“Đinh tặc” lộng hành trên quốc lộ 51
Thời gian gần đây, rất nhiều người dân lưu thông trên tuyến quốc lộ 51 (thuộc huyện Long Thành và TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bức xúc về việc xe máy của họ bị dính “bẫy” “đinh tặc” và sau đó phải vá xe với giá “cắt cổ”.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, quốc lộ 51 qua Đồng Nai dài trên 70km, đi qua địa bàn TP Biên Hòa và huyện Long Thành. Đây là tuyến đường có lượng phương tiện qua lại rất đông. Lợi dụng điều này, kẻ xấu đã bày trò rải đinh trên đường để “bẫy” người đi xe máy, hòng kiếm khách vá xe với giá “cắt cổ”.
Nạn “đinh tặc” đang hoành hoành trên quốc lộ 51 đoạn qua huyện Long Thành và TP Biên Hòa
Sau một thời gian tạm lắng, mới đây nhiều người dân đi xe gắn máy trên QL51 đoạn KCN Tam Phước (xã Tam Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã cán phải đinh hình tam giác bẻ cong nhọn hoắt. Riêng đoạn đường quanh KCN Tam Phước dài khoảng 5 km đã xuất hiện hàng chục tiệm sửa xe tạm bợ, nhếch nhác, cả mới lẫn cũ.
Một điểm vá xe trên quốc lộ 51 và khách thường bị chặt chém mỗi khi đưa xe vào đây vá
Những xe sau khi cán phải đinh chỉ còn biết ngậm ngùi dắt xe vào các tiệm ở đây vá với giá 20.000-30.000 đồng cho mỗi miếng vá.
“Khi đi trên Quốc lộ 51 qua địa phận xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, chiếc xe gắn máy của tôi bỗng loạng choạng, bánh sau bị xì hết hơi. Tôi vội dừng xe kiểm tra thì phát hiện miếng thép nhỏ được cắt theo hình thoi cắm vào bánh sau xe. Sau khi đưa vào tiệm sửa xe ven đường tôi phải thay ruột xe với giá “cắt cổ” là 120 ngàn đồng”, anh Phạm Thanh Hoàng (38 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) một nạn nhân của “đinh tặc” bức xúc.
“Vũ khí” mà “đinh tặc” sử dụng để bẫy người đi đường trên quốc lộ 51
Đang hí hoáy nhổ một chiếc đinh hình thoi ghim chặt ở lốp sau, anh Nguyễn Văn Ngọc (25 tuổi, ngụ Đồng Nai) nói: “Hằng ngày tôi thường đi làm qua tuyến đường này và thấy có rất nhiều người đẩy bộ vì xe cán phải đinh, không ngờ hôm nay mình cũng là nạn nhân của bọn “đinh tặc”".
Các tiệm sửa, vá xe mọc san sát nhau
Cũng theo anh Ngọc thì nạn rải đinh trên tuyến quốc lộ 51 rộ lên khoảng hơn 1 tháng nay và đặc biệt là vào ban đêm. “Bọn chúng thường rải vào tối thứ bảy và đến sáng chủ nhật là xe gắn máy dính đinh la liệt”, anh Ngọc cho biết thêm.
Video đang HOT
Nhiều nạn nhân dính bẫy của “đinh tặc” trên quốc lộ 51 đoạn qua tỉnh Đồng Nai vào chiều 18/7
Không những chặt chém tiền vá xe, ép khách thay ruột với giá đắt, các đối tượng xấu còn dùng chiêu trò phá hỏng thêm các chi tiết khác của xe để “chặt chém” khách. Chỉ trong vòng buổi sáng 18/7, ghi nhận của PV Dân trítrên tuyến quốc lộ 51 đoạn gần Khu công nghiệp Tam Phước, có khoảng 10 vụ thủng bánh xe do “đinh tặc”.
Anh Nguyễn Văn Ngọc đang kiểm tra chiếc xe của mình bị dính đinh.
Đình Thảo
Theo dantri
6 món ăn "thất truyền" ở Việt Nam hằng trăm năm giá 2 triệu đồng
Phóng viên đã được tiếp cận với 6 món ăn độc đáo, cầu kỳ được chế biến theo nguyên bản lúc dâng vua trong yến tiệc hoàng cung. Đặc biệt, 6 món ăn này chưa từng xuất hiện sau hàng trăm năm thất truyền.
Được sự cho phép của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, đơn vị tổ chức sự kiện này với sự cố vấn về món ăn của nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh- người cháu hậu duệ của đội trưởng đội Thượng Thiện triều Nguyễn, phóng viên Dân trí đã may mắn được tiếp cận với 6 món ăn đặc biệt cầu kỳ này. Đây sẽ là 6 món ăn xuất hiện trong Dạ tiệc cung đình Huế trong khuôn khổ Festival Huế 2014.
Gắp tư - đồ chua
Đây là món khai vị dùng đầu tiên trong buổi ăn cung đình. Món gắp tư làm từ tôm sống, lột rồi sàng cho hết nhớt. Sau đó lấy tôm quết với thí đàng, rồi ướp với nước mắm, hành, tiêu, mỡ xắt chỉ. Tiếp tục trộn đều, lăn dài kẹp lại trong cây đũa bằng lồ ô dài chẻ làm tư. Sau đó đem hấp chín, nướng lại cho vàng để làm món khai vị dùng kèm đồ chua.
Món Gắp tư - đồ chua khai vị trong buổi Dạ Yến tiệc cung đình
Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ
Là một món ăn cao lương mỹ, từ nguyên liệu quý giá đến nghệ thuật nấu nướng. Nguồn hải sâm được lấy từ Phú Quốc - là một loại hải sản quý hiếm được cho là ngon bậc nhất, bổ dưỡng và có công dụng như một loại thuốc quý ở biển Đông nước ta. Còn tôm ba oản là một loại tôm rêu, viên tròn nhỏ.
Món hải sâm - tôm ba oẳn - rau củ đầy chất bổ
Tuy hải sâm, tôm ba oản, rau củ tươi tốt là những nguyên liệu tươi tốt nhiều dinh dưỡng rồi. Nhưng nước dùng cho món nấu này được chế biến rất công phu, được hầm 1 ngày đêm với sá sùng ở Quảng Ninh, cồi sò điệp ở Khánh Hòa... Nên có chất ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị.
Bánh khoai tía, bánh kê
Bánh khoai tía làm từ bột nếp ngon đặc sản của làng Hương Cần xứ Huế, nhồi với khoai tía thơm. Bánh có nhân thập cẩm gồm tôm đất tươi, thịt heo cỏ, măng Mạnh Tông, nấm mèo dòn. Bánh được gói trong lá dong. Do bánh này thường dùng nguội nên rất thơm tho.
Bánh kê làm từ loại kê vàng nhỏ hột đúng mùa của Huế, là loại kê thơm dẻo nhất. Bánh này có nhân chay gồm: đậu xanh, đậu khuôn, đặc biệt có nấm hương rừng nên rất thơm.
2 loại bánh khoai tía, bánh kê với hương vị mặn - chay độc đáo xuất hiện giữa bữa Yến tiệc
Gỏi gà Huế
Không như món gỏi gà có vị chua ngọt làm món khai vị của hai miền Nam Bắc, món gỏi gà Huế tương tự như món bún thang của miền Bắc. Các thành phần là: thịt gà tơ xé sợi, miến Song thần làm từ đậu xanh, chả luạ, trứng gà, thịt heo... xắc rối. Kèm thêm mè, đậu phụng, bánh tráng gạo bẻ nhỏ bỏ lên trên. Khi dùng chan vào một ít nước dùng hầm từ xương gà cô đặc.
Món gỏi này bày biện các thành phần tỉ mỉ, lại bỏ trong tô chiết yêu (một loại tô độc đáo trong cung đình Huế với phần giữa tô thắt nhỏ ở giữa, phần miệng loe ra to) rất hợp. Vị thanh tao rất hợp cho món ăn vào những ngày hè. Và hạt kê là một loại ngũ cốc giúp tăng cường trí nhớ.
Gỏi gà Huế đầy lạ lẫm
Vịt lọng - xôi hông
Vịt cân (vịt bầu) sau khi làm sạch, đem lọng (rút) xương. Dùng lòng gà băm nhỏ trộn với trứng, nấm mèo rồi đem dồi vào bụng vịt. Tiếp theo dùng lá dứa ràng quanh. Khi hông xôi thì để ngửa vịt lên đến khi vịt và xôi chín. Món này rất ngon, thịt vịt thật ngon ăn kèm xôi rất thơm dẻo.
Vịt lọng - xôi hông độc đáo
Bánh màu pháp lam
Sở dĩ bánh có tên là bánh màu pháp lam vì có khuôn bên ngoài là giấy ngũ sắc đan xen - trùng với bảng màu chính sắc trong nghệ thuật pháp lam Huế. Bánh ở trong thì làm với bột nếp thơm của mùa mới, cùng với dưa hấu ngào và ruột hột dưa.
Bánh có vị ngọt thanh, hương thơm rất mát dịu, màu sắc bên ngoài vui mắt. Bánh thật thơm, bùi mà thanh mát, là món tráng miệng ý vị trong mùa hè. Đặc biệt dùng với trà ngụm, trà thơm làm món ngọt tráng miệng rất hợp.
Bánh màu ngũ sắc pháp lam dùng để tráng miệng với nước trà cuối buổi. Tất cả 6 món ăn trên đều chưa từng xuất hiện sau hàng trăm năm thất truyền.
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, buổi Dạ Yến tiệc Cung đình trong Đêm Hoàng Cung sẽ lần đầu tiên trình làng đến công chúng kỹ thuật điêu luyện của việc chế tác món ăn cung đình y như nguyên bản lúc xưa làm món ăn cho vua. Tất cả 6 món đều sang trọng, độc đáo và cầu kỳ, hấp dẫn và lần đầu xuất hiện lại sau hàng trăm năm bị thất truyền.
Hiện 600 vé giá 2 triệu đồng trong đêm tiệc 15/4 đã được bán hết. Đêm Dạ Yến tiệc Hoàng cung Huế sẽ một còn thêm một đêm nữa vào 19h30' ngày 19/4.
Khung cảnh đêm Dạ Yến tiệc cung đình Huế sang trọng, kiểu cách với hàng trăm binh lính, thị nữ phục vụ
Đại Dương
Theo Dantri
Nữ sinh chết thảm dưới bánh xe container cùng bữa cơm chiều Thi thể nạn nhân cùng chiếc xe máy còn treo hộp cơm nằm không nguyên vẹn dưới bánh xe đầu kéo container khiến ai chứng kiến cũng không khỏi xót thương. Sáng nay 7/4, sau khi làm xong thủ tục pháp y, đội CSĐT tổng hợp Công an quận Thủ Đức, TPHCM đã bàn giao thi thể chị Trần Thị Thanh Huyền (20...