Đinh lăng Ngọc Hân – thứ rượu được coi là “nhân sâm” đất Việt
Được ví như “ nhân sâm Việt Nam”, củ đinh lăng chứa nhiều thành phần, dưỡng chất quý. Củ đinh lăng khi ngâm rượu, nếu uống lượng vừa phải, điều độ sẽ giúp tăng cường sức khỏe.
Được ví như “nhân sâm Việt Nam”, củ đinh lăng chứa nhiều thành phần, dưỡng chất quý. Củ đinh lăng khi ngâm rượu, nếu uống lượng vừa phải, điều độ sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Với việc tham gia Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang, sản phẩm rượu đinh lăng Ngọc Hân có cơ hội trở thành thành đặc sản An Giang, món quà được ưa chuộng của du khách gần xa.
Nhiều cây đinh lăng trong vườn có thời gian sinh trưởng lâu, bộ rễ khá to
Vườn đinh lăng nơi xứ rẫy
Ở ấp Bình Hưng (xã Bình Long, Châu Phú), đa phần các hộ dân sống bằng nghề canh tác hoa màu liên vụ. Nhờ đất đai màu mỡ, cây phát triển tốt nên giá đất nông nghiệp vùng này khá cao. Giữa những đám rẫy xanh mơn mởn, bỗng mọc lên vườn đinh lăng cao vút, cây lá xen nhau trông rất nổi bật. Người “chơi lạ” là vợ chồng anh Trần Văn Hân và chị Huỳnh Thị Hoàng, chủ Cơ sở rượu đinh lăng Ngọc Hân.
“Thấy chúng tôi trồng đinh lăng, nhiều người trong xóm lời ra tiếng vào, có người còn nói vợ chồng tôi khùng, đất rẫy tốt vậy mà đem trồng loại cây… tào lao. Đến khi thu hoạch củ, thấy được giá trị cây đinh lăng, người ta mới đồng ý là có hiệu quả” – chị Huỳnh Thị Hoàng nhớ lại.
Ở vùng Bình Hưng này, anh Trần Văn Hân là người nấu rượu có tiếng lâu đời, chủ yếu là giao rượu trắng cho các quán nhậu, cửa hàng tạp hóa, đại lý bán lẻ. Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh từ những cơ sở làm rượu không rõ nguồn gốc, cung cấp rượu giá rẻ nên nghề nấu rượu trắng không còn lời nhiều. Năm 2006, thấy phong trào ngâm rượu đinh lăng phát triển, sẵn có người em ở huyện Tịnh Biên có nguồn cung cấp củ đinh lăng, chị Hoàng cùng chồng thử ngâm rượu đinh lăng bán.
“Đầu tiên bán lẻ tại nhà, giao cho các cửa hàng ở gần. Thấy nhu cầu thị trường lớn, vợ chồng tôi quyết định chuyển 600m2 đất sau nhà sang trồng đinh lăng để có nguồn củ tại chỗ. Cơ sở rượu đinh lăng Ngọc Hân cũng ra đời, được đăng ký nhãn hiệu ở Cục Sở hữu trí tuệ, đăng ký và công bố tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định” – chị Hoàng chia sẻ.
Chủ Cơ sở rượu đinh lăng Ngọc Hân cho biết, với cây đinh lăng, khoảng 3-4 năm là đã có thể khai thác củ nhỏ, 7-10 năm là khai thác được củ lớn. Trong vườn nhà chị Hoàng có những cây đinh lăng 20 năm tuổi, bộ rễ nặng đến vài chục kg. Nhờ trồng xen canh nhiều kích cỡ nên gần như cơ sở có nguồn củ đinh lăng thu hoạch quanh năm. Tận dụng 300m2 sau lò rượu, vợ chồng anh Hân, chị Hoàng trồng bon-sai, cây kiểng kết hợp gieo hom cây đinh lăng. Đó là những nhánh cây được chiết từ vườn đinh lăng nhà, bao đất cho cây bén rễ. Khoảng 2 năm sau, khi rễ cây đã lớn, anh chị mang qua vườn trồng lại. “Ai đặt mua cây đinh lăng giống mình cũng bán luôn. Nhờ chiết nhánh cây lớn nên khi đặt xuống đất, bộ rễ phát triển rất nhanh” – chị Hoàng thông tin.
Xây dựng thành đặc sản
Hiện nay, mỗi ngày Cơ sở rượu đinh lăng Ngọc Hân cung cấp ra thị trường khoảng 100 lít rượu, trong đó có 70-80 lít rượu đinh lăng, còn lại là rượu chuối, rượu trắng. Ngoài bán lẻ, giao đại lý, tiệm tạp hóa, các quán trong khu vực, sản phẩm rượu đinh lăng Ngọc Hân còn được cung ứng cho các nhà hàng ở TP. Long Xuyên, Tri Tôn, Tịnh Biên.
Video đang HOT
Do rượu nấu nhà, đinh lăng trồng tại chỗ nên nguồn gốc sản phẩm được kiểm soát tốt. Chị Huỳnh Thị Hoàng đã thuê công ty ở TP. Hồ Chí Minh thiết kế và in nhãn mác; đặt mua chai thủy tinh cũng ở TP. Hồ Chí Minh và tự đóng nắp tại cơ sở nhà. Sản phẩm rượu đinh lăng Ngọc Hân được đưa đi kiểm nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATES3), công nhận không chứa chất độc hại. Rượu đinh lăng Ngọc Hân được chứng nhận là Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh An Giang năm 2014.
Chị Huỳnh Thị Hoàng cho biết, thời gian tới, Cơ sở rượu đinh lăng Ngọc Hân sẽ tăng cường cung ứng sản phẩm ra thị trường, đồng thời xây dựng các kênh bán hàng qua mạng xã hội zalo, facebook, các trang thương mại điện tử. Mới đây, sản phẩm rượu đinh lăng Ngọc Hân đã được Hội đồng đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP huyện Châu Phú thẩm định, chấm điểm đạt yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Phú đang hỗ trợ Cơ sở rượu đinh lăng Ngọc Hân hoàn tất các thủ tục để trình Hội đồng đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP tỉnh An Giang đánh giá, xếp loại sản phẩm rượu đinh lăng Ngọc Hân.
“Nếu được công nhận là sản phẩm OCOP tỉnh An Giang, cơ sở sẽ cho thiết kế lại nhãn mác, chèn logo OCOP vào. Chúng tôi hy vọng sản phẩm rượu đinh lăng Ngọc Hân sẽ trở thành đặc sản của An Giang, món quà cho du khách đặt chân đến tỉnh”- chị Hoàng mong muốn.
Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời'
Thốt nốt là loại cây đặc trưng gắn liền với hình ảnh đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Thật thú vị khi chứng kiến nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' để cho ra loại đường thốt nốt thơm phức, vàng óng.
Đường thốt nốt An Giang vẫn được nấu thủ công nên hấp dẫn du khách
Do đặc thù địa hình thổ nhưỡng, ở An Giang chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên cây thốt nốt sinh sôi phát triển tốt. Tất cả các bộ phận của cây thốt nốt đều được tận dụng từ thân, cho đến lá, hoa, quả để phục vụ cho đời sống hằng ngày.
Cây thốt nốt gắn chặt vớt đời sống người Khmer cũng như cây dừa gắn chặt với người Kinh vậy. Người ta xem đường thốt nốt là đặc sản của địa phương, nhưng đối với người Khmer, đó là món quà quý của đất trời. Những tán đường thốt nốt đã nuôi sống những gia đình người Khmer qua bao thế hệ.
Đường thốt nốt làm từ đâu?
Chuyện kể rằng, để làm ra đường từ cây thốt nốt là một phát hiện tình cờ và trở thành một huyền thoại của người Khmer được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Có một người đàn ông Khmer buổi trưa chăn bò nằm ngả lưng dưới tán cây thốt nốt nghỉ trưa. Đang thiu thiu ngủ thì ông cảm thấy có những giọt nước ngọt lịm trong lành tí tách rơi xuống mặt mình. Tò mò, muốn biết những giọt nước ấy từ đâu xuất hiện, trong khi bầu trời lại không mưa, ông bèn leo lên cây thốt nốt thì phát hiện, những giọt nước rơi xuống ban nãy xuất phát từ đọt hoa thốt nốt bị gãy ngang. Ông bèn dùng ống tre hứng đầy những giọt nước thần kỳ ấy đem về khoe với vợ con.
Do nước thốt nốt để lâu sẽ bị chua không dùng được nên người Khmer mới nghĩ cách chế biến thành rượu và làm đặc lại như đường tán hiện nay.
Ở An Giang nhiều nghề truyền thống đang dần mai một thì nghề nấu đường thốt nốt vẫn tồn tại với thời gian, bởi nhu cầu sử dụng thiết yếu như một món gia vị đặc trưng làm nên linh hồn của các món ăn trong đời sống hằng ngày như làm nước màu cho món cá kho, nấu bánh canh ngọt...
Nghề làm đường thốt nốt không diễn ra quanh năm. Sau lễ Ok Om Bok của người Khmer vào tháng 11, cũng là lúc bắt đầu công việc thu mật đường. Nhưng đến cuối tháng 5, khi An Giang bước vào mùa mưa, thân cây thốt nốt trơn trượt khó leo lên để lấy, mật đường không còn nhiều, cũng là lúc kết thúc mùa làm đường.
Đường thốt nốt được nấu bằng nước tiết ra từ những vết cắt ở bông thốt nốt, chứ không phải từ nước trong trái thốt nốt như nhiều người vẫn nghĩ. Mỗi cây thốt nốt mất 15 năm mới có thể thu hoạch được, một cây chỉ có khoảng 2 - 3 bông cho nước tốt, phần còn lại sẽ chờ thu hoạch trái. Nếu cây cho nước tốt thì mẻ đường sẽ thơm ngon, dễ đánh, màu sắc bắt mắt, dùng để đổ đường tán. Nếu ít nước hoặc nước không trong thì sẽ dùng để nấu đường chảy.
Sống chết với nghề
Với cái nghề "ăn dưới đất, làm trên trời" này đòi hỏi sức khoẻ, sự dẻo dai và khéo léo đến từ những người đàn ông trung niên.
Để lấy được nước về nấu đường, người thợ phải leo lên những thân cây thốt nốt cao vút. Hàng ngày, phải canh thời gian hoa cho nước thích hợp để trèo lên cây lấy nước.
Khi lên đến ngọn cây, người ta cắt đi phần ngọn những cuống hoa, dùng thùng nhựa nhỏ để hứng lấy mật hoa.
Trước đây, người ta dùng ống tre gai, ống to, để hứng nước, bên trong được cho vào một ít vỏ cây sến (một loại thảo dược đặc biệt ở núi Cấm) có tác dụng hạn chế độ lên men, xua đuổi ong và kiến, tăng độ ngọt cho nước thốt nốt. Nhưng sau này, quá trình chuẩn bị rất mất thời gian và tốn nhiều công sức nên được thay thế bằng các thùng nhựa loại nhỏ để nhẹ công mang lên và bên trong được bỏ một ít vôi để làm chậm lại sự lên men của nước thốt nốt.
Sau công đoạn lấy mật đường đầy trở ngại và nguy hiểm, công đoạn nấu đường cũng lắm gian nan. Nước sau khi được lấy về, trong vòng 24 giờ đồng hồ phải thắng đường ngay, để lâu hơn đường sẽ bị chua.
Đường được thắng trên một cái chảo lớn, đặt trên trên một cái lò đất để giữ nhiệt, nấu khoảng 4 giờ đồng hồ để cô đặc lại thành đường chảy.
Với những người thợ nhiều năm kinh nghiệm, chỉ cần nếm qua nước mật đường, họ biết được hàm lượng đường bên trong, để tính toán lượng vôi thêm vào để khử độ chua của đường.
Trong quá trình nấu, người thợ sẽ canh đổ thêm mật đường vào và khuấy đều để tránh bị khét dưới đáy, làm cho đường liên tục được đun sôi đều đặn.
Khi quá trình cô đặc đường kết thúc, chảo sẽ được nhắc ra khỏi lò, khuấy liên tục để có được màu vàng tươi óng ánh đặc trưng của đường thốt nốt.
Tại những lò nấu đường truyền thống, ngoài nước thốt nốt ra hầu như không sử dụng thêm bất kỳ một loại chất phụ gia nào cả.
Khi nguội, những tinh thể đường sẽ kết tinh lại một cách sánh mịn, khi cắn thử sẽ có vị ngọt bùi tan chảy trong miệng. Đường được nấu xong là đường chảy thô sẽ được đem giao cho các cơ sở sản xuất đổ vào khuôn thành đường tán bán trên thị trường như hiện nay.
Cuộc sống và thu nhập của những người làm đường phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên. Những tháng mùa làm đường kết thúc, những người đàn ông trong gia đình phải trông chờ xem có ai gọi đi làm thuê thì mừng, cũng có những ngày cả gia đình không có một đồng thu nhập nào cả. Nhưng bằng tâm huyết và muốn duy trì cái nghề truyền thống đã có từ lâu đời này không muốn nó bị mai một, họ vẫn cứ bám trụ từ đời này sang đời khác, để cái nghề "ăn dưới đất làm trên trời" mãi tồn tại cùng thời gian.
An Giang: Trái chồi mồi - đặc sản rừng phải không cao lương mỹ vị nhưng lại chứa đậm tình quê Mùa mưa đến cũng là lúc cây rừng Bảy Núi đơm bông, kết trái. Với nhiều người, trái cây rừng tuy không cao lương mỹ vị nhưng lại ẩn chứa tình cảm của quê hương, phảng phất một chút tuổi thơ của những ai lớn lên trong cái nắng, cái mưa của vùng Bảy Núi. Bảy Núi những ngày mưa đất trời dịu...