Dinh Thống Nhất, kiến trúc độc đáo của người Việt
Được sáng tạo bởi bàn tay và ý tưởng của người Việt, Dinh Thống Nhất đã trở thành một trong những biểu tượng của TP HCM và là điểm đến yêu thích của nhiều du khách mỗi khi đặt chân đến thành phố này.
Dinh Thống Nhất hay Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Sài Gòn. Năm 2009, Dinh Thống Nhất được định xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước. Đây là một trong những địa chỉ tham quan thú vị của TP HCM, hàng ngày đón tiếp hàng ngàn lượt khách tham quan. Ngoài ra, dinh còn là nơi đón tiếp các vị khách cấp quốc gia.
Tổng thể công trình Dinh Thống Nhất.
Công trình dinh được thiết kế bởi Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải thưởng Khôi Nguyên La Mã về thể loại kiến trúc. Ông đã kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại và kiến trúc truyền thống phương Đông vào công trình.
Khởi công ngày 1/7/1962, khánh thành ngày 31/10/1966, Dinh Thống nhất được xây trên nền của Dinh Toàn quyền Đông Dương (còn gọi là Dinh Norodom do người Pháp thiết kế vào năm 1868). Công trình được xây dựng trong khuôn viên rộng 12 ha, diện tích sử dụng là 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm. Dinh có khoảng 100 phòng được trang trí theo phong cách khác nhau tùy vào công năng sử dụng.
Phía trước Dinh là những thảm cỏ xanh non hình oval, chính giữa là đài phun nước, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho khối công trình và màu xanh của cỏ tạo ra một cảm giác sảng khoái êm dịu cho du khách ngay khi bước vào cổng chính. Điểm nhấn độc đáo này luôn được du khách làm vài tấm ảnh lưu niệm để lấy toàn bộ khối dinh đằng sau. Bước qua thảm cỏ là hồ nước hình bán nguyệt chạy dài theo mặt trước của đại sảnh. Trong hồ được trồng hoa súng, hoa sen gợi nên hình ảnh yên ả, tĩnh lặng như ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Thảm cỏ và đài nước ở trước Dinh.
Khi thiết kế, kiến trúc sư muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự trang trí, xếp đặt về mặt tổng thể từ nội thất cho đến tiền diện bên ngoài đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, văn hóa phương Đông và cá tính của dân tộc Việt. Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được tô điểm thêm bởi những bức phù điêu và bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao trọn mặt tiền lầu hai.
Mỗi bức phù điêu là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, vừa có tác dụng trang trí vừa để nối liền các cửa sổ phía trên và phía dưới tạo thành một khối làm tăng vẻ đẹp bên ngoài. Các bức rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm vật trang trí để tăng vẻ đẹp, những bức hoa đá còn có chức năng đón nhận và che khuất ánh sáng cùng với gió trời tự nhiên một cách hợp lý hài hòa.
Bên trái là hai bức phù điêu và bên phải là những bức rèm hoa đá tăng thêm vẻ đẹp cho Dinh.
Bước vào bên trong Dinh ta sẽ thấy tất cả các đường nét kiến trúc đều được phân phối một cách hợp lý, hài hòa. Trong mỗi phòng đều trưng bày các bức tranh về non sông, đất nước, con người Việt Nam hay các sự kiện lịch sử nổi tiếng của cha ông như bức “Việt Nam Quốc tổ”, “Cẩm tú sơn hà”, “Vua Trần Nhân Tông dạo chơi” hay bức sơn mài “Bình Ngô Đại Cáo”. Mỗi bức tranh, mỗi vật dụng trang trí đều có ý nghĩa nhất định và làm tăng thêm vẻ đẹp thanh tao, trang nhã cho toàn bộ khối công trình.
Ngoài những giá trị mang tính lịch sử, Dinh Thống Nhất luôn là điểm tham quan thú vị của nhiều du khách trong và ngoài nước, đến đây du khách sẽ được dạo chơi trong một khuôn viên đầy ắp những mảng xanh mát lành, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu thêm những giá trị lịch sử của dinh trong thời kỳ trước và sau 1975. Ngoài ra du khách còn có thể mua thêm những món quà xinh xắn được khắc họa thông qua kiểu dáng, kiến trúc của dinh.
Video đang HOT
Phòng Đại yến, nơi tổ chức các cuộc chiêu đãi của tổng thống chính quyền trước năm 1975.
Phòng Nội các, diễn ra các cuộc họp quan trọng.
Phòng khách của tổng thống.
Phòng khách của Phó tổng thống.
Phòng Trình Quốc thư.
Phòng ngủ của tổng thống.
Phòng xem phim.
Phòng giải trí của gia đình tổng thống.
Bức tranh “Hai Nàng Kiều” được trang trí ở sảnh tầng 3.
Phòng làm việc của tổng thống, ở sau bàn làm việc là bức tranh “Cầu Tri Thủy” ở cảng biển Ninh Chử.
Cặp ngà voi được xem là lớn nhất ở Việt Nam ở phòng khách của tổng thống.
Cầu thang được thiết kế độc đáo trong công trình dinh.
Theo VNE
Nghệ thuật từ rau, củ, quả trên đường hoa Nguyễn Huệ
Con bướm khổng lồ, mô hình chợ Bến Thành, đàn ngựa đang tung vó... là những tác phẩm nghệ thuật được làm từ nhiều loại trái cây ở đường hoa Nguyên Huệ năm nay.
Hoa luôn là chất liệu chính và là yếu tố thu hút sự chú ý của du khách tham quan đường hoa Nguyễn Huệ trong suốt hơn chục năm qua. Bên cạnh gần 100 nghìn chậu hoa, nét mới của đường hoa Nguyễn Huệ Giáp Ngọ là khu vực trưng bày dành riêng những tác phẩm nghệ thuật rau, củ, quả cho du khách thưởng lãm.
Đây là một "hạng mục" nhỏ nằm trong tổng thể Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay, với chủ đề "TP HCM - Thành phố tôi yêu" nhằm chuyển tải những thông điệp về một thành phố năng động, sáng tạo. Trong ảnh là tác phẩm "thành phố tiến lên" được thực hiện bằng các loại đậu, mè và rau cũ quả.
Tác phẩm "Hoa mai" được làm từ nhiều loại trái cây, hoa và cũ quả.
Mô hình chợ Bến Thành - biểu tượng của TP HCM với tên "Thành phố phồn hoa" được làm từ các loại đầu và mè.
Tác phẩm "Bướm xuân" được làm từ nhiều loại quả như cà rốt, ớt, củ cải trắng...
Một ngôi nhà được làm từ các loại rau, củ quả.
Tác phẩm "Vó ngựa lên non" được thực hiện bằng các loại rau, củ, quả.
Mô hình nhà hát thành phố cũng đươc làm từ các loại rau củ quả.
Tác phẩm "Nghinh xuân" được làm từ các loại đậu đỏ, trắng, xanh và củ quả.
Một bức tranh được làm từ các loại đậu và ớt.
Hình ảnh Nhà thờ Đức Bà được vẽ trên vỏ quả dưa hấu.
Theo thegioisacdep
Những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng Sài Gòn Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm... là những công trình kiến trúc đặc sắc hàng trăm tuổi và được xem là các biểu tượng của TP HCM. Nhà thờ Đức Bà được xây dựng năm 1877 và hoàn thành sau 3 năm. Công trình có chiều dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m nằm ngay...