Định mức biên chế công chức ngành Kế hoạch, đầu tư và Thống kê
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành và biên chế công chức ngành Kế hoạch, đầu tư và Thống kê.
Ảnh minh họa
Dự thảo nêu rõ về định mức biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, đối với Vụ thuộc Bộ và các cơ quan hành chính tương đương không có cấp phòng trực thuộc, định mức biên chế công chức quy định cụ thể như sau:
Vụ trưởng và tương đương 01 biên chế công chức; Phó vụ trưởng và tương đương từ 01 đến 03 biên chế công chức; Công chức tham mưu, giúp việc (tương ứng với vị trí việc làm: nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, đầu tư và Thống kê, chuyên môn dùng chung, hỗ trợ, phục vụ) định biên đảm bảo tổng số biên chế công chức của Vụ đạt tối thiểu 15 biên chế công chức.
Đối với Cục thuộc Bộ, định mức biên chế công chức quy định cụ thể như sau: Cục trưởng 01 biên chế công chức;
Phó cục trưởng: Được bố trí từ 01 đến 03 biên chế công chức cấp phó; trường hợp đặc biệt có thể bố trí số lượng hơn 03 biên chế công chức cấp phó do cấp thẩm quyền quyết định nhưng phải đảm bảo số lượng bình quân biên chế công chức cấp phó các cơ quan, tổ chức hành chính của Bộ không vượt quá 03 biên chế công chức.
Phòng thuộc Cục: Trưởng phòng thuộc Cục 01 biên chế công chức. Phó trưởng phòng thuộc Cục: Phòng thuộc Cục có từ 07 đến 09 biên chế công chức được bố trí 01 biên chế công chức cấp phó; có từ 10 đến 15 biên chế công chức được bố trí không quá 02 biên chế công chức cấp phó; có từ 16 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 biên chế công chức cấp phó…
Định mức biên chế công chức đối với Tổng cục Thống kê
Video đang HOT
Đối với Tổng cục Thống kê, định mức biên chế công chức quy định cụ thể như sau: Tổng Cục trưởng 01 biên chế công chức; Phó tổng cục trưởng được bố trí từ 01 đến 04 biên chế công chức cấp phó;
Đối với Vụ và tương đương thuộc Tổng cục Thống kê: Vụ trưởng và tương đương 01 biên chế công chức;
Phó Vụ trưởng và tương đương: từ 01 đến 03 biên chế công chức; trường hợp đặc biệt có thể bố trí số lượng hơn 03 biên chế công chức do cấp thẩm quyền quyết định (Vụ có từ 15 đến 20 biên chế công chức được bố trí không quá 02 cấp phó; Vụ có trên 20 biên chế công chức được bố trí không quá 03 cấp phó);
Đối với Cục thuộc Tổng cục: Cục trưởng 01 biên chế công chức. Phó Cục trưởng: được bố trí từ 01 đến 02 biên chế công chức cấp phó (riêng Cục Thống kê thành phố Hà Nội và Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh được bố trí từ 01 đến 03 biên chế công chức cấp phó); trường hợp đặc biệt có thể bố trí số lượng hơn 02 biên chế công chức cấp phó do cấp thẩm quyền quyết định nhưng phải đảm bảo số lượng bình quân biên chế công chức cấp phó các cơ quan, tổ chức hành chính của Tổng cục không vượt quá 03 biên chế công chức.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Chính quyền đô thị tại TP.HCM phải là nơi lo cho dân, hướng về người dân
Cơ quan hành chính quận, phường phải mạnh, là nơi lo cho dân, kể cả giải quyết việc làm và an toàn cho người dân, là một bộ máy hướng về người dân, nhanh chóng hơn, kịp thời hơn, thuận lợi hơn.
Thủ tướng chủ trì họp bàn nội dung về xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM và Đà Nẵng - Ảnh: Chinhphu.vn
Đó là yêu cầu được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo các nghị định quy định chi tiết thi hành các nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng chiều ngày 1-3.
Cải cách hành chính và công vụ
Theo các Nghị quyết của Quốc hội, TP.HCM và Đà Nẵng đều tổ chức chính quyền theo một cấp thành phố, tức là quận, phường không có HĐND và UBND quận, phường là cơ quan hành chính.
Nhấn mạnh cần có khuôn khổ pháp lý để tổ chức chính quyền đô thị để đưa vào hoạt động sớm song Thủ tướng lưu ý, tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và Đà Nẵng phải đáp ứng được yêu cầu đặc thù của từng địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương theo quy định pháp luật.
Theo đó, việc đổi mới tổ chức hoạt động của quận, phường cần theo hướng năng động, linh hoạt, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng sự hài lòng người dân và doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện thống nhất chế độ công vụ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước gắn với xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng đô thị văn minh, cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức.
Cơ quan hành chính quận, phường phải mạnh, là nơi lo cho dân, kể cả giải quyết việc làm và an toàn cho người dân. "Đây là một bộ máy hướng về người dân, nhanh chóng hơn, kịp thời hơn, thuận lợi hơn cho người dân", Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nâng cao trách nhiệm trước Đảng, trước dân.
Theo mô hình tổ chức, chính quyền địa phương ở phường thuộc quận không còn là một cấp chính quyền, mà chỉ là cơ quan hành chính.
Do đó, dự thảo Nghị định quy định biên chế công chức làm việc tại UBND phường thuộc biên chế công chức của UBND quận và do quận quản lý, sử dụng. Theo Bộ Nội vụ, các chính sách quản lý sẽ thực hiện như đối với công chức, không làm phát sinh các chế độ, chính sách mới.
Không được lạm quyền
Theo quy định hiện nay, TP.HCM biên chế trung bình khoảng 15,45 người/phường và TP. Đà Nẵng trung bình khoảng 15,2 người/phường. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ cho rằng, việc quy định theo hướng số lượng bình quân biên chế mỗi phường là 15 người (có tính đến tinh giản biên chế) là phù hợp.
Cơ bản thống nhất quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND, Thủ tướng yêu cầu thực hiện chế độ thủ trưởng nhưng không được lạm quyền, phải có giám sát, bàn bạc, thảo luận những vấn đề quan trọng ở phường, quận khi thấy cần thiết. Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng tình quy định công chức làm việc tại phường sẽ thuộc biên chế quận.
Về vấn đề giám sát, Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc, ở đâu có quyền lực thì phải có sự giám sát. Vậy khi không có HĐND quận, phường thì ai giám sát, Thủ tướng cho rằng, vai trò của HĐND thành phố, của Đoàn đại biểu Quốc hội, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng, của quận ủy rất quan trọng.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ sớm hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ xem xét, ban hành để các thành phố kịp thời triển khai tổ chức bộ máy theo mô hình mới, phục vụ công tác bầu cử HĐND các cấp trong tháng 5 tới.
TP. Thủ Đức sẽ có thêm phòng chuyên môn Khoa học và Công nghệ
Với riêng TP. Thủ Đức thuộc TP.HCM được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của quận 2; quận 9 và quận Thủ Đức, với mục tiêu là xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có để trở TP.HCM thành khu vực kinh tế với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của TP. HCM, vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đồng thời, việc nhập 3 quận sẽ giảm số lượng cấp trưởng, cấp phó, các đơn vị hành chính cấp huyện, giảm số lượng các phòng chuyên môn, đồng thời giảm số lượng cấp trưởng, cấp phó của các phòng chuyên môn.
Tuy vậy, Bộ Nội vụ cho hay sẽ có thêm 1 phòng chuyên môn là Phòng Khoa học và Công nghệ phù hợp với mục tiêu xây dựng khu đô thị sáng tạo và yêu cầu thực tiễn của thành phố.
Bộ Giao thông Vận tải đã giao 85% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 Theo tin từ Bộ Giao thông Vận tải, năm 2021, Bộ được Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước 42.995 tỷ đồng. Hiện Bộ đã giao chi tiết hơn 36.536 tỷ đồng (đạt 85%), còn lại 6.459 tỷ đồng tạm thời chưa giao kế hoạch chi tiết do cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để bảo...