Đinh lăng chữa tắc tia sữa
Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau ăn được ưa thích trong dùng gỏi cá, nem cuốn, đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Đinh lăng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh (ảnh minh họa)
Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Dưới đây là một số bài thuốc có thể tự làm để chữa bệnh từ đinh lăng.
Bồi bổ cho sản phụ: Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở “phích”). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
Chữa tắc tia sữa: Phụ nữ đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Theo BĐVN
Thuốc nam chữa các ngộ độc nhẹ
Nếu bị ngộ độc sắn, nên uống các "vị thuốc" sau: mật mía, nước đường, nước cốt rau má, nước cốt lá sắn dây. Tốt nhất là trộn đều các thứ trên, uống liên tục thay nước.
Video đang HOT
Các ca ngộ độc nặng phải được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. Trường hợp nhẹ có thể dùng các bài thuốc Nam để chữa:
Ngộ độc dứa: Vỏ dứa đã gọt 40 g, cam thảo đất 40 g, rau má 40 g, sắc nước uống. Khi sắc được thuốc, pha thêm vài hạt muối.
Ngộ độc nấm: Trước hết làm cho người bệnh nôn hết thức ăn trong dạ dày bằng cách lùa ngón tay vào họng. Nếu người bệnh còn tỉnh, cho uống thuốc sau:
- Mộc nhĩ hoặc nấm hương 40 g, đậu xanh tán nhỏ 40 g, sắc đặc uống.
- Lá rau khoai lang sống 100 g, giã vắt lấy nước cốt uống.
- Cho uống liên tục nước mía và ăn cháo đậu xanh.
Uông nươc côt la rau khoai lang co thê chưa ngô đôc nâm (nguôn anh: internet)
Ngộ độc rượu: Trước hết dùng các biện pháp gây nôn, sau đó cho uống thuốc.
- Búp lá dong 100 g, giã vắt lấy nước cốt để uống.
- Búp cau non 100 g giã vắt lấy nước cốt để uống.
- Lấy nước cốt rau má cộng nước chanh để uống một bát.
- Lấy nước cốt củ địa liền (100 ml) để uống một lần.
- Kết hợp dùng vôi tôi bôi vào huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân.
Ngộ độc thuốc nói chung
- Nước cốt rau muống uống ngày 2 lần, mỗi lần 200 ml.
- Củ khúc khắc (100 g) sắc đặc ngày uống 2 lần.
Ngộ độc thuốc phiện
- Bông gòn 100 g, đốt thành than, pha với nước lã đun sôi để nguội uống.
Bup la dong chưa ngô đôc rươu (nguôn anh: internet)
Ngộ độc hạt mã tiền
- Gỉ sắt 100 g, tán mịn hòa với nước sôi để nguội, gạn lấy nước trong để uống.
- Nước cốt rau muống sống uống liên tục cho đến khi hết độc.
Ngộ độc thạch tín
Bột của hạt xuyên tiêu 100 g (còn gọi là quả đắng cay, hột sẻn hoặc gọi là cây lưỡng điện châm) trộn với sáp ong vừa đủ để luyện thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g.
Ngộ độc thuốc sâu
Bị nhiễm thuốc sâu trực tiếp hoặc qua rau quả có phun thuốc sâu rửa không sạch khi ăn vào bị ngộ độc. Trước hết, phải gây nôn hết chất độc còn ở trong dạ dày, sau đó cho uống nước chanh và ăn cháo đậu xanh.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Thuốc nam sơ cứu tại chỗ Những tai nạn như: chảy máu, đuối nước, rắn cắn và một loạt các bệnh dịch như: sốt xuất huyết, cảm cúm, đau mắt đỏ thường xảy ra ở những vùng lụt lội của nước ta... Để giúp bà con có thể sơ cứu và chữa các bệnh thông thường, xin giới thiệu một số bài thuốc sau: Cầm máu Nguyên nhân gây...