“Đinh tặc” được đưa vào trung tâm xã hội
Sau khi được Công an quận Thủ Đức trả tự do, vì không có giấy tờ tùy thân và sống lang thang nên “đinh tặc” Phạm Văn Hải (SN 1983, quê Thanh Hóa) đã được đưa vào Trung tâm hỗ trợ xã hội TPHCM.
Ngày 25-11, đại diện UBND phường Linh Trung, quận Thủ Đức (TPHCM) xác nhận: Tổ phòng chống tệ nạn xã hội phường vừa bàn giao Phạm Văn Hải cho Trung tâm hỗ trợ xã hội TPHCM vì đối tượng này thuộc thành phần sống lang thang nơi công cộng.
“Đinh tặc” Phạm Văn Hải đã được đưa vào Trung tâm hỗ trợ xã hội TPHCM
Trước đó, Hải bị người dân bắt giữ giao cơ quan công an vì hành vi rải hàng trăm mảnh đinh tự chế trên xa lộ Hà Nội.
Qua khám xét tiệm vá xe của đối tượng này thuê tại phường Linh Trung, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tang vật liên quan đến hành vi rải đinh của Hải.
Tuy nhiên sau 9 ngày bị tạm giữ để điều tra, ngày 19-11 Hải đã được Công an quận Thủ Đức trả tự do vì chưa đủ chứng cứ để xử lý hình sự.
Theo Người Lao Động
Video đang HOT
Nhiều nạn nhân tố "đinh tặc"
Sáng 21-11, nhiều nạn nhân tiếp tục đến Công an quận Thủ Đức (TP.HCM) tố cáo "đinh tặc" Phạm Văn Hải. Anh Sơn Anh, một nạn nhân, cho biết: "Tôi rất bức xúc khi Công an quận Thủ Đức thả đối tượng này ra mà không khởi tố hình sự vì không đủ chứng cứ. Tôi cũng là nạn nhân, từng đi chơi ở khu du lịch Suối Tiên về và bị cán đinh.
Sáng 21-11, một nạn nhân cung cấp cho tổ điều tra loại đinh hình thoi lấy được tại tiệm sửa xe của Phạm Văn Hải - Ảnh: Anh Thoa
Xem video "đinh tặc" Phạm Văn Hải bị bắt
Đọc báo Tuổi Trẻ, tôi nhận diện được đối tượng này. Rất may hôm đó tôi có lấy được cây đinh hình thoi ngay trong tiệm của Hải". Anh Nghiêm, nạn nhân khác, cho biết: "Xem báo sáng nay tôi bức xúc quá. Các đối tượng này thừa nhận hành vi rải đinh mà lại được thả ra dễ dàng như thế. Tôi chạy từ Bình Dương lên đây để cung cấp thông tin cho công an điều tra. Tôi từng bị cán đinh ở khu vực này. Khi cán phải đinh xe tôi loạng choạng đảo tay lái trên đường, tí nữa đâm vào xe tải. Vào tiệm của Hải phải thay ruột, sửa xe với giá hơn 160.000 đồng".
100 hợp đồng bảo hiểm cho "hiệp sĩ đường phố" Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam phối hợp với báo Công An Nhân Dân đã quyết định trao tặng 100 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho các "hiệp sĩ đường phố". Trong đó có 80 hợp đồng bảo hiểm cho các "hiệp sĩ" ở TP.HCM, Bình Dương và 20 hợp đồng còn lại cho các "hiệp sĩ" khu vực phía Bắc. Với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này, các "hiệp sĩ" sẽ nhận được những quyền lợi bảo vệ thiết thực trong vòng 10 năm, bao gồm quyền bảo vệ rủi ro tai nạn, tử vong và quyền lợi hỗ trợ chi phí nằm viện. Khi kết thúc thời hạn hợp đồng, các "hiệp sĩ" sẽ được nhận lại toàn bộ phí bảo hiểm mà công ty đã đóng. V.H.Q.
Chỉ trong buổi sáng 21-11, đã có sáu nạn nhân đến trình báo với Công an quận Thủ Đức, trong đó mức thiệt hại thấp nhất là 70.000 đồng và mức cao nhất hơn 500.000 đồng. Điều đáng nói, nhiều nạn nhân đã cung cấp cho tổ điều tra loại đinh hình thoi có hình dáng giống như đinh của Hải cắt. Đây là yếu tố quan trọng để tổ điều tra căn cứ khởi tố hình sự.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Công an quận Thủ Đức cho hay: "Quan điểm của quận ủy và công an là cố gắng củng cố hồ sơ khởi tố sớm. Tuy nhiên cần phải tìm thêm nạn nhân, xác định giá trị tài sản thiệt hại. Trong số các nạn nhân vừa qua có người đã nhận diện đúng đối tượng Hải". Vị lãnh đạo này cho biết thêm: "Không sợ đối tượng này chạy trốn. Tổ điều tra đã lập hồ sơ, nếu trốn thì phát lệnh truy nã".
Trước thực trạng quá bức xúc với vấn nạn "đinh tặc" nhưng lúng túng trong việc xử lý hình sự đối tượng này, Công an quận Thủ Đức đã xin ý kiến chỉ đạo của Công an TP.HCM nhưng chưa có văn bản trả lời.
Trước đó, Công an quận Thủ Đức đã đề nghị Viện KSND quận khởi tố vụ án "cố ý phá hoại tài sản" đối với "đinh tặc" Phạm Văn Hải, nhưng Viện KSND quận không phê chuẩn mà yêu cầu thu thập thêm thông tin người bị hại. Sau ba lần gia hạn tạm giữ, Công an quận Thủ Đức đã trả tự do cho Phạm Văn Hải.
Tuy nhiên tại công an quận, đối tượng này thừa nhận hành vi cắt đinh và rải đinh trên đường. Theo Công an quận Thủ Đức, thả nhưng không phải là không có tội. Công an quận đang chỉ đạo củng cố hồ sơ, xác minh thêm người bị hại, trong đó tổ điều tra đã xác định thêm nguyên nhân, địa điểm về vụ tai nạn dẫn đến chết người vừa qua có phải do "đinh tặc" không, có liên quan gì với loại đinh của các đối tượng này rải không. Nếu liên quan thì việc khởi tố là không khó.
Thượng tá Nguyễn Hữu Toàn, trưởng Công an quận Thủ Đức, cho biết: "Sẽ tiếp tục làm để có đủ yếu tố khởi tố hình sự. Tôi đã chỉ đạo cấp giấy giới thiệu cho điều tra viên đến tòa soạn Tuổi Trẻ gặp phóng viên xin cung cấp thêm thông tin để điều tra hành vi của cả hai đối tượng Phạm Văn Hải và Đỗ Văn Chuyền (thường gọi là Truyền). Chúng tôi sẽ tìm thêm nạn nhân, sẵn sàng cho taxi đến đón nạn nhân chỉ địa điểm, đối tượng liên quan đến đinh tặc".
Một lần nữa Công an quận Thủ Đức kêu gọi sự hợp tác của người bị hại. Những người từng là nạn nhân của "đinh tặc" trên đoạn quốc lộ 1A, khu vực cầu vượt Sóng Thần đến ngã tư Gò Dừa và khu vực Suối Tiên có thể liên hệ trực tiếp với Công an quận Thủ Đức hoặc qua số điện thoại 08.38972019, với Công an phường Bình Chiểu qua số điện thoại 08.37293361.
Trong khi đó trong hai ngày qua, sau thông tin thả "đinh tặc" Phạm Văn Hải, đã có 404 ý kiến gửi đến Tuổi Trẻ bày tỏ thái độ bất bình trước việc trả tự do cho "đinh tặc" vì "không đủ chứng cứ". Bạn đọc cho rằng các cơ quan phải quyết liệt hơn.
ANH THOA
* Thẩm phán Vương Văn Nghĩa ( TAND TP.HCM):
Khó xử hình sự, cũng phải phạt hành chính thật nghiêm
Ai cũng biết hậu quả nghiêm trọng của việc rải đinh bẫy người đi đường không chỉ là việc bị thủng ruột xe, vỏ xe mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vì thế cơ quan điều tra không chỉ thu thập chứng cứ về thiệt hại tài sản (số tiền nạn nhân bị thủng ruột, vỏ xe phải bỏ ra để thay) mà còn phải ghi nhận những vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ việc xe bị cán phải đinh gây ra. Nếu xác định được từng có người đi đường gặp tai nạn giao thông vì số đinh bị rải ra đường thì cũng đủ cơ sở xử lý hình sự đối với "đinh tặc".
Trường hợp thu thập chứng cứ khó khăn do nạn nhân không trình báo hoặc đối tượng vi phạm chưa từng bị xử phạt hành chính, bị kết án thì cơ quan điều tra cần phải lập hồ sơ đề nghị xử phạt hành chính "đinh tặc" với mức xử phạt thật nghiêm. Việc xử phạt này là cơ sở để cơ quan tố tụng khởi tố hình sự "đinh tặc" nếu tái diễn việc rải đinh.
* Kiểm sát viên Trần Minh Sơn ( Viện KSND TP.HCM):
Cần tiếp tục thu thập đủ chứng cứ
Trước mối nguy hiểm về nạn rải đinh của "đinh tặc" có thể gây ra cho người đi đường, sự bức xúc của người dân về tình trạng này, cơ quan công an cần làm hết sức mình thu thập chứng cứ để việc xử lý nạn "đinh tặc" được làm đến nơi đến chốn. Có thể sau khi kết thúc thời hạn tạm giữ (thời hạn ba ngày, gia hạn tối đa hai lần tổng cộng là chín ngày) mà chưa đủ chứng cứ khởi tố, cơ quan công an phải trả tự do cho "đinh tặc" nhưng việc thu thập chứng cứ cần phải tiếp tục. Khi nào thu thập đầy đủ chứng cứ, cơ quan công an cần khởi tố, tiến hành bắt người vi phạm.
Theo Tuổi Trẻ
Đã có nạn nhân của "đinh tặc" đến trình báo Ngày 14-11, Côc (TPHCM) cho bit: C quan này vừa gia hn ti,i tng bị tinhinh trên Xa l Niy 10-11, củng c h s xửnh vi "hủy hoi tài sản". ...và Nguyễnang bị côc t. Chỉ 2y sau,y 12-11, Côc tict giữ " Nguyễn cùng nhu tang vật liên quannnh vi cắt và rảiinh ti tiệm vá xe củan Quc l 1A,...