Đình Phước Lộc được công nhận di tích cấp quốc gia
Sáng 19.1, Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Thuận và UBND TX.La Gi (Bình Thuận) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng của Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích cấp quốc giađối với Đình và vạn Phước Lộc (TX.La Gi).
Đình và vạn Phước Lộc là nơi thờ Hoàng Thành bổn xứ có công khai mở đất làng La Gi và nơi đây cũng là nơi thờ Thần Ông Nam hải.
Trong chiến tranh chống Mỹ, đình Phước Lộc từng bị tàn phá nặng nề.
Người dân TX.La Gi vui mừng đón nhận bằng chứng nhận di tích quốc gia đối với đình và vạn Phước Lộc
Hiện nay, đình và vạn Phước Lộc được ngư dân địa phương tôn tạo và bảo dưỡng.
Video đang HOT
Đặc điểm của đình Phước Lộc là vừa có đình, vừa là vạn thờ Ông Nam hải ( cá voi) của ngư dân địa phương từ hơn 200 năm nay.
Bên cạnh dinh Thầy Thím với hòn Bà (đảo nhỏ ven bờ La Gi) thì đình và vạn Phước Lộc góp phần tạo thêm di tích và thắng cảnh cho du lịch biển của TX.La Gi.
Theo TNO
Thêm một di tích Quốc gia bị tháo dỡ
Thêm một di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia - đình làng Ngu Nhuế (xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) - vừa bị tự ý di chuyển sang địa điểm khác.
Tuy nhiên, sự việc đang "treo" từ khi công trình bị đình chỉ từ tháng 5 đến nay.
Việc tự ý di chuyển, thay mới vật liệu, cấu kiện lắp không đảm bảo, mở rộng diện tích ngôi đình mới... đã kéo theo hàng loạt hệ lụy. Quyết định đình chỉ của Thanh tra Bộ VH-TT&DL cũng ban hành sau khi đình mới đã được dựng xong phần khung. Sự việc này cũng phân hóa người dân thôn Vĩnh An cùng thờ thành hoàng làng tại đình Ngu Nhuế thành hai phe đối đầu với nhau. Một bên ủng hộ việc chuyển đình mới đến vị trí rộng rãi hơn, một bên yêu cầu chuyển đình về chỗ cũ, phục hồi nguyên trạng đúng theo Luật di sản văn hóa.
Sáng 8/9, phóng viên có mặt tại khu vực đình Ngu Nhuế đã thấy hai nhóm người cãi vã gay gắt. Chủ tịch UBND xã Vĩnh Khúc được mời ra chứng kiến sự việc và giảng hòa cũng từ chối vì "thứ bảy là ngày nghỉ và nhà có việc riêng".
Nhiều cấu kiện gỗ cũ bị bỏ đi
Cũng chỉ tại... 100 triệu
Cuộc họp diễn ra ngày 23/8/2012 gồm đại diện UBND xã Vĩnh Khúc, UBND huyện Văn Giang, Sở VH-TT&DL tỉnh Hưng Yên, văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên đã đi đến thống nhất kiến nghị tiếp tục đề nghị các cấp cho phép được di chuyển và hoàn thành việc tu bổ di tích tại địa điểm mới.
Cho dù trong văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên, các bên tham gia cuộc họp cũng thừa nhận việc tự ý di dời di tích cấp Quốc gia này là trái Luật di sản văn hóa.
Sự việc bắt đầu năm 2011 khi Sở VH-TT&DL tỉnh Hưng Yên cấp cho xã Vĩnh Khúc 100 triệu đồng để tu bổ, tôn tạo ngôi đình này. Theo đó, UBND xã Vĩnh Khúc với tư cách là chủ đầu tư của dự án đã ký hợp đồng với Công ty Thành Đông thực hiện các hạng mục theo đúng dự án đã được UBND huyện Văn Giang thẩm định.
Việc trùng tu đình Ngu Nhuế bao gồm: hạ giải toàn bộ mái ngói, rui mái cùng một số hoành và cấu kiện nâng đỡ mái, thay thế toàn bộ rui, gộp, một số hoành... bằng vật liệu gỗ táu. Ngoài ra, việc trùng tu, tu bổ được lưu ý phải trên nguyên tắc bảo tồn tối đa hiện trạng của di tích. Một ban kiến thiết được người dân bầu ra để tham gia quản lý quá trình trùng tu này.
Tuy nhiên, từ việc hạ giải toàn bộ mái ngói như dự án, đơn vị thi công và ban kiến thiết đã hạ giải toàn bộ ngôi đình. Ngày 23/2/2012, phần móng của một ngôi đình mới được khởi công đào cách móng của ngôi đình cũ 18m. Các cấu kiện gỗ cũ được dỡ ra cùng với gỗ do ban kiến thiết mua về được kết hợp dựng lên thành khung đình mới.
Sau khi nhận được đơn phản ảnh của nhân dân xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang (do ông Hoàng Khắc Dược đứng đơn) về việc tự ý di chuyển di tích Quốc gia, Thanh tra Bộ VH-TT&DL đã có công văn yêu cầu đình chỉ ngày 9/5. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Khắc Dược: "Phải đến ngày 15/5, công văn đình chỉ mới được công bố, tuy nhiên ông trưởng thôn Vĩnh An vẫn vận động người dân làm tiếp. Tôi đã phản ảnh lên xã về việc không chấp hành lệnh đình chỉ thi công nhưng ông chủ tịch UBND xã trả lời: đây là việc tế nhị, chẳng lẽ xã lại cho bảo vệ đến tháo đình xuống".
Theo quan sát, ngôi đình được chắp vá giờ chỉ còn phần mái là hoàn thành. Một số người dân phản đối việc di dời phải góp tiền mua bạt che bảo vệ các cấu kiện cũ bên trong.
Ông Lê Đức Trận, thành viên ban quản lý di tích nhiệm kỳ 2010-2011, cho biết: "Sau khi ngừng thi công, chẳng đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm bảo vệ các cấu kiện cũ và bộ khung ngôi đình mới. Ngoài ra, việc hạ giải rồi dựng mới ở chỗ khác cũng làm hỏng rất nhiều họa tiết chạm rồng của ngôi đình cũ. Nhiều cột lim vẫn còn tốt bị cưa để thay mới bằng cột lim mới, to hơn. Nhưng khi lắp cột vào thì kèo mộng chẳng khớp nhau vì không phù hợp kích cỡ. Chưa kể đơn vị thi công dùng cả gỗ tạp như xà cừ để làm".
Trong khi đó, chỉ vào những khe lớn trên các mối lắp, một người dân khác chua chát: ngôi đình này chắc làm cả tổ cho dơi nữa mới chừa những cái lỗ rộng ngoác thế này!
Người dân tự góp tiền mua bạt phủ cho ngôi đình
Chính quyền muốn chuyển, dân bảo: không!
Tranh cãi, căng thẳng suốt mấy tháng trời, người dân khiếu kiện khắp nơi nhưng sự việc chưa được giải quyết. Bộ chờ báo cáo của tỉnh Hưng Yên, tỉnh chờ báo cáo của Sở VH-TT&DL, sở chờ báo cáo của huyện Văn Giang, còn huyện yêu cầu xã Vĩnh Khúc giải quyết theo đúng thẩm quyền... Trong khi đó, bộ khung chắp vá của ngôi đình cổ không có mái che, các chạm khắc gỗ hàng trăm năm còn lại của di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia vẫn ngày ngày phơi nắng rồi ngấm mưa.
Về phía Bộ VH-TT&DL, ngày 25/7 Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên về việc tự ý di chuyển đình Ngu Nhuế. Bộ VH-TT&DL cũng đánh giá "kỹ thuật thi công không đảm bảo, nhiều cấu kiện lắp dựng không đúng kiến trúc đình cũ. Việc hạ giải toàn bộ cấu kiện, tự dịch chuyển vị trí di tích mà không lập dự án, xin ý kiến thỏa thuận của Bộ VH-TT&DL là vi phạm Luật di sản văn hóa". Ngày 5/9, trả lời đơn thư khiếu nại của người dân thôn Vĩnh An, Thanh tra Bộ
VH-TT&DL cũng khẳng định hành động tự ý di dời là vi phạm Luật di sản văn hóa. Tuy nhiên, trước sau Bộ VH-TT&DL vẫn cho rằng phải chờ văn bản của UBND tỉnh Hưng Yên và hồ sơ tu bổ đình mới có thể đưa ra kết luận và trả lời người dân.
Xã là chủ đầu tư dự án nhưng không cử người giám sát toàn bộ quá trình hạ giải, thi công đình mới, ông Nguyễn Văn Năng - chủ tịch UBND xã Vĩnh Khúc - giải thích: "Xã biết là các cụ tự ý thi công nhưng cho rằng đó là việc của dân nên không ra. Xã cũng không lường được mọi chuyện lại nghiêm trọng đến mức này. Chúng tôi cử dân phòng ra thì họ trả lời: chúng tôi nghỉ việc cũng được nhưng đừng cử chúng tôi ra đình. Theo ý kiến chỉ đạo của tỉnh, dân ở địa phương phải đạt được sự đồng thuận thì tỉnh và huyện mới tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ VH-TT&DL đồng ý với việc di chuyển đình Ngu Nhuế".
Tuy nhiên, từ hơn ba tháng nay, người dân thôn Vĩnh An đã không thể đạt được đồng thuận về chuyện di chuyển đình. Bà Chu Thị Lan, người dân thôn Vĩnh An, chia sẻ: "Năm nay làng đã không có hội đình vì việc di dời. Tôi thấy ở chỗ mới cũng được, chỉ mong giải quyết nhanh để người dân có đình". Tuy nhiên, 137 hộ trong khoảng 200 hộ dân thôn Vĩnh An tiếp tục làm đơn đề nghị chuyển đình Ngu Nhuế về vị trí cũ.
Chính quyền cứ phó mặc chờ dân đồng thuận, còn người dân tiếp tục căng thẳng và đối đầu, đình tiếp tục phơi mưa nắng. Chuyện bao giờ mới yên?
Đình làng Ngu Nhuế (thôn Vĩnh An, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, Hưng Yên) thờ đại đô tướng công hầu Lê Bá Đại thời Lý. Đình Ngu Nhuế được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 1989. Đình cũ có năm gian đại bái với nhiều chạm khắc gỗ độc đáo.
Không có nhiều tư liệu về ngôi đình này, tại đình cũng không có văn bia ghi quá trình xây dựng hay trùng tu. Trên các tấm gỗ và cột gỗ ở đình chỉ có các ký tự chữ Hán ghi năm Cảnh Hưng thứ 30 (triều vua Lê Hiển Tông 1740-1786) và năm Chính Hòa thứ 20 (triều Lê Hy Tông 1663-1716). Theo ông Lê Đức Trận - người dân thôn Vĩnh An, các đời đều truyền lại đình làng có từ thời Lê.
GS.TS.KTS Tôn Đại cho rằng: "Đình làng thật sự phát triển mạnh từ thời Lê và thời Mạc. Đây cũng là thời kỳ ra đời của rất nhiều ngôi đình được đánh giá có kiến trúc độc đáo của Việt Nam. Việc di chuyển một ngôi đình làng rất hiếm gặp, trừ khi đình đặt tại địa điểm có nhiều ngập lụt. Người xưa cũng tùy theo phong thủy để chọn địa điểm làm đình.
Việc di chuyển một ngôi đình sang hướng khác không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là chuyện tâm linh của cả làng. Do vậy, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia về bảo tồn di tích cổ để cố vấn hoặc khuyến cáo cho người dân. Việc tự ý di chuyển hay tự sửa chữa, làm mới sẽ rất dễ làm hỏng di tích".Theo VNE
Tỉnh Cao Bằng công bố di tích quốc gia đặc biệt Tối 6-10, tại Cao Bằng diễn ra lễ công bố di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, khai mạc Chương trình du lịch qua những miền di sản Việt Bắc và công bố Quyết định thị xã Cao Bằng trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Thượng tướng Trần Đại Quang trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Pác...