/7, hàng nghìn người biểu tình tràn ra các con phố ở thủ đô Sri Lanka, xông vào phủ tổng thống, đố.t ph.á dinh thủ tướng nhằm bày tỏ sự giận dữ trước các biện pháp ứng phó khủng hoảng kinh tế của chính phủ. Trước sự phản đối mạnh mẽ của đám đông người biểu tình, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe của Sri Lanka đã quyết định từ chức.

Nguồn cơn dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn nghiêm trọng tại Sri Lanka - Hình 1

Đụng độ xảy ra trên đường phố Sri Lanka. Ảnh: Reuters

"Xếp hàng dài chờ đội mỗi ngày"

Sri Lanka đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ qua, sau khi dự trữ ngoại hối của nước này giảm xuống mức thấp kỷ lục. Sự cạn kiệt đồng USD khiến Sri Lanka không có đủ nguồn lực để trả cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như thực phẩm, thuố.c men và nhiên liệu. Thời gian gần đây, chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để ứng phó với cuộc khủng hoảng, trong đó có biện pháp cho phép công nhân tại khu vực công làm việc 4 ngày một tuần để họ có thời gian trồng trọt, làm nông nghiệp. Tuy nhiên, những biện pháp này đạt rất ít hiệu quả trong việc giảm bớt những khó khăn mà nhiều người đang phải đối mặt.

Tại một số thành phố lớn, trong đó có thủ đô Colombo, hàng trăm người phải xếp hàng dài dưới tiết trời nắng nóng để mua nhiên liệu. Cảnh sát và quân đội đã được triển khai đến những khu vực này để đảm bảo an ninh trật tự. Nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì không có nhiên liệu chạy tủ lạnh, điều hòa không khí hoặc quạt. Các chuyến tàu giảm tần suất hoạt động, khiến du khách phải chen chúc trong các toa tàu. Một số người thậm chí phải leo lên nóc tàu. Bệnh nhân không thể đến bệnh viện do thiếu nhiên liệu và giá thực phẩm tăng cao. Gạo, một mặt hàng chủ lực ở quốc gia Nam Á, đã dần vắng bóng trên các kệ hàng ở nhiều cửa hàng và siêu thị.

Thủ tướng Wickremesinghe đã đổ lỗi cho chính phủ tiề.n nhiệm về những vấn đề mà đất nước đang phải đối mặt trong một bài phát biểu vào tháng vừa qua: "Không dễ để vực dậy một quốc gia có nền kinh tế sụp đổ hoàn toàn, đặc biệt là một quốc gia có dự trữ ngoại hối thấp một cách nguy hiểm. Nếu chính phủ tiề.n nhiệm thực hiện một số bước đi ngay từ đầu để làm chậm lại sự sụp đổ của nền kinh tế thì chúng tôi sẽ không phải đối mặt với tình huống khó khăn này ngày hôm nay".

Sri Lanka phụ thuộc chủ yếu vào nước láng giềng Ấn Độ để duy trì hoạt động. Quốc gia này đã nhận 4 tỷ USD hỗ trợ tài chính từ New Delhi, nhưng ông Wickremesinghe cho rằng số tiề.n này là không đủ và trong thời gian tới, Sri Lanka phải nỗ lực đạt được một thỏa thuận với Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF). "Đây là lựa chọn duy nhất của chúng tôi. Mục đích của chúng tôi là tổ chức các cuộc thảo luận với IMF để nhận được khoản hỗ trợ tín dụng bổ sung".

Theo nhiều chuyên gia, cuộc biểu tình ngày 9/7 đán.h dấu sự bùng nổ của một cơn thịnh nộ đã nhen nhóm trong lòng Sri Lanka suốt nhiều tháng qua. Lệnh giới nhiêm do cảnh sát áp dụng trước đó đã được dỡ bỏ. Một số chính trị gia và Hiệp hội Hiệp hội Luật sư ở Sri Lanka gọi lệnh giới nghiêm là "bất hợp pháp", nói rằng không có căn cứ để áp đặt lệnh này.

Trong thời gian qua, việc phải xếp hàng chờ đợi dường như đã trở thành một thông lệ mới trong cuộc sống của người dân Sri Lanka. Họ phải chờ hàng giờ đồng hồ chỉ để mua được những hàng hóa cơ bản nhất. "Cuộc sống hàng ngày của chúng tôi giờ dừng ở việc xếp hàng chờ đợi. Nếu muốn mua sữa bột, chúng tôi phải xếp hàng. Nếu muốn mua thuố.c, chúng tôi cũng phải xếp hàng", bà Malkanthi Silva, 53 tuổ.i cho biết. Theo giới phân tích, tình hình hiện nay tại Sri Lanka là hậu quả của cuộc khủng hoảng kéo dài suốt nhiều năm qua. "30% là không may mắn, 70% là quản lý yếu kém", Chủ tịch Murtaza Jafferjee của Viện tư vấn chính sách Advocata (trụ sở tại Sri Lanka) nhận định.

Sai lầm nối tiếp sai lầm

Ông Jafferjee lưu ý, trong một thập kỷ qua, chính phủ Sri Lanka đã vay những khoản tiề.n khổng lồ từ các tổ chức cho vay nước ngoài và mở rộng dịch vụ công. Trong bối cảnh các khoản vay của chính phủ gia tăng, thì nền kinh tế liên tiếp phải hứng chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt làm giảm sản lượng nông nghiệp trong năm 2016, 2017, tiếp theo là cuộc khủng hoảng hiến pháp năm 2018 và vụ đán.h bom đẫm má.u trong lễ Phục sinh vào năm 2019.

Năm 2019, Tổng thống Rajapaksa đã cắt giảm thuế trong nỗ lực kích thích nền kinh tế. "Họ đã chẩn đoán sai vấn đề và cảm thấy rằng họ phải đưa ra một biện pháp kích thích tài chính thông qua việc cắt giảm thuế", nhà phân tích Jafferjee nhấn mạnh.

Vào năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào du lịch của Sri Lanka phải ngừng hoạt động khi quốc gia này đóng cửa biên giới và áp đặt các lệnh phong tỏa và giới nghiêm. Ảnh hưởng của đại dịch, chi tiêu chính phủ ở mức cao cùng quyết định cắt giảm thuế đã khiến ngân sách chính phủ bị thâm hụt nghiêm trọng.

Ông Shanta Devarajan, Giáo sư nghiên cứu về phát triển quốc tế tại Đại học Georgetown và là cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cho rằng, việc cắt giảm thuế và tình hình kinh tế bất ổn ở Sri Lanka đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của nước này, khiến các cơ quan xếp hạng phải hạ xếp hạng tín nhiệm của Sri Lanka. Điều đó đồng nghĩa với việc Sri Lanka mất quyền tiếp cận với các thị trường nước ngoài.

Nguồn cơn dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn nghiêm trọng tại Sri Lanka - Hình 2

Cảnh sát Sri Lanka sử dụng hơi cay và vòi rồng để ngăn đoàn người biểu tình tại dinh Tổng thống ngày 8/7. Ảnh: Reuters

Sri Lanka đã phải sử dụng một lượng lớn ngoại hối dự trữ để trả nợ công, dẫn tới giảm dự trữ ngoại tệ từ 6,9 tỷ USD năm 2018 xuống còn 2,2 tỷ USD trong năm nay, theo báo cáo của IMF. Cuộc khủng hoảng tiề.n tệ đã ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác. Vào tháng 2/2022, Sri Lanka đã áp dụng các biện pháp cắt giảm điện năng để đối phó với cuộc khủng hoảng nhiên liệu khiến giá cả tăng vọt, ngay cả trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Chính phủ nước này cũng thả nổi đồng nội tệ, khiến đồng rupee của Sri Lanka lao dốc thảm hại so với đồng USD. Ông Jafferjee đã mô tả các động thái của chính phủ Sri Lanka là một "chuỗi sai lầm nối tiếp sai lầm".

Lạm phát tại Sri Lanka đã tăng vọt lên mức kỷ lục 54,6% vào tháng 6 và dự kiến sẽ tăng lên đến 70% trong những tháng tới, khiến khó khăn với người dân nước này ngày càng thêm chất chồng. Khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng.

Nhà phân tích chính trị Kusal Perera nhận định "Đây là một tình huống nguy hiểm. Nếu quá trình chuyển tiếp trong chính phủ không được thực hiện thì việc tổng thống và thủ tướng từ chức sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực có thể nguy hiểm. Chủ tịch quốc hội có thể chỉ định một chính phủ đa đảng mới nhưng liệu những người biểu tình có chấp nhận chính phủ này hay không".

Chưa kể, bất ổn chính trị có thể làm suy yếu các cuộc đàm phán của Sri Lanka với Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế khi nước này tìm kiếm khoản cứu trợ 3 tỷ USD, tái cơ cấu một số khoản nợ nước ngoài và huy động vốn từ các nguồn đa phương và song phương để giảm bớt tình trạng cạn kiệt dự trữ đồng USD./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Vụ cháy xe buýt tại Thái Lan: Người điều hành xe buýt bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người
11:10:53 05/10/2024
FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp
22:04:04 04/10/2024
'Cặp đấu' Harris-Trump tất bật tại các bang chiến trường trong chặng nước rút trước Ngày Bầu cử
17:40:18 05/10/2024
Căng thẳng tại Trung Đông: IMF cảnh báo nguy cơ lớn đối với kinh tế toàn cầu
21:22:36 04/10/2024
Kế hoạch hai mũi nhọn của Tổng thống Biden nhằm bảo vệ Ukraine khi hết nhiệm kỳ
20:29:14 05/10/2024
Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ lại tiến hành các vụ thử hạt nhân
19:57:05 05/10/2024
Shinkansen - Tuyến tàu điện cao tốc Nhật Bản làm thay đổi ngành đường sắt thế giới
16:20:13 04/10/2024

Tin đang nóng

Nhắn tin hỏi học sinh "không đi học thêm thật hả", cô giáo ở TP.HCM phải viết tường trình, hé lộ nội dung
10:52:18 06/10/2024
Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
Đêm tân hôn, nhìn thấy mẩu giấy trong phòng bì mừng cưới ở đầu gường, tôi nổi giận bỏ về nhà ngay lập tức
07:51:55 06/10/2024
Cuộc sống của mỹ nhân đình đám sau khi bị gán mác "máy đẻ" cho giới thượng lưu giờ ra sao?
08:25:56 06/10/2024
Đêm trước ngày tái hôn chồng cũ bất ngờ tìm đến nhà, anh đưa cho tôi 2 món đồ nhìn thấy hiện vật mà tim tôi đau xé
08:22:55 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Anh chồng đòi chia tài sản, tôi lấy ra một hộp quà cũ đưa anh thì anh ôm mặt khóc, từ bỏ không đòi nhà nữa
07:37:29 06/10/2024
Miss Cosmo 2024: Indonesia đăng quang không bàn cãi, Việt Nam băng băng top 5
08:09:01 06/10/2024

Tin mới nhất

Sắc màu lễ hội khinh khí cầu Albuquerque

12:37:03 06/10/2024
Những điểm đáng chú ý của lễ hội khinh khí cầu Albuquerque có thể kể đến như hoạt động cất cánh tập thể của hàng trăm khinh khí cầu, hay khinh khí cầu thắp sáng trên không trung vào buổi tối.

Pháo hoa rực rỡ trời đêm Seoul

12:32:30 06/10/2024
Để đảm bảo an toàn, Thủ tướng Hàn Quốc đã chỉ đạo cảnh sát, dịch vụ khẩn cấp và các đơn vị y tế cảnh giác cao độ, tập trung kiểm soát đám đông và yêu cầu người xem hợp tác để đảm bảo trật tự.

Lễ hội ánh sáng đầy màu sắc tại Berlin, Đức

12:22:03 06/10/2024
Cũng tại Lễ hội ánh sáng Berlin năm nay, lần đầu tiên những hình ảnh về người vô gia cư sẽ được trình chiếu. Ban tổ chức cho biết những hình ảnh này nhằm thu hút sự chú ý đến tình trạng khó khăn của những người vô gia cư ở Berlin.

Iran theo đuổi ngừng bắ.n ở Liban và Dải Gaza

12:20:15 06/10/2024
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Iran khẳng định Tehran sẽ có phản ứng phù hợp và thậm chí là mạnh hơn nếu Israel có động thái đáp trả nước Cộng hòa Hồi giáo.

Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc

05:53:42 06/10/2024
Từ kinh nghiệm đau thương đó, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản, đầu tư vào các nhà sản xuất và chế biến thay thế, tăng cường tích trữ và thúc đẩy các giải pháp công nghệ thay thế.

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

80 cảnh sát Pakistan bị thương trong đụng độ với người biểu tình

21:37:45 05/10/2024
Những người biểu tình có kế hoạch tập trung tại khu vực đỏ của thủ đô Islamabad, nơi có tòa nhà Quốc hội và nhiều đại sứ quán, bất chấp lệnh cấm tụ tập, nhằm gây sức ép đòi trả tự do cho ông Khan.

Phát huy sức trẻ Việt Nam tại Australia

21:35:36 05/10/2024
Tham tán Công sứ hy vọng SVAU sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, khát vọng, sáng tạo, kết nối các cộng đồng sinh viên quốc tế, kết nối với các thế hệ trẻ tiếp theo để xây dựng lực lượng kế cận, phát huy các thành tích đã đạt được của hội.

G7 thông qua kế hoạch trấn áp nạn buôn người

21:32:45 05/10/2024
Trong tuyên bố chung, các nước G7 kêu gọi thành lập các đơn vị thực thi pháp luật chuyên về các tội phạm và điều tra liên quan đến buôn lậu người di cư và buôn bá.n ngườ.i nếu các nước chưa có sẵn các đơn vị này.

Cảnh báo mùa đông lạnh hơn bình thường sẽ ảnh hưởng tới dân du mục Mông Cổ

21:06:41 05/10/2024
Mùa đông năm 2023, Mông Cổ đã phải đối mặt với điều kiện mùa đông khắc nghiệt được gọi là dzud , kèm theo lượng tuyết rơi kỷ lục kể từ năm 1975. Khoảng 90% lãnh thổ bị tuyết phủ dày tới 100cm.

Thái Lan: Nước sông dâng cao kỷ lục, Chiang Mai tiếp tục hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng

21:03:40 05/10/2024
Công viên voi tự nhiên là trung tâm cứu hộ và bảo tồn voi tại vùng nông thôn của Chiang Mai. Kể từ khi thành lập vào những năm 1990, khu bảo tồn này đã giải cứu được hơn 200 con voi khỏi ngành du lịch và khai thác gỗ.

Quân đội Israel yêu cầu người dân ở trung tâm Gaza sơ tán

20:27:46 05/10/2024
Lệnh sơ tán của IDF có kèm theo bản đồ liệt kê các khu nhà cần sơ tán, theo đó, người dân Palestine sống ở các khu vực gần Hành lang Netzarim ở trung tâm Gaza đã được cảnh báo phải di dời.

Có thể bạn quan tâm

TLBB2 VNG: Sở hữu "pet" cực xịn với tính năng Kế Thừa Trân Thú trong Phiên bản mới Tinh Túc Xà Ảnh

Mọt game

12:39:33 06/10/2024
Kế Thừa Thần Thú, Khu Sinh Sản Trân Thú là hai tính năng liên quan đến pet được đông đảo cộng đồng game thủ mong chờ trong Phiên bản mới Tinh Túc Xà Ảnh.

Trò chơi có nhiều tư thế nhạy cảm gây tranh cãi tại Đảo Thiên Đường

Tv show

12:36:49 06/10/2024
Nhiều khán giả cho rằng trò chơi này vượt qua giới hạn của sự thoải mái và có thể gây hiểu lầm về mối quan hệ giữa các cặp

Phản ứng khó lường của Pháo khi người yêu cũ có người yêu mới

Netizen

12:30:07 06/10/2024
Mới đây, rapper Tez (Nguyễn Đình Dương, SN 2001) gây bất ngờ khi đăng clip công khai người yêu mới tên Kim Chi. Theo đó, cả hai đu trend nhảy TikTok thể hiện sự ăn ý và kết thúc bằng màn khóa môi đầy ngọt ngào.

Bỏ quy định người dân được giám sát CSGT bằng máy ghi âm, ghi hình

Tin nổi bật

12:20:01 06/10/2024
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 46/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019, quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Gần 150 chiến sĩ truy bắt đối tượng ché.m một trưởng công an xã ở Yên Bái

Pháp luật

12:08:19 06/10/2024
Gần 150 cán bộ công an ở Yên Bái được huy động để truy bắt 2 đối tượng dùng hun.g kh.í tấn công Trưởng Công an xã Tân Hương (huyện Yên Bình).

Rating Love Next Door lại giảm, biên kịch bế tắc quá rồi!

Phim châu á

11:58:13 06/10/2024
Dựa trên thống kê của Nielsen Korea, tập 15 đã đạt mức rating trung bình là 7.0% đối với khu vực Seoul và 6.1% trên toàn quốc, giảm 1% so với tập 14 trước đó.

Vũ Luân hát về tình cha, gợi nhớ đến cố NS Vũ Linh, dân tình tranh cãi

Sao việt

11:50:10 06/10/2024
Mới đây Vũ Luân đã chia sẻ đoạn clip ghi lại màn trình diễn trên sân khấu, đồng thời viết lời đề dẫn: Vũ Luân rưng rưng nước mắt khi hát ca khúc Tình phụ tử . Khi hát, nam nghệ sĩ nhiều lần xúc động.

Miss Cosmo Nhật Bản khoe chân dài, da nâu trong thiết kế của Lê Ngọc Lâm

Thời trang

11:31:53 06/10/2024
Miss Cosmo Nhật Bản Chika Mizuno tỏa sáng tại phần thi trình diễn trang phục dạ hội nhờ bộ đầm cắt xẻ của Lê Ngọc Lâm.

Trời sang thu, 3 con giáp này có tài lộc bất ngờ, công danh rộng mở nhưng cần lưu ý một điều

Trắc nghiệm

11:27:34 06/10/2024
3 con giáp này trong tháng 10 gặt hái được nhiều thành quả. 15 ngày tới, 3 con giáp này bứt phá ngoạn mục: Tài lộc hanh thông, phúc lành đầy nhà, sự nghiệp

Cộng đồng Liên Quân đang "ngất ngây" trước màn hoá thân tuyệt đẹp của nữ coser "2k5"

Cosplay

11:17:37 06/10/2024
Có thể khẳng định, các coser Việt Nam đang ngày càng chăm chút, đầu tư tỉ mỉ vào những lần hoá thân của họ để khiến người xem ưng ý.

Dàn mỹ nhân Việt Nam và quốc tế mặc xuyên thấu trên thảm đỏ Miss Cosmo 2024

Phong cách sao

11:14:55 06/10/2024
Các người đẹp xuất hiện với những bộ cánh lộng lẫy, gợi cảm, thu hút mọi ánh nhìn tại thảm đỏ chung kết Miss Cosmo 2024.