Định kỳ bao nhiêu km thì bảo dưỡng xe ô tô đúng chuẩn nhất?
Định kỳ bao nhiêu km thì bảo dưỡng xe ô tô đúng chuẩn nhất? Các hãng xe có những định mức bảo dưỡng cho xe mới trong một khoảng thời gian nhất định tầm 3.000 – 5.000 km, hoặc 3 – 6 tháng sử dụng.
Tuy nhiên, nên bảo trì cho xe mới mua vào khoảng tầm 3.000 km hoặc 3 – 4 tháng sử dụng để động cơ xe ô tô được chăm sóc tốt nhất trong thời gian đầu. Mặt khác, với những xe mới mua, lượng dầu và các vụn kim loại có thể gây hại theo thời gian, vì vậy, thay dầu và bảo trì hệ thống dầu sau mỗi 3.000 km cũng có lý do của nó.
Định kỳ bao nhiêu km thì bảo dưỡng xe ô tô đúng chuẩn nhất?
Khi dùng một thời gian mà không bảo dưỡng tốt, xe ô tô của bạn sẽ ngày càng “xuống sức”. Vấn đề bảo dưỡng ô tô như thế nào và lưu ý những gì, hãy tham khảo 10 mốc bảo dưỡng sau.
1. Bảo dưỡng động cơ xe ô tô cho xe mới: 3.000 km/lần: Các hãng xe có những định mức bảo dưỡng cho xe mới trong một khoảng thời gian nhất định tầm 3.000 – 5.000 km, hoặc 3 – 6 tháng sử dụng. Tuy nhiên, nên bảo trì cho xe mới mua vào khoảng tầm 3.000 km hoặc 3 – 4 tháng sử dụng để động cơ xe ô tô được chăm sóc tốt nhất trong thời gian đầu. Mặt khác, với những xe mới mua, lượng dầu và các vụn kim loại có thể gây hại theo thời gian, vì vậy, thay dầu và bảo trì hệ thống dầu sau mỗi 3.000 km cũng có lý do của nó.
Thường khách hàng mang xe đi kiểm tra định kỳ thì xe đã sử dụng một thời gian khá dài, quãng đường đi được khá xa và xe thường báo nhớt (do mỗi lần thay nhớt đều được cài đặt và khi chạy đến số km được cài đặt thì xe báo). Công việc này khá đơn giản, thợ sửa xe nâng xe lên và tháo ốc xả nhớt để xả nhớt động cơ vô thùng nhớt xả cho sạch sau đó tháo lọc nhớt kiểm tra xem độ dơ của lọc.
Thường thì xe sẽ thay lọc sau lần thay nhớt thứ hai (hai lần thay nhớt một lần thay lọc). Sau khi kiểm tra xong và siết lại ốc xả nhớt, xe sẽ được châm đủ số lượng nhớt và chủng loại theo nhà sản xuất, yêu cầu của khách hoặc nhớt ở trung tâm bảo dưỡng.
2. Vệ sinh hệ thống làm mát: 2 – 3 năm/lần: Hệ thống làm mát nên được kiểm tra rò rỉ và hiệu quả hoạt động trong khoảng thời gian được nêu ra bởi hãng xe và phải được vệ sinh sau mỗi 2 – 3 năm. Hệ thống làm mát sau 2 – 3 năm sẽ thải ra một chất độc hại có thể ăn mòn các ống dẫn xả. Vì vậy, chúng ta nên vệ sinh hệ thống làm mát nhằm bảo vệ bình điện cũng như nâng cao hiệu năng của hệ thống làm mát trong xe.
3. Thay dầu và hệ thống lọc dầu lúc bảo dưỡng động cơ xe ô tô: 5.000 – 10.000 km/lần: Tùy vào mỗi dòng xe và hãng xe, cùng với việc lựa chọn dầu nhớt đáng tin cậy, chúng ta có thể ước chừng được khoảng thời gian cần phải nhớt một lần cho xe ô tô của mình. Nhưng với kinh nghiệm của những thợ máy lâu năm trong nghề, việc thay dầu và bảo trì hệ thống lọc dầu khoảng tầm 3 tháng hoặc 5.000 km là tốt nhất.
Video đang HOT
4. Hệ thống dây an toàn: trong khoảng 4 – 5 năm hoặc 80.000 – 100.000km: Hệ thống dây an toàn nên được kiểm tra vào mỗi lần bảo trì tại hãng; tuổi thọ cao nhất cho dây an toàn có thể lên tới 4-5 năm tùy vào cường độ hoạt động hoặc 80.000-100.000km.
5. Thay dầu phanh: khoảng 2 năm/lần: Hệ thống phanh phải được kiểm tra về sự ăn mòn và hiệu năng làm việc theo thời gian quy định của hãng. Tuy nhiên, dầu phanh phải được thay và kiểm tra mỗi 2 năm để đảm bảo thắng xe có thể sử dụng tốt nhất nhằm tránh các tai nạn không đáng có.
6. Hệ thống trợ lực lái điện: 50.000km/lần: Nếu xe của bạn có hệ thống trợ lực điện tay lái, chúng ta cũng phải chắc rằng nó cũng được bảo trì như các hệ thống động cơ khác. Thông thường, các hệ thống trợ lực được vận hành bằng thủy lực. Do đó, vào khoảng tầm 50.000 km hay một mốc thời gian bảo dưỡng nhất định thì chúng ta nên vệ sinh và thay nước nếu cần để có thể gia tăng tuổi thọ và một phần nào gia tăng độ an toàn của xe ô tô.
7. Thay thế bugi với các động cơ xe ô tô: trong khoảng 60.000 – 100.000km: Bugi nên được thay thế trong khoảng 60.000 -100.000 km và khoảng cách này chỉ mang tính tương đối. Với một số loại xe có turbo thì bugi sẽ phải được thay trong tầm 60.000 – 70.000 km, còn với những động cơ bình thường con số này có thể lên tới 100.000 km. Vì vậy, để có thể có lái trong tình trạng tốt nhất, bugi hoạt động tốt luôn là một ưu tiên hàng đầu của mỗi xe ô tô dù cũ hay mới.
8. Thay dầu hộp số sàn khi bảo dưỡng động cơ xe: 50.000 km/lần: Hộp số sàn thường được các hãng xe cung cấp riêng do sự phức tạp trong cấu trúc và cách pha trộn nhiều loại dầu khác nhau. Do đó, khi thay dầu hộp số mỗi 50.000 km chúng ta nên đưa vào hãng để có thể có đúng loại dầu thích hợp. Bởi tính quan trọng của hộp số nên khi để ý thời gian và khoảng cách đã đi sẽ có những chuẩn bị tốt nhất nhằm giúp xe ô tô có tuổi thọ cao hơn.
9. Thay dầu hộp số tự động: trong khoảng 50.000 – 100.000km: Hiện nay, một số hãng xe sử dụng dầu nhớt tổng hợp công nghệ cao nhằm giúp sự hoạt động của hộp số tự động thêm mượt và bền hơn. Các hãng xe cam kết các hộp số ấy không cần phải thay dầu trong khoảng từ 100.000 – 120.000km. Tuy nhiên, với con mắt của các chuyên gia, nên thay dầu hộp số tự động mỗi 70.000 – 80.000km với điều kiện chạy xe bình thường. Trong điều kiện chạy xe khắc nghiệt, nên thay dầu sớm hơn với tầm khoảng 50.000 – 70.000km.
10. Thay thế bộ lọc nhiên liệu trong động cơ xe ô tô: trong khoảng 50.000 – 100.000km: Tùy thuộc vào mỗi hãng xe, chúng ta nên thay bộ lọc nhiên liệu sau mỗi 50.000 – 100.000km. Đây là một bộ phận rất quan trọng nhưng thường bị làm lơ khi đi bảo trì của người lái xe. Những việc hỏng hóc động cơ thông thường cũng có một phần liên quan nếu bộ lọc nhiên liệu bị hư hoặc không hoạt động tốt. Những độc tố và cặn trong xăng có thể làm hao mòn động cơ và dẫn đến những hỏng hóc nặng nếu để lâu dài./.
Xe ô tô cũng như bất kỳ một loại phương tiện hay máy móc nào khác, qua thời gian sử dụng và làm việc chúng đều bị hao mòn các chi tiết, giảm chất lượng chất bôi trơn và các dung dịch của các hệ thống trên xe. Không có gì là bền bỉ mãi mãi và không hư hỏng cả, nhất là đối với ô tô, quá trình làm việc của chúng diễn ra liên tục và khắc nghiệt nên cần đảm bảo sự an toàn, chất lượng trong quá trình hoạt động.
Vì thế sau một thời gian hoạt động, xe sẽ được kiểm tra và bảo dưỡng nhằm đảm bảo độ an toàn, ổn định của các chi tiết máy và giảm sự cố hỏng hóc đồng thời tăng tuổi thọ cho các chi tiết máy và động cơ xe. Các nhà sản xuất đề nghị xe phải thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn và tính ổn định của xe, không những thế, luật pháp quốc gia cũng bắt buộc xe phải kiểm định chất lượng hàng kỳ nhằm đảm bảo an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông và dễ dàng quản lý chất lượng phương tiện.
Theo Muasamxe
7 chi tiết thường bị lãng quên khi bảo dưỡng xe ô tô
Có những chi tiết rất nhỏ bên trong xe, nhưng công năng và tính năng mà chúng đem lại là vô cùng hữu ích và lớn lao mà ít ai nghĩ đến.
1. Bộ phận khóa cửa
Khóa cửa là cơ cấu khóa an toàn để bảo vệ cho tài xế và những người ngồi trên xe, chúng nằm trong áo cửa và bên trong tapi cửa nên hay bị ẩm, nước mưa và bụi vào nhiều, lúc đó sẽ gây ra kẹt khóa hoặc khi đóng phải dùng lực thật mạnh. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của khóa cửa một cách nhanh chóng và có thể gây phiền toái không nhỏ nếu một ngày "đẹp trời" nào đó cửa không còn khóa được nữa.
Khóa cửa là cơ cấu khóa an toàn để bảo vệ cho tài xế và những người ngồi trên xe
2. Bản lề cửa
Bản lề cửa nhìn chung ai cũng nghĩ rằng chúng cũng giống như bản lề cửa nhà mở ra mở vào mãi cũng chẳng sao. Nhưng trên thực tế một số bản lề dùng bạc lót sắt/nhôm hoặc nhựa thì cần phải bôi trơn cho chúng thường xuyên, do quá trình hoạt động và nằm tại vị trí mà nước và bụi thường xuyên bám dính làm cho bản lề bị "sượng" khi đóng/mở, phát ra tiếng kêu, bạc lót lâu ngày bị mòn sẽ làm xệ cửa xe. Do đó, việc bảo trì và bảo dưỡng chi tiết tưởng như nhỏ nhặt này lại có ý nghĩa khá quan trọng.
Bản lề lâu ngày không bảo dưỡng sẽ bị mòn sẽ làm xệ cửa xe
3. Cần ăng-ten
Ở đây chỉ đề cập đến cần ăng-ten dạng ống khớp rút, do được lắp đặt ở ngoài thân xe thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa nên việc vận hành của ăng-ten không được ổn định là chuyện thường nên phải tiến hành bôi trơn để chống kẹt và rỉ sét.
Bảo dưỡng cần ăng - ten thường xuyên để chống kẹt và rỉ sé
4. Ghế ngồi
Ngày nay những chiếc ghế chỉnh điện, sấy điện không còn là xa xỉ trên một ô tô. Thực tế là chúng hay gặp những trục trặc trong quá trình vận hành do hơi ẩm và bụi, bám dính vào đó lâu ngày sẽ khiến nó bị tăng ma sát khi trược dẫn đến hệ thống vận hành bị quá tải, xấu nhất là bị kẹt, gây hư hỏng hệ thống điều khiển.
5. Khóa nắp ca-pô
Khóa nắp ca-pô xe nhìn chung thì ai cũng tưởng rằng chúng chỉ là để khóa và giữ nắp ca-pô. Nhưng mấy ai biết được một khi chúng gặp trục trặc thì đơn giản là sẽ chẳng mở được, gây phiền toái khá nhiều. Hoặc nguy hiểm hơn là nếu cơ cấu khóa này không bám giữ chắc chắn khi xe chạy trên đường cao tốc thì nguy cơ tai nạn nguy hiểm sẽ xảy ra do nắp cốp bị bay lên cao và thậm chí là rớt ra ngoài.
Khi nắp ca - pô gặp trục trặc thì đơn giản là sẽ chẳng mở được nên cần được bảo dưỡng thường xuyên
6. Dây curoa
Thời gian thay dây curoa động cơ khoảng 80.000 km đến 120.000 km. Mặc dù, từng ấy thời gian, nhiều dây curoa động cơ vẫn chưa có dấu hiệu xuống cấp nhưng để đảm bảo an toàn, khi bảo dưỡng bạn cũng nên tiến hành thay mới.
7. Cần gạt mưa
Cần gạt mưa sau thời gian dài sử dụng mà không được bảo dưỡng sẽ bị mòn lưỡi cao su. Như vậy sẽ làm giảm khả năng gạt nước và có thể dẫn tới hiện tượng kính lái bị ố bẩn và xước. Tầm nhìn của lái xe sẽ bị hạn chế chỉ do bộ phận này không được bảo dưỡng.
Theo Cartimes.
Bí quyết dùng điều hòa xe ô tô vừa mát, vừa tiết kiệm xăng Lái xe ô tô dưới trời nắng nóng mà không bật điều hòa thì quả thực là một sự tra tấn kinh khủng nhất. Tuy nhiên, việc mở điều hòa sẽ làm hao tốn không ít xăng của xe bạn. Theo các chuyên gia về xe ô tô, việc sử dụng điều hòa trên xe ô tô quá mạnh sẽ làm hao tổn...