Dính khủng hoảng, Nga sẽ phải cắt giảm ngân sách QP từ 2 đến 3 năm?
Trong khoảng 1 năm trở lại đây, giá dầu thế giới liên tiếp giảm cũng khiến cho kinh tế Nga điêu đứng.
Cựu Bộ trưởng tài chính Nga Alexey Kudrin.
Thông tấn Tass của Nga đưa tin cho biết, một cựu bộ trưởng quan trọng của nước này đã lên tiếng cho biết, Nga sẽ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng trong 2 đến 3 năm tới xuất phát từ hậu quả của nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây.
Theo ông Alexey Kudrin – cựu Bộ trưởng tài chính Nga, ngân sách quốc phòng của Nga sẽ bị cắt giảm trong những năm tới, tuy nhiên, điều này xuất phát từ các cuộc khủng hoảng kinh tế chứ không liên quan gì đến sự can thiệp quân sự của Nga ở nước ngoài cũng như tình hình thay đổi địa chính trị.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Gaida tổ chức ở Moscow, ông Alexey Kudrin nói: Ngân sách giành cho quốc phòng của Nga sẽ bị cắt giảm đáng kể trong 2 đến 3 năm tới nếu tình trạng khủng hoảng vẫn có chiều hướng tiếp diễn.
“ Cắt giảm ngân sách quốc phòng là điều khó tránh. Nhiều người cho rằng tình hình địa chính hiện nay buộc Nga phải đưa ra những quyết định khó khăn. Tôi không cho rằng ngân sách quốc phòng bị cắt giảm là do tình hình địa chính trị thay đổi” – cựu Bộ trưởng tài chính Nga Alexey Kudrin nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngân sách quốc phòng Nga sẽ bị cắt giảm trong 2 đến 3 năm tới?
Ông Alexey Kudrin cho rằng cuộc chiến mà Nga đang tham gia ở Syria không ảnh hưởng quá nhiều đến ngân sách quốc phòng chung.
“Với Nga, tham chiến ở Syria không phải là một gánh nặng quá lớn. Vẫn còn nhiều rủi ro quân sự và chính trị khác ảnh hưởng đến việc bổ sung, chi tiêu ngân sách hơn là vấn đề Syria.
Việc Nga chi tiêu cho viện trợ nhân đạo, hỗ trợ xây dựng và bảo vệ bán đảo Crimea sau cuộc khủng hoảng ở Ucraine chiếm nhiều ngân khố hơn là các chiến dịch quân sự ở Syria” – ông Alexey Kudrin nhấn mạnh.
Trước đó, theo đánh giá của các chuyên gia cũng như thừa nhận của chính quyền Moscow, nền kinh tế của Nga bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ucraine.
Cựu Bộ trưởng tài chính Nga Alexey Kudrin trong một cuộc họp bàn với ông Putin khi còn đương nhiệm.
Trong khoảng 1 năm trở lại đây, giá dầu thế giới liên tiếp giảm cũng khiến cho kinh tế Nga điêu đứng bởi Nga là nước phụ thuộc phần lớn vào việc xuất khẩu dầu mỏ.
Hồi cuối năm 2015, đích thân Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Medvedev và các quan chức cao cấp của nước này đã buộc phải có động thái cắt giảm lương của chính mìnhđể làm gương và thể hiện sự chia sẻ trong bối cảnh khó khăn hiện nay của đất nước.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Quân đội Nga trước nguy cơ 'thắt lưng buộc bụng' vì suy thoái kinh tế
Ngân sách quốc phòng của Nga thuộc dạng "khủng" trong các cường quốc quân sự, tuy nhiên Moscow được cho là đang buộc phải cắt giảm ngân sách này để cân bằng chi tiêu quốc gia.
Nga sẽ thắt lưng buộc bụng, cắt giảm ngân sách quốc phòng vì suy thoái kinh tế? - Ảnh minh họa: Reuters
Trong điều kiện kinh tế như hiện nay, ngân sách quốc phòng của Nga sẽ không thể tránh khỏi việc cắt giảm trong vài ba năm tới, cựu bộ trưởng tài chính Nga Alexey Kudrin nói trong Diễn đàn kinh tế Gaidar tổ chức ở Moscow hôm 13.1, theo TASS.
"Cắt giảm chi tiêu quốc phòng là chuyện không thể tránh được. Nhiều người nói rằng trong tình hình địa chính trị hiện tại, chi tiêu quốc phòng sẽ khó có thể thực hiện... Chúng có thể được hoãn lại cho hai hoặc ba năm. Tôi không thấy có bất kỳ vấn đề nào trong lĩnh vực này và không nghĩ chi tiêu quốc phòng là bất khả xâm phạm", ông Kudrin nói với đài phát thanh News Service của Nga.
"Chi tiêu quốc phòng không phải để tham gia thay đổi tình hình địa phương hay địa chính trị hiện nay mà để tăng cường khả năng phòng thủ của nước Nga trước các mối dọa xung đột tiềm năng", cựu bộ trưởng Kudrin giải thích.
Chính phủ Nga chưa đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng cho ngân sách quốc gia vốn đang teo tóp vì giá dầu thô giảm và cấm vận kinh tế của phương Tây và Mỹ.
Báo cáo hàng năm của chuyên san quốc phòng IHS Jane's về ngân sách quốc phòng của các quốc gia trên thế giới cho biết Nga chi 54,1 tỉ USD cho quân đội trong năm 2015, tăng 21% so với năm trước và gấp 3 lần năm 2007. Nga đứng ở vị trí thứ 5 thế giới về chi tiêu cho quốc phòng sau Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp. Chi tiêu quốc phòng của Nga chiếm 4,3% GDP của nước này.
IHS Jane's nói gia tăng chi tiêu này là do nhiều cuộc tập trận tốn kém trong nước và chiến dịch quân sự ở Syria.
"Trong trung hạn, Syria không phải một gánh nặng siêu hạng", ông Kudrin nói. Theo ông này, chi tiêu ngân sách cho việc sáp nhập Crimea và hỗ trợ cho miền đông Ukraine đáng lo lắng hơn chiến dịch quân sự của Nga ở Syria.
IHS Jane's cũng cho rằng chi tiêu mạnh cho quốc phòng của Nga sẽ không kéo dài. "Cắt giảm là không thể tránh khỏi khi Moscow đang cố gắng giảm thâm hụt ngân sách trong tầm kiểm soát", ông Craig Caffrey, một nhà phân tích của IHSJane's nói trong báo cáo.
Minh Quang
Theo Thanhnien
EU gia hạn trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng: Con dao hai lưỡi Các nhà lãnh đạo EU ngày 21/12, đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, liên quan khủng hoảng Ukraine. Lệnh trừng phạt mới sẽ được áp dụng sau khi các lệnh trừng phạt hiện hành hết hiệu lực vào cuối tháng 1/2016. Động thái trên của Liên minh châu Âu đã ngay...