‘Định mệnh’ trớ trêu của cụ ông Nhật ‘có thù’ với Olympic
Khi bị giải tỏa lần đầu vì Olympic 1964, cụ Kohei Jinno lấy làm hãnh diện vì đóng góp được cho nước nhà. Nhưng khi bị giải tỏa lần hai ở tuổi 80, ông cụ thay đổi hẳn thái độ.
Cụ Jinno lau mắt khi đến thăm khu phố cũ – Ảnh: REUTERS
“Thật khó để rời đi. Đó là nơi chúng tôi đã sinh sống, lâu nhất trong cuộc đời này”, cụ Jinno tâm sự với Hãng tin Reuters.
Năm 2013, để phục vụ Olympic mùa hè năm 2020, chính quyền Tokyo quyết định giải tỏa khu phố Kasumigaoka có hơn 200 gia đình, nhiều người trong đó là những người thân quen gần nửa cuộc đời với nhà Jinno.
“Thà họ nói vầy đi: Ông ơi, ông được yêu cầu chuyển đi nơi khác, ông hợp tác với chúng tôi nhé. Nhưng không, họ làm theo kiểu: Chúng tôi sắp tổ chức Olympic nên ông cần rời khỏi đây”, ông Jinno nhớ lại chuyện xảy ra năm 2013. Năm đó ông đã 80 tuổi và không còn muốn đi đâu nữa.
Đó là lần thứ hai vợ chồng ông phải chuyển nhà vì Olympic, lần đầu tiên là trước Olympic năm 1964, theo Reuters. Nhà của ông Jinno bị san bằng để nhường chỗ cho một sân vận động và công viên phục vụ Olympic 1964. Cả nhà 4 người dắt nhau ra một căn trọ và sống bằng nghề rửa xe.
Video đang HOT
Chưa đầy 1 năm sau, ông Jinno quyết định dọn tới một khu nhà ở xã hội và mở lại cửa hàng bán thuốc lá.
“Tôi không bao giờ hết người nói chuyện. Tôi kê một cái ghế dài, vừa đủ cho 3 hoặc 4 người ngồi. Tụi nhỏ hay tới tiệm và đem theo bài tập về nhà, đôi lúc tụi nó xin tôi cho lời khuyên vì gặp rắc rối” – cụ Jinno, người hiện đã 88 tuổi, nhớ lại.
Năm 2013 chính quyền Tokyo thông báo giải tỏa khu chung cư, nhưng mãi đến năm 2016 cả nhà ông Jinno mới thực sự rời đi. Cả nhà chuyển đến một khu nhà xã hội khác nhưng cộng đồng cũ thì đã tứ tán, mỗi người một phương.
“Chúng tôi nhận được 170.000 yen (khoảng 1.500 USD). Tôi chỉ biết cười khi nhận tiền. Bao nhiêu đó thì làm được cái gì. Phải 1 triệu yen (khoảng 9.000 USD) mới đủ để chuyển đi”, ông Jinno than thở.
Một quan chức của chính quyền thành phố Tokyo xác nhận 170.000 yen là số tiền đền bù tiêu chuẩn.
“Chúng tôi được đào tạo để lịch sự nhất có thể nhưng với một số người đã sống lâu ở khu phố đó, các quan chức có vẻ rất lạnh lùng”, vị này chia sẻ và đề nghị giấu tên vì không được phép nói chuyện với truyền thông.
Cụ Jinno vẫn thường về khu nhà cũ và so sánh với những bức ảnh ngày xưa – Ảnh: REUTERS
Cuối năm 2018, bà Yasuko, người vợ mà ông Jinno mô tả là “cô đơn và chán nản” sau khi bị giải tỏa nhà 2 lần, qua đời ở tuổi 84. Cụ ông càng trở nên buồn bã và chuyển sang sống cùng con trai nhưng vẫn nhớ về khu phố cũ.
Vài tháng một lần, cụ Jinno lại về thăm chốn xưa, nơi giờ đây đã là một sân vận động hiện đại. Khu nhà cũ của ông trở thành một công viên nhỏ với các biểu tượng của Olympic, nơi du khách thường tạo dáng và chụp ảnh lưu niệm.
Cuộc đời của cụ Jinno như gặp phải một định mệnh trớ trêu mang tên Olympic, theo Reuters. Dù đã bị Olympic làm xáo trộn cuộc sống, cụ Jinno vẫn mong sự kiện sẽ thành công.
Nhưng mỗi khi trở về nhà cũ, nhìn lại hàng cây trên phố, tim ông cụ lại tràn ngập cảm giác nhớ nhung, buồn bã và cô đơn.
Olympic mùa hè 2020 dự kiến diễn ra vào tháng 7 và tháng 8-2020 nhưng do dịch COVID-19, chính quyền Nhật Bản buộc phải dời lại 1 năm.
Đã có nhiều chỉ trích và ý kiến kêu gọi chính phủ hủy bỏ Olympic trong bối cảnh nhiều người chán nản vì những thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra. Những ý kiến này ngày càng nhiều khi số ca mắc COVID-19 mới gia tăng trở lại trong vài tuần trước lễ khai mạc.
Nhật Bản hủy các sự kiện xem Olympic, Paralympic 2020 công cộng
Nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, ngày 19/6, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike thông báo hủy bỏ tất cả các sự kiện theo dõi công cộng Đại hội thể thao Olympic và Paralympic mùa Hè ở thủ đô của Nhật Bản sẽ diễn ra trong tháng 7 tới.
Biểu tượng Olympic tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 14/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trao đổi với báo giới sau cuộc thảo luận với Thủ tướng Suga Yoshihide, bà Koike cho biết một số trong số 6 địa điểm công cộng, vốn dự kiến được sử dụng để tổ chức các sự kiện trình chiếu cho phép công chúng theo dõi các trận thi đấu trong khuôn khổ Olympic và Paralympic dù không trực tiếp đến sân vận động hay nhà thi đấu, sẽ được dùng để triển khai công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Các địa điểm này bao gồm các công viên Yoyogi, Inokashira và Hibiya ở thủ đô.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 khai mạc. Công chúng đang lo ngại về số ca mắc COVID-19 có nguy cơ tăng đột biến do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn còn lây lan mạnh.
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Suga và Thống đốc Koike diễn ra trước cuộc họp trực tuyến của các nhà tổ chức Olympic và Paralympic vào ngày 21/6 tới. Trong cuộc họp này, ban tổ chức sẽ quyết định giới hạn số lượng khán giả được phép dự khán các trận thi đấu.
Sau khi quyết định chấm dứt tình trạng khẩn cấp COVID-19 ở Tokyo và các khu vực khác của Nhật Bản vào ngày 17/6, Thủ tướng Suga đã bày tỏ sự sẵn sàng tổ chức hai sự kiện thể thao lớn này với các biện pháp giới hạn số khán giả. Tại các khu vực đã được dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và các biện pháp phòng dịch trọng điểm, Chính phủ sẽ nâng giới hạn về số lượng khán giả tối đa được phép tới theo dõi trực tiếp các sự kiện thể thao, giải trí quy mô lớn lên 10.000 người, miễn là không vượt quá 50% sức chứa của địa điểm.
Tỉnh lớn của Nhật Bản 'ngã gục' trước dịch Covid-19 Nhiều bệnh viện ở tỉnh Osaka, Nhật Bản đang 'gồng mình' chống lại số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, trong khi các bác sĩ cảnh báo hệ thống y tế đang sụp đổ. Tỉnh Osaka nằm ở phía tây Nhật Bản, nơi sinh sống của khoảng 9 triệu người, đang chịu sự hoành hành từ Covid-19 với số ca tử vong tại đây...