Định tái hợp với chồng cũ, những lời nói của mẹ anh khiến tôi e dè
Có vẻ như mẹ anh đã biết chuyện tôi và con trai bà có ý định tái hợp. Một lần, tôi đưa con sang gửi ông bà nội hai ngày để đi công tác.
Vừa thấy tôi, mẹ anh liền nói những lời hết sức khó nghe.
5 năm trước, tôi kết hôn. Chồng tôi là con hiếm muộn nên rất được bố mẹ cưng chiều. Anh hiền lành nhưng lại thích an phận vì được bao bọc từ nhỏ. Khi yêu, tôi không coi đó là vấn đề quan trọng. Chỉ khi cưới nhau, tôi mới nhận ra anh hiền lành đến mức nhu nhược.
Bố mẹ chồng không thích tôi từ trước đó. Không hiểu bằng cách nào anh lại thuyết phục được họ đồng ý cho cưới tôi. Nhưng làm dâu nhà anh quả thực hết sức ngột ngạt.
Bố chồng ít lời nhưng thái độ lúc nào cũng tỏ ra nghiêm khắc. Mẹ chồng khó tính hay để ý, soi mói bắt lỗi con dâu. Còn chồng không có tiếng nói, không có một chút chính kiến nào. Mỗi khi tôi ấm ức chuyện gì đem kể với anh, câu cửa miệng của anh sẽ là: “Em nhịn đi cho êm cửa, êm nhà”.
Mọi chuyện trở nên tệ hơn khi tôi lần lượt sinh hai đứa con. Mẹ anh nhất định giành quyền chăm sóc cháu. Bà luôn cho rằng, tôi không có kinh nghiệm chăm trẻ. Kinh nghiệm của mẹ chồng tôi chính là “trẻ con biết gì mà ép vào khuôn khổ”. Chính vì có bà nội chiều chuộng, tôi không thể nuôi dạy con theo cách của mình.
Chồng cũ cho rằng, tôi quá ích kỷ khi lăn tăn việc tái hôn (Ảnh minh họa: KBS)
Video đang HOT
Dù mẹ chồng có khó tính và vô lý thế nào, tôi cũng cố gắng nín nhịn trong khả năng. Nhưng một lần, vì tôi không dạy con theo ý bà, bà buông lời xúc phạm bố mẹ tôi: “Bố mẹ vô học nên sinh con ra mất dạy”.
Cho đến lúc ấy, tôi không thể chịu đựng thêm được nữa. Bố mẹ tôi là nông dân, không học cao hiểu rộng. Nhưng nếu xét về mọi khía cạnh, cũng chưa biết ai hơn ai. Tôi bảo với chồng, sức chịu đựng của tôi đã chạm giới hạn cuối cùng. Hoặc là cả nhà dọn ra sống riêng, hoặc là ly hôn.
Chồng tôi không đồng ý sống riêng. Anh nói, trước đây bố mẹ đồng ý cho anh cưới tôi với điều kiện vợ chồng tôi sống chung cùng ông bà. Anh không thể làm trái lời, cũng không muốn làm bố mẹ mình phiền muộn. Kết quả, tôi chủ động viết đơn ly hôn.
Sau khi ly hôn, tôi nuôi bé nhỏ, bé lớn ở với bố và ông bà nội theo phán quyết của tòa. Thật tình mà nói, dù không muốn xa con, thu nhập của tôi hiện tại không đủ để lo cho hai đứa, trong khi nhà nội có điều kiện. Để một đứa sống với bố, tôi nghĩ là lựa chọn không tồi. Bởi dù thế nào, họ cũng rất yêu chiều và chăm lo cho thằng bé.
Mỗi lần đưa con trai sang thăm mẹ, thăm em, hoặc hai vợ chồng cùng đưa con đi chơi, anh vẫn luôn tỏ ý muốn hàn gắn. Anh nói anh vẫn yêu tôi, không muốn kết hôn với ai khác. Nhìn hai con vui vẻ quấn quýt nói muốn ở cùng bố mẹ, tôi nặng lòng suy nghĩ.
Sau nhiều ngày đắn đo, tôi nhận thấy, chúng tôi chia tay nhau không phải vì hết yêu. Cả hai hoàn toàn có thể tái hợp, với điều kiện anh chịu sống riêng. Thật bất ngờ, anh nói đồng ý nhưng cần thêm thời gian để thu xếp.
Có vẻ như mẹ anh đã biết chuyện tôi và con trai bà có ý định tái hợp. Một lần, tôi đưa con sang gửi ông bà nội hai ngày để đi công tác. Vừa thấy tôi, mẹ anh liền nói lớn: “Nếu muốn tái hôn thì cũng nên suy nghĩ cho kỹ, không phải muốn ở thì ở, muốn đi thì đi. Nhà này không thiếu người muốn về làm dâu”.
Những lời khó nghe này khiến tôi e dè. Tôi vừa mới bước ra khỏi ngôi nhà này không lâu, giờ lại có ý định quay về. Ra đi vì lý do gì tôi chưa quên, sao lại còn muốn quay trở lại?
Dù sau này chúng tôi có sống riêng, tôi vẫn là con dâu của ông bà, vẫn phải gọi họ là bố mẹ, vẫn phải qua lại thăm nom, chăm sóc. Liệu tôi có nên tiếp tục sự khó chịu này không?
Chồng cũ nói tôi ích kỷ quá, chỉ nghĩ đến cảm giác của mình, không quan tâm đến anh cũng như tương lai của các con. Anh đã đồng ý ra riêng để tái hợp cùng tôi, tôi còn đòi hỏi gì hơn nữa?
Thật sự, tâm trí tôi rối bời, không còn đủ sáng suốt để phân định xem có nên tái hợp cùng chồng cũ hay không?
Đọc tin nhắn thưởng Tết của vợ, chồng ân hận ôm mặt khóc rưng rức
Mỗi ngày tôi đều nói những lời khó nghe, chỉ trích vợ không biết chi tiêu, quản lý tiền bạc.
Thế nhưng khi đọc được dòng tin nhắn thưởng Tết của vợ, tôi lại sững người hối hận.
5 năm qua, vợ chồng tôi vốn tưởng có một cuộc hôn nhân yên bình, hạnh phúc. Nhưng những sóng gió ngầm dường như đã khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt, có sự nghi ngờ, đố kị lẫn nhau. Vợ vốn làm công nhân của công ty giày da, còn tôi là nhân viên văn phòng chính hiệu. Ai cũng nói vợ tôi may mắn vì lấy được người chồng "có học, có công việc ổn định".
Bản thân tôi cũng từng nghĩ như vậy vì ngoài ngoại hình, vợ không có gì hơn tôi. Gia cảnh cô ấy cũng không khá giả. Còn tôi ngoài học thức còn có một công việc văn phòng nhiều người ao ước. Chuyện tiền bạc, hai vợ chồng rất rạch ròi. Vợ chi tiền sinh hoạt trong nhà từ điện nước đến ăn uống, còn tôi lo tiền học hành cho các con.
Tôi thấy mình mới là người chồng vô tâm. Ảnh minh họa: Pikist
Nhà có việc gì lớn, hai người sẽ bàn bạc để trích ra một khoản trang trải. Vậy nên dù công việc của nửa kia có khó khăn gì, chúng tôi cũng không biết. Chỉ cần đến tháng cả hai lo đủ các khoản đã quy định là được.
Năm nay kinh tế khó khăn, bố mẹ tôi cũng bệnh. Tôi yêu cầu vợ phải chi một khoản tiền thưởng Tết để lo cho bố mẹ chồng cũng là giúp ông bà chữa bệnh tật. Mỗi người sẽ góp 10 triệu để biếu bố mẹ tôi. Còn nhà ngoại thì sẽ phải giảm đi một nửa vì chúng tôi chủ yếu ăn Tết nhà nội.
Ban đầu vợ tôi ậm ờ đồng ý nhưng nét mặt tỏ rõ sự không hài lòng và lo lắng. Đến gần Tết, chưa thấy vợ đưa tiền thưởng, tôi bắt đầu nói những lời khó nghe. Vì tôi cho rằng vợ không hài lòng với đề nghị của mình. Tôi còn đọc được dòng chát của vợ với bạn thân: "Chồng tao bắt mỗi người góp 10 triệu biếu nhà nội ăn Tết còn nhà ngoại thì một nửa. Tao nói thật, tiền đâu ra. Tao đang khổ sở đây, Tết chưa dám sắm gì".
Vì vậy "máu điên" trong người tôi bắt đầu nổi lên, tôi gọi vợ vào mắng té tát. Tôi trách vợ không có trách nhiệm làm dâu. Bao năm ra ngoài ở riêng, ngày giỗ chạp không phải biếu xén mà Tết không lo nổi biếu bố mẹ 20 triệu.
Thấy chồng gay gắt, vợ đành gật đầu đồng ý và nói sẽ lo liệu trước Tết.
Câu nói của vợ khiến tôi bắt đầu tò mò về tiền thưởng Tết của cô ấy. Buổi tối hôm đó, đợi vợ đi ngủ, tôi thử mở điện thoại và đọc tin nhắn tiền lương, thưởng Tết của vợ - việc mà trước giờ tôi chưa từng làm.
Vừa mở ra, tôi đã sững người. Thì ra, lương của vợ tôi vô cùng thấp chứ không như lời cô ấy nói. Nếu tính ra, số tiền đó chỉ đủ chi tiêu gia đình, không dư đồng nào. Năm nay, kinh tế khó khăn, công ty của vợ cũng nợ lương nhân viên và tiền thưởng Tết thì không nổi một tháng lương. Nhưng vợ không nói gì với tôi, cũng không một lời kêu ca trong khi tôi lại hết lời oán trách vợ.
Nếu số tiền lương, thưởng Tết như vậy thì vợ tôi không thể cáng đáng được tiền sắm Tết và 10 triệu biếu bố mẹ chồng, chưa kể tiền đi lại, về nhà ngoại. Ngoài ra, tôi còn đọc được tin nhắn vay tiền của vợ.
Thì ra, vì bị chồng chỉ trích quá nhiều, vợ tôi đã vội đi vay bạn chục triệu bù vào, hẹn ra năm trả. Đọc tin nhắn kêu ca khó khăn, khổ sở vì chồng không hiểu của vợ, tôi hối hận vô cùng. Tôi còn biết vợ bị bệnh mà không dám đi khám vì không có tiền, phải dành lo Tết. Tự nhiên nước mắt tôi cứ thế trào ra, không sao ngăn lại được.
Trước giờ tôi chưa từng hiểu vợ, chưa từng thông cảm cho cô ấy. Sự vô tâm của tôi đã khiến vợ bị tổn thương. Tôi luôn cho mình là người giỏi giang, hơn vợ mọi mặt nhưng lại phân chia rạch ròi kinh tế, không lo được cho vợ cuộc sống sung túc, đủ đầy như người ta. Tôi còn yêu cầu vợ đủ điều để thực hiện thuyết "bình đẳng, công bằng vợ chồng" của mình. Tôi nhận ra, mình mới là kẻ ích kỉ, tham lam trong cuộc hôn nhân này.
Tôi từ bỏ ý định về quê ăn Tết khi nghe câu gắt gỏng của anh trai Lúc chồng và anh trai tôi tranh cãi, tôi thấy mẹ lau nước mắt. 2 năm gần đây, vợ chồng tôi rơi vào cảnh sa sút, thất bại trong kinh doanh. Chúng tôi phải đánh đổi bằng tất cả tài sản, từ nhà cửa, xe ô tô và một cuộc sống giàu có trong lần thất bại này. Chồng tôi vì suy nghĩ...