Đỉnh lũ miền Tây thấp hơn mức trung bình gần một mét
Lũ miền Tây đạt đỉnh mấy ngày qua ở mức rất khiêm tốn, thấp hơn cùng kỳ nhiều năm gần một mét, gây khó khăn lớn cho sản xuất của hàng triệu người dân.
Cánh đồng xả lũ ở tỉnh Hậu Giang nước mới về mấy ngày qua nhưng ở mức rất thấp, khan hiếm cá, cua, tôm… Ảnh: Cửu Long
Ngày 22/10, hai đập tràn Tha La và Trà Sư tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang đã xả lũ giúp tháo chua, rửa phèn cho vùng tứ giác Long Xuyên và các tỉnh, thành lân cận. Đây là hai đập tràn điều tiết lũ từ thượng nguồn Campuchia về hạ nguồn cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
“Mỗi ha lúa bình quân chi phí canh tác 15-16 triệu đồng. Nếu không có lũ thì sẽ tăng lên 20-21 triệu đồng mới đủ, chưa kể những tác hại khác về năng suất, chất lượng hàng hóa nông sản, môi trường bị ô nhiễm, đất đai bạc màu…”, nông dân Nguyễn Lợi Đức đang canh tác 100 ha ruộng tại huyện Tri Tôn, An Giang nói.
Trong khi đó, tại vùng trũng Đồng Tháp Mười, thuộc tỉnh Long An, lũ cộng với mưa nhiều ngày qua làm cho mực nước nội đồng lên mức báo động 2-3, hàng nghìn ha lúa xuống giống sớm nằm ngoài vùng đê bao an toàn bị đe dọa. Chính quyền địa phương đã bỏ ra nhiều tỷ đồng gia cố hàng chục km đê bao yếu thấp.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mấy ngày qua, lũ đầu nguồn miền Tây đạt đỉnh ở mức 3,1 m trên sông Tiền tại Tân Châu và hơn 2,8 m trên sông Hậu ở Châu Đốc, cao hơn năm trước 0,4-0,5 m và đang giảm xuống.
“Tuy nhiên, đỉnh lũ năm nay dưới báo động một (3,5 m tại Tân Châu, 3 m ở Châu Đốc) và thấp so trung bình nhiều năm gần một mét”, ông Khương Lê Bình – Giám đốc đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp nói và khẳng định đây là một trong những đợt lũ yếu nhất tại miền Tây nhiều năm qua.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, nhiều năm qua, khi đời sống khấm khá, nhà cửa, đường sá an toàn hơn, dân miền Tây không còn sợ lũ mà là trông lũ đẹp (báo động 2-3) về mang ngoài lượng tôm cá dồi dào, phù sa bồi đắp đồng ruộng, tháo chua rửa phèn, đẩy trôi hóa chất tồn dư từ phân bón thuốc trừ sâu và diệt mầm mệnh…
“Ngoài việc mất lượng lớn phù sa bồi đắp hàng năm, tình trạng sạt lở sẽ phức tạp hơn. Lũ nhỏ đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của hàng triệu người dân miền Tây”, tiến sĩ Lê Anh Tuấn – Phó Viện trường Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) nói.
Cửu Long – Hoàng Nam
Theo VNE
Lũ về miền Tây, nhà nông... sống lại
Ngày 10.10, theo ghi nhận của phóng viên ở vùng đầu nguồn ĐBSCL, mực nước đã phủ trắng nhiều cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong trước đó nhiều ngày. Theo đó, nhiều người dân bơi ghe xuồng len lỏi từ ruộng này sang ruộng khác để giăng câu, thả lưới...
Trong khi đó, theo ngành nông nghiệp và các chuyên gia ĐBSCL, mực nước dâng lên ở ĐBSCL là do tác động của triều cường lên cao và nước từ thượng nguồn đổ về nhiều. Mực nước này có thể xem như là... lũ nhỏ.
Nước tràn đồng, nhưng thủy sản ít ỏi
Ông Anh Phạm Văn Tùng (ngụ ấp Phú Quý, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) cho biết, bản thân ông cứ tưởng năm nay mực nước thấp hơn cùng kỳ năm 2015 nhưng không ngờ mực nước hiện nay không những bằng mà còn cao hơn. Trước tín hiệu vui trên, là người có gần 10 năm làm nghề đánh bắt thủy sản nên ông Tùng rất vui mừng.
Nước ngập trắng đồng, người dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) đặt lọp mưu sinh. Ảnh: H.X
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong nửa đầu tháng 10, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thủy triều và giảm dần về sau. Mực nước cao nhất trong tháng có khả năng xuất hiện tại Tân Châu (An Giang) ở mức 2,90m; tại Châu Đốc là 2,55m (cao hơn chu kỳ năm trước từ 0,20-0,35m).
"Mực nước bắt đầu lên bờ từ cuối tháng 9 đến nay, tuy lên muộn nhưng có còn hơn không. Vợ chồng tôi và bà con sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản nơi đây mừng không thể tả. Bây giờ, mỗi ngày từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa, vợ chồng tôi rong ruổi cùng chiếc xuồng nhỏ bơi vào các cánh đồng để giăng lưới" - ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, cũng do nước lên muộn nên số lượng thủy sản đánh bắt được không còn nhiều như những năm trước đây. "Giăng lưới cá dính ít lắm, mỗi ngày chỉ hơn chục ký, chủ yếu là cá linh, cá chạch. Tiền bán cá chỉ đủ sống và cho con ăn học" - anh Tùng chia sẻ.
Bà Đặng Thị Hà ở ấp Phú Quý, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu thì cho biết, nước lên đã cao hơn cùng kỳ năm trước nên người dân trong xã - nơi được nhiều người biết đến với nghề đánh bắt thuỷ sản nổi tiếng ở ĐBSCL như được... "sống lại".
Theo bà Đặng cho biết, ngoài giăng lưới, giăng câu, bà con nơi đây còn đặt lợp, hái bông điên điển. Tuy nhiên, lượng cá, bông thu được ít. Để tăng thêm thu nhập, thay vì bán với giá rất thấp, gia đình bà Hà tận dụng nguồn ốc, cua... làm thức ăn để nuôi lươn.
Cũng như An Giang, người dân ở các địa phương kế cận như Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang và TP.Cần Thơ đều "vui như mở cờ trong bụng" bởi mực nước đã lên đồng, cảnh tượng mùa lũ đã hiện về trước mắt mặc dù lượng cá có rất ít.
"Vui buồn đều có, vui vì nước đã lên hơn năm rồi nhưng buồn vẫn có bởi cá, tôm không còn như trước nữa. Người dân cố gắng lắm, ở những khu vực trũng, nước ngập sâu cũng chỉ bắt được một ít cá nhỏ đắp đổi qua ngày. Nhớ nhiều năm trước, vào mùa này, nhờ nguồn lợi thuỷ sản mà mà nhiều hộ gia đình sống khỏe trong mấy tháng liền" - ông Lê Văn Hiền, ngụ xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nói.
Chỉ là... lũ nhỏ
Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp nhận định, do mực nước lũ thấp nên diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh liên tục sụt giảm. Ngoài ra, mực nước lũ thấp cũng khiến cho chi phí làm đất xuống giống vụ đông xuân 2016-2017 tăng lên do ít phù sa, nước không đủ ngập để phân hủy xác bã thực vật từ vụ lúa trước. Theo thống kê, ở một số khu vực ngập lũ, mực nước trên nội đồng chỉ ở mức từ 0,3-1,7m, tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi mực nước chưa ngập tới, đặc biệt là Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông.
Theo ông Võ Thành Ngoan - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp, đầu tháng 10, mực nước các nơi trong tỉnh lên theo triều và tác động từ nước thượng nguồn đổ về nhiều. Mực nước đang ở mức cao hơn năm 2015, nhưng vẫn còn thấp hơn trung bình nhiều năm và dao động ở mức báo động cấp I (lũ "đẹp" phải ở mức báo động II đến báo động III).
Cũng theo ông Ngoan, mực nước lũ thấp đã làm cho một bộ phận nông dân các huyện phía Bắc vốn sống bằng nghề đánh bắt cá bị mất mùa. Trước thực trạng trên, Sở NNPTNT đang gấp rút triển khai các giải pháp, phát triển sinh kế bền vững cho người dân bằng cách nhân rộng các mô hình thích ứng mới, có hỗ trợ vốn, kỹ thuật. Đồng thời, đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi để hướng tới chủ động điều tiết nguồn nước, kiểm soát nước để gia tăng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Khi phóng viên hỏi mực nước ở ĐBSCL đang tăng có phải là lũ đã về không, PGS - TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trường Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) cho biết: "Mực nước hiện nay trên các sông có tăng lên do mưa nhiều, mực nước trên thượng nguồn về nhiều hơn vài ngày trước. Đây cũng là một dạng lũ nhưng là lũ nhỏ".
PGS-TS Lê Anh Tuấn cho biết thêm, do lũ nhỏ và về muộn, theo quy luật tự nhiên, nguồn lợi thuỷ sản cũng sẽ rất ít, người dân mưu sinh nhờ vào mùa này cũng sẽ rất khó khăn.
Trao đổi với NTNN, một số nhà khoa học khác cho rằng, mực nước hiện nay được xem là đỉnh trong mùa lũ năm nay và ít có khả năng xảy ra tình huống bất ngờ. Hiện tượng La-Nina được dự báo sẽ diễn ra sau mùa lũ này cũng chưa rõ ràng, nếu có xảy ra cũng sẽ với tần suất nhỏ.
Theo Danviet
Đặc sản miền Tây khan hiếm vì lũ không về Nhiều loại đặc sản mùa nước nổi ở miền Tây như cá linh, bông điên điển, tôm, cá, cua, ốc... đang khan hiếm khi lũ chưa về. Bên căn nhà sàn cặp bờ sông Chung Thăng (nhánh sông Hậu), ông Phan Văn Đon ở xã Phú Hội, huyện đầu nguồn An Phú, tỉnh An Giang ngao ngán: "Lũ năm 2010 nước lên tới...